ĐẠI DIỆN HỘI PNNQVN THAM GIA CƠ CHẾ KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR)

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu tại hội thảo

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu tại hội thảo

PNNQ | 21/5/2014

Ngày 20/5/2014, đại diện Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam – chị Trần Thