CÂU HỎI của HOA KỲ gửi đến CHÍNH PHỦ VN thông qua UPR 2014

Vietnam-USA

Bản dịch của [rollinglinks]Trang Thiên Long[/rollinglinks] (DTD

  1. Nghĩa vụ quốc tế: Trong năm 2009, Việt Nam đã đồng ý đưa luật báo chí của mình hòa với nghĩa vụ theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận cả trong luật pháp và thực hành.

Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có đồng ý hay không điều chỉnh lại tất cả các luật quốc gia, bao gồm cả những luật thuộc an ninh quốc gia, theo tiêu chuẩn quốc tế và cam kết về nhân quyền, bao gồm cả Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị ICCPR, và Tuyên ngôn Nhân quyền? Việt Nam sẽ trả tự do những công dân đang bị giam giữ vì thực hiện quyền con người của họ?

  1. Hạn chế quá mức đối với hoạt động trên Internet: Chính phủ Việt Nam sử dụng nhiều phương tiện kiểm duyệt nội dung trên Internet và chương trình phát sóng truyền hình.

Việt Nam có cam kết sẽ nới lỏng kiểm soát nội dung trên Internet và các trang web? Việt Nam sẽ đình chỉ thi hành Nghị định 72, theo đó cho phép người sử dụng Internet thực hiện quyền tự do ngôn luận online?

  1. Tự do Tôn giáo: Mặc dù pháp luật bảo vệ tự do tôn giáo, và đã có gia tăng các tổ chức tôn giáo đăng ký, một số quan chức ở cấp địa phương và quốc gia quấy rối và trù dập các cá nhân và nhóm tôn giáo lại thường không bị trừng phạt vì xen vào các hoạt động tôn giáo.

Liệu Việt Nam có cam kết sẽ tạo điều kiện cho đăng ký nhanh chóng các tổ chức tôn giáo tìm kiếm tình trạng như vậy và thiết lập một cơ chế tiếp nhận và điều tra khiếu nại chống lại bất kỳ quan chức nào đã quấy rối hoặc đàn áp bất kỳ thành viên của nhóm tôn giáo hoạt động hợp pháp?

  1. Lao động: Chúng tôi hoan nghênh những thành quả Việt Nam đã đạt được về kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý mối quan tâm liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Pháp luật hiện hành về tổ chức công đoàn đã thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như một thực thể duy nhất.

Chính phủ Việt Nam đã dùng lập pháp và những biện pháp nào khác để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã công nhận về tự do lập hội, thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và việc làm không phân biệt đối xử? Những bước nào mà chính phủ đã thực hiện để thi hành các quy định này?

  1. Điều kiện nhà tù: Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của Việt Nam ký Công ước chống tra tấn trong tháng mười một và mong đợi quốc hội VN phê chuẩn Công ước. Tuy nhiên, điều kiện nhà tù vẫn còn khắc nghiệt, theo các báo cáo đáng tin cậy về hành hạ thân xác và chăm sóc y tế bị từ chối hoặc không đầy đủ, đặc biệt đối với các tù nhân bị kết án theo luật an ninh quốc gia.

Việt Nam sẽ cam kết một thời biểu để đảm bảo rằng tất cả các tù nhân đang bị giam giữ được cư xử một cách nhất quán theo nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như các yêu cầu của Công ước chống tra tấn.

  1. Quyền của Luật sư bào chữa: Theo bộ luật hình sự Việt Nam, luật sư bào chữa có quyền xem xét bằng chứng của chính phủ, quyền tiếp cận khách hàng ở trong tù, và quyền bình đẳng về kỷ thuật và quyền lợi với Viện kiểm sát trong thời gian xét xử. Tuy nhiên , một số luật sư bào chữa, đặc biệt là những luật sư đại diện cho khách hàng bị buộc tội theo quy định của điều luật an ninh quốc gia, đã không thể thực hiện được các quyền này.

Việt Nam có cam kết sẽ đảm bảo rằng các quyền của luật sư bào chữa được thực hiện đầy đủ và tất cả mọi người bị kết án đều được xét xử công bằng theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như pháp luật Việt Nam?

  1. Tiếp cận luật sư để kháng cáo: Hiện nay, bị cáo ở Việt Nam không có quyền đại diện pháp lý để kháng cáo. Trong thực tế, họ không được phép có đại diện pháp lý cho đến khi các bị cáo đã viết đơn kháng cáo và nộp cho Toà phúc thẩm. Quy định này làm cản trở quyền của các bị cáo để có được đầy đủ trợ giúp pháp lý và tư vấn khi tìm cách kháng cáo bản án. Nó không phù hợp không chỉ với Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà còn không phù hợp với các thủ tục đảm bảo tối thiểu được áp dụng trong suốt quá trình xét xử hình sự. Các quyền này bao gồm quyền liên lạc với người tư vấn do bị cáo tự chọn, quyền gặp trực tiếp người bào chữa hay thông qua người trợ giúp pháp lý mà họ lựa chọn, và, trong trường hợp không có tư vấn như vậy, thì cần tạo hình thức trợ giúp pháp lý bất cứ khi nào nhu cầu công lý đòi hỏi.

Việt Nam cam kết sẽ giải quyết khoảng cách thiếu hụt này của quyền tố tụng trong năm nay?

  1. Tự do lập hội: Khả năng tập hợp một cách ôn hòa là một nền tảng quan trọng của đời sống chính trị trong một quốc gia ổn định, nhưng chính quyền Việt Nam đã không nhất quán tôn trọng quyền tự do này, đặc biệt là khi các cá nhân đến với nhau để phản đối vấn đề nhạy cảm. Điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên, đã nhấn mạnh quyền này.

Việt Nam liệu có đưa ra lời mời thăm viếng cho Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Quyền Tự Do tụ họp ôn hòa và quyền lập hội trong năm nay, để đánh giá những nỗ lực của chính phủ trong lĩnh vực này không?

*Xem tiếng Anh tại đây