Lực lượng dân chủ trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế

Dàn bốn lãnh đạo cao nhất hiện nay của Việt Nam trước kỳ họp Quốc hội ngày 21/10/2024 (AFP)

“Tuyên bố kêu gọi cải cách chính trị và nhân quyền” thúc giục Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cải cách chính trị để quốc gia có sự phát triển bền vững và thịnh vượng.

Tuyên bố được các nhân sĩ, trí thức trong nước và hải ngoại đưa ra vào ngày 20/10, sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm có các chuyến làm việc ở Mỹ và Pháp, trong đó có các phát biểu về một “kỷ nguyên vươn mình” của đất nước hay thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Kỹ sư Nguyễn Đại Ngữ ở tiểu bang Utah (Hoa Kỳ), một trong số người khởi xướng, chia sẻ với RFA ngày 22/10:

Đây là lúc mà Việt Nam có thể có chuyển đổi dưới sự lãnh đạo của ông Tổng bí thư Tô Lâm. Chúng tôi mong muốn và yêu cu các nhà lãnh đạo Việt Nam thực hiện những quyền pháđịnh và những điều mà ông Tô Lâm đã gần như chính thức tuyên hứa là sẽ tôn trọng.”

Các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước khẳng định rằng, những phát biểu đổi mới của ông Tô Lâm phải được cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn và cần dựa vào việc tôn trọng, thực thi các quyền căn bản của người dân mới giúp đất nước đi lên.

Tuyên bố yêu cầu trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, thực hiện các cải cách pháp lý cần thiết để phù hợp với những công ước và hiệp ước quốc tế đã ký kết.

Ngoài ra, cũng cần cải cách thể chế chính trị theo chế độ đa nguyên, đa đảng để bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các lực lượng chính trị khác nhau, cùng với việc tổ chức bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế.

Tuyên bố cho rằng, những yêu cầu trên không chỉ là nguyện vọng của người dân mà còn thể hiện trách nhiệm của Đảng Cộng sản và Nhà nước trong việc giữ vững các giá trị nhân quyền đã cam kết.

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, người ký tên vào tuyên bố nhận định:

Tôi hiểu rất rõ là các yêu cầu này không khả thi vì lực lượng dân chủ hiện tại còn quá yếu so với lực lượng độc tài là ĐCSVN. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải liên tục lên tiếng để người dân VN nhìn vào, để ĐCSVN nhìn vào và thấy rằng đối lập luôn tồn tại và chúng tôi tiếp tục công cuộc dân chủ hóa đất nước dù đang ở thế yếu.” (RFA)