Việt Nam bị xếp hạng không có tự do Internet trong năm 2024.
Freedom House đánh giá Việt Nam với hơn 100 triệu dân chỉ đạt 22/100 điểm về chỉ số Tự do Internet và bị xếp vào hạng “Không có tự do”.
Đây là năm thứ năm liên tục, từ năm 2020, Việt Nam có điểm về chỉ số Tự do Internet là 22/100, giảm 2 điểm so với năm 2019 là 24/100.
Báo cáo về Tự do Internet vừa được Freedom House công bố hôm 16/10. Báo cáo được thu thập dữ liệu từ ngày 1/6/2023 đến ngày 31/5/2024 ở 72 quốc gia trên thế giới. Với thang điểm 100 về các chỉ số Tự do Internet, các quốc gia này sẽ được xếp thành ba nhóm, bao gồm “Tự do toàn phần, tự do một phần và không có tự do”.
Nhận xét chung, Báo cáo cho biết Quyền tự do Internet vẫn bị hạn chế tại Việt Nam. Chính phủ tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với môi trường trực tuyến. Chính phủ gây sức ép mạnh mẽ lên các doanh nghiệp Internet quốc tế để yêu cầu họ phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm duyệt nội dung và quyền truy cập vào dữ liệu người dùng. Nhiều nhà hoạt động và người dân đã bị trừng phạt bởi các hoạt động trực tuyến của họ, trong khi các cơ quan truyền thông cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phạt tiền.
Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư đảng Việt Tân, một tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam, cho biết nội dung báo cáo này cho thấy Hà Nội, trong năm qua, đã nỗ lực rất nhiều nhằm kiểm duyệt Internet bằng nhiều phương cách khác nhau.
“Đây là lúc Việt Nam phải làm sao để tăng cường đầu tư nước ngoài, phát triển các kỹ nghệ tân tiến nhưng trong bối cảnh mà kiểm duyệt về tự do Internet thì tôi thấy rằng rất khó cho đất nước có thể cất cánh để có được một nền kinh tế trí tuệ.”
Về chỉ số “Rào cản truy cập internet”, Theo báo cáo, tính đến đầu năm 2024, 79,1 phần trăm dân số Việt Nam được truy cập internet, với 100,7 triệu thuê bao điện thoại thông minh. Chính phủ vẫn kiểm soát cơ sở hạ tầng internet, cho phép hạn chế kết nối Internet vì lý do chính trị và an ninh.
Nghị định 72 được ban hành vào năm 2023 buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chặn người dùng cá nhân truy cập Internet nếu họ bị phát hiện đã chia sẻ nội dung bị nhà nước coi là bất hợp pháp. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, chẳng hạn như VNPT hay FPT đều do nhà nước và quân đội sở hữu.
Ngoài ra, theo Reuters, vào năm 2020, các nền tảng như Facebook, Whatsapp hay Instagram đã bị ngắt hoặc làm chậm kết nối với người dùng tại Việt Nam. Quyền truy cập được khôi phục vào đầu tháng 4/2020, sau khi công ty này bị cáo buộc đã đồng ý xóa nhiều nội dung bị cho là “chống nhà nước”.
Báo cáo còn chỉ ra các cách thức mà Hà Nội đã sử dụng để hạn chế nội dung được đăng tải trên không gian mạng. Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một hệ thống lọc nội dung hiệu quả, đặc biệt là nhắm vào các nội dung liên quan đến những người bất đồng chính kiến, ủng hộ nhân quyền và chỉ trích chính phủ.
Các trang web bị gắn nhãn là chỉ trích chính phủ, như Việt Nam Thời báo và Báo Tiếng Dân, Đài Á Châu Tự Do và BBC bằng tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước. Ông Duy cho biết trang Facebook của Việt Tan trong năm qua cũng gặp tình trạng tương tự:
“Những nội dung mà họ chặn nhiều nhất là về thành phần lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, các vụ đốt lò, sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng…”
Cái lý do mà Facebook đưa ra là đưa vi phạm luật địa phương và họ nói là nếu không đồng ý thì có thể kháng cáo với Bộ thông tin của nhà nước Cộng sản Việt Nam, thì cái đó là vấn đề không tưởng.”
Chính phủ Việt Nam đã tích cực thao túng dư luận thông qua lực lượng dư luận viên dày đặc, sẵn sàng tấn công bất cứ quan điểm nào không có lợi cho nhà nước trên không gian mạng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trả tiền quảng cáo trên các trang web hay các kênh mạng xã hội bị cho chống chính phủ sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt.
Hà Nội còn bị đánh giá là đã vi phạm quyền của người sử dụng Internet vì không bảo vệ hợp pháp cho quyền tự do ngôn luận; cơ quan tư pháp không độc lập. Luật An ninh mạng là phương tiện trừng phạt hành chính và cả hình sự những người chỉ trích chính phủ, phát tán thông tin bị cho là sai lệch và phản đối đảng Cộng sản Việt Nam.
Người dùng bị yêu cầu phải xác minh danh tính và chặn các tài khoản chưa được xác minh. Chính phủ Việt Nam đã mở rộng sự giám sát, cho phép các cơ quan chức năng xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Báo cáo cho thấy chính phủ sử dụng các công nghệ giám sát để theo dõi các hoạt động giao tiếp.
Các blogger, nhà hoạt động và người dùng Internet phải đối mặt với tình trạng quấy rối, bị đe dọa về bạo lực thể xác và mất việc làm do các hoạt động trực tuyến của họ. Nhiều nhà hoạt động đã bị buộc tạm lánh hoặc lưu vong ở nước ngoài. (RFA)
October 21, 2024
Báo cáo Tự do Internet 2024: Hà Nội mở rộng sự kiểm soát, tăng cường trừng phạt người dùng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Việt Nam bị xếp hạng không có tự do Internet trong năm 2024.
