Từ trái qua hàng trên cùng: Sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra, các sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương; hàng dưới: sư Thạch Chóp, ba Phật tử là Thạch Nha, Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal
Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF) ngày 19/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho năm nhà sư và bốn phật tử người Khmer Krom trước phiên toà xét xử dự kiến vào hai ngày 26-27/11 tới.
Theo thông báo của Toà án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, sư Thạch Chanh Đa Ra và phật tử Kim Khiêm sẽ bị đưa ra toà xét xử về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, trong khi bốn sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương và Thạch Chóp cùng với ba phật tử là Thạch Nha, Kim Khu và Thạch Ve Sanal bị cáo buộc “bắt, giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự.
Sư Thạch Chanh Đa Ra- từng chủ trì chùa Đại Thọ ở ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, cùng hai ông Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal bị bắt vào ngày 26/3, ông Kim Khu bị bắt ngày 30/3, những người còn lại bị bắt giữ vào ngày 28/3/2024.
Khoảng 1,3 triệu người Khmer Krom hiện đang sống ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Cộng đồng người Khmer Krom thường lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp họ về quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và các quyền của người bản ngữ. Chính phủ Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này.
Trong thông cáo mới đây bằng tiếng Anh, KKF nói những người bị bắt là nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.
Nhắc lại việc chín người không được tiếp cận hỗ trợ pháp lý hoặc quyền được bảo vệ đầy đủ trong suốt quá trình tạm giam, KKF kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Chính phủ Việt Nam phải bảo đảm một phiên toà công bằng và minh bạch cho chín người Khmer Krom.
“Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và tất cả các bên liên quan hãy đứng lên cùng cộng đồng người Khmer và kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả các nhà sư và nhà hoạt động bị giam giữ một cách bất công. Một phiên tòa công bằng phải bao gồm quyền được tiếp cận với đại diện pháp lý, quyền được bào chữa và sự hiện diện của người thân.”
Trong thông cáo, KKF cho biết họ nhận được thông tin chính quyền Việt Nam đã ép buộc người dân Khmer ở địa phương ký các biên bản làm chứng chống lại các nhà sư và người hoạt động và sử dụng các biên bản này hỗ trợ việc kết tội trong phiên toà sắp tới, và chỉ những người ký vào biên bản mới được phép tham dự phiên tòa sắp tới.
Tổ chức này kêu gọi các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế cử đại diện đến quan sát phiên toà, và thúc giục Việt Nam tôn trọng công lý với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Tổ chức này cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt mọi hình thức quấy rối và đe dọa đối với cộng đồng người Khmer Krom, cộng đồng quốc tế có hành động nhanh chóng và quyết đoán để mang lại công lý cho họ.
Từ Italy, ông Trần Xa Rộng- Phó Chủ tịch thứ hai của KKF, nói với RFA trong ngày 21/11:
“Họ (những người sắp bị xét xử- PV) là những người dân bình thường chất phác, chỉ muốn thực hành những gì họ có thể có quy định bởi luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như luật quốc tế.
Những ước mong của người dân chúng tôi là muốn thực hành quyền của người bản địa nhưng họ (phía Việt Nam- PV) lấy tôn giáo lấy chùa chiền để gắn đủ thứ tội.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Thông cáo của KKF nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. (RFA)
November 23, 2024
Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà sư Khmer Krom
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Từ trái qua hàng trên cùng: Sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra, các sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương; hàng dưới: sư Thạch Chóp, ba Phật tử là Thạch Nha, Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal
Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF) ngày 19/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho năm nhà sư và bốn phật tử người Khmer Krom trước phiên toà xét xử dự kiến vào hai ngày 26-27/11 tới.
Theo thông báo của Toà án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, sư Thạch Chanh Đa Ra và phật tử Kim Khiêm sẽ bị đưa ra toà xét xử về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, trong khi bốn sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương và Thạch Chóp cùng với ba phật tử là Thạch Nha, Kim Khu và Thạch Ve Sanal bị cáo buộc “bắt, giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự.
Sư Thạch Chanh Đa Ra- từng chủ trì chùa Đại Thọ ở ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, cùng hai ông Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal bị bắt vào ngày 26/3, ông Kim Khu bị bắt ngày 30/3, những người còn lại bị bắt giữ vào ngày 28/3/2024.
Khoảng 1,3 triệu người Khmer Krom hiện đang sống ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Cộng đồng người Khmer Krom thường lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp họ về quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và các quyền của người bản ngữ. Chính phủ Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này.
Trong thông cáo mới đây bằng tiếng Anh, KKF nói những người bị bắt là nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.
Nhắc lại việc chín người không được tiếp cận hỗ trợ pháp lý hoặc quyền được bảo vệ đầy đủ trong suốt quá trình tạm giam, KKF kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Chính phủ Việt Nam phải bảo đảm một phiên toà công bằng và minh bạch cho chín người Khmer Krom.
“Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và tất cả các bên liên quan hãy đứng lên cùng cộng đồng người Khmer và kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả các nhà sư và nhà hoạt động bị giam giữ một cách bất công. Một phiên tòa công bằng phải bao gồm quyền được tiếp cận với đại diện pháp lý, quyền được bào chữa và sự hiện diện của người thân.”
Trong thông cáo, KKF cho biết họ nhận được thông tin chính quyền Việt Nam đã ép buộc người dân Khmer ở địa phương ký các biên bản làm chứng chống lại các nhà sư và người hoạt động và sử dụng các biên bản này hỗ trợ việc kết tội trong phiên toà sắp tới, và chỉ những người ký vào biên bản mới được phép tham dự phiên tòa sắp tới.
Tổ chức này kêu gọi các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế cử đại diện đến quan sát phiên toà, và thúc giục Việt Nam tôn trọng công lý với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Tổ chức này cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt mọi hình thức quấy rối và đe dọa đối với cộng đồng người Khmer Krom, cộng đồng quốc tế có hành động nhanh chóng và quyết đoán để mang lại công lý cho họ.
Từ Italy, ông Trần Xa Rộng- Phó Chủ tịch thứ hai của KKF, nói với RFA trong ngày 21/11:
“Họ (những người sắp bị xét xử- PV) là những người dân bình thường chất phác, chỉ muốn thực hành những gì họ có thể có quy định bởi luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như luật quốc tế.
Những ước mong của người dân chúng tôi là muốn thực hành quyền của người bản địa nhưng họ (phía Việt Nam- PV) lấy tôn giáo lấy chùa chiền để gắn đủ thứ tội.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Thông cáo của KKF nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. (RFA)