Freedom House đánh giá Việt Nam với hơn 100 triệu dân chỉ đạt 22/100 điểm về chỉ số Tự do Internet và bị xếp vào hạng “Không có tự do”.
Đây là năm thứ năm liên tục, từ năm 2020, Việt Nam có điểm về chỉ số Tự do Internet là 22/100, giảm 2 điểm so với năm 2019 là 24/100.
Báo cáo về Tự do Internet vừa được Freedom House công bố hôm 16/10. Báo cáo được thu thập dữ liệu từ ngày 1/6/2023 đến ngày 31/5/2024 ở 72 quốc gia trên thế giới. Với thang điểm 100 về các chỉ số Tự do Internet, các quốc gia này sẽ được xếp thành ba nhóm, bao gồm “Tự do toàn phần, tự do một phần và không có tự do”.
Nhận xét chung, Báo cáo cho biết Quyền tự do Internet vẫn bị hạn chế tại Việt Nam. Chính phủ tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với môi trường trực tuyến. Chính phủ gây sức ép mạnh mẽ lên các doanh nghiệp Internet quốc tế để yêu cầu họ phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm duyệt nội dung và quyền truy cập vào dữ liệu người dùng. Nhiều nhà hoạt động và người dân đã bị trừng phạt bởi các hoạt động trực tuyến của họ, trong khi các cơ quan truyền thông cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phạt tiền.
Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư đảng Việt Tân, một tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam, cho biết nội dung báo cáo này cho thấy Hà Nội, trong năm qua, đã nỗ lực rất nhiều nhằm kiểm duyệt Internet bằng nhiều phương cách khác nhau.
“Đây là lúc Việt Nam phải làm sao để tăng cường đầu tư nước ngoài, phát triển các kỹ nghệ tân tiến nhưng trong bối cảnh mà kiểm duyệt về tự do Internet thì tôi thấy rằng rất khó cho đất nước có thể cất cánh để có được một nền kinh tế trí tuệ.”
Về chỉ số “Rào cản truy cập internet”, Theo báo cáo, tính đến đầu năm 2024, 79,1 phần trăm dân số Việt Nam được truy cập internet, với 100,7 triệu thuê bao điện thoại thông minh. Chính phủ vẫn kiểm soát cơ sở hạ tầng internet, cho phép hạn chế kết nối Internet vì lý do chính trị và an ninh.
Nghị định 72 được ban hành vào năm 2023 buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chặn người dùng cá nhân truy cập Internet nếu họ bị phát hiện đã chia sẻ nội dung bị nhà nước coi là bất hợp pháp. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, chẳng hạn như VNPT hay FPT đều do nhà nước và quân đội sở hữu.
Ngoài ra, theo Reuters, vào năm 2020, các nền tảng như Facebook, Whatsapp hay Instagram đã bị ngắt hoặc làm chậm kết nối với người dùng tại Việt Nam. Quyền truy cập được khôi phục vào đầu tháng 4/2020, sau khi công ty này bị cáo buộc đã đồng ý xóa nhiều nội dung bị cho là “chống nhà nước”.
Báo cáo còn chỉ ra các cách thức mà Hà Nội đã sử dụng để hạn chế nội dung được đăng tải trên không gian mạng. Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một hệ thống lọc nội dung hiệu quả, đặc biệt là nhắm vào các nội dung liên quan đến những người bất đồng chính kiến, ủng hộ nhân quyền và chỉ trích chính phủ.
Các trang web bị gắn nhãn là chỉ trích chính phủ, như Việt Nam Thời báo và Báo Tiếng Dân, Đài Á Châu Tự Do và BBC bằng tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước. Ông Duy cho biết trang Facebook của Việt Tan trong năm qua cũng gặp tình trạng tương tự:
“Những nội dung mà họ chặn nhiều nhất là về thành phần lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, các vụ đốt lò, sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng…”
Cái lý do mà Facebook đưa ra là đưa vi phạm luật địa phương và họ nói là nếu không đồng ý thì có thể kháng cáo với Bộ thông tin của nhà nước Cộng sản Việt Nam, thì cái đó là vấn đề không tưởng.”
Chính phủ Việt Nam đã tích cực thao túng dư luận thông qua lực lượng dư luận viên dày đặc, sẵn sàng tấn công bất cứ quan điểm nào không có lợi cho nhà nước trên không gian mạng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trả tiền quảng cáo trên các trang web hay các kênh mạng xã hội bị cho chống chính phủ sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt.
Hà Nội còn bị đánh giá là đã vi phạm quyền của người sử dụng Internet vì không bảo vệ hợp pháp cho quyền tự do ngôn luận; cơ quan tư pháp không độc lập. Luật An ninh mạng là phương tiện trừng phạt hành chính và cả hình sự những người chỉ trích chính phủ, phát tán thông tin bị cho là sai lệch và phản đối đảng Cộng sản Việt Nam.
Người dùng bị yêu cầu phải xác minh danh tính và chặn các tài khoản chưa được xác minh. Chính phủ Việt Nam đã mở rộng sự giám sát, cho phép các cơ quan chức năng xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Báo cáo cho thấy chính phủ sử dụng các công nghệ giám sát để theo dõi các hoạt động giao tiếp.
Các blogger, nhà hoạt động và người dùng Internet phải đối mặt với tình trạng quấy rối, bị đe dọa về bạo lực thể xác và mất việc làm do các hoạt động trực tuyến của họ. Nhiều nhà hoạt động đã bị buộc tạm lánh hoặc lưu vong ở nước ngoài. (RFA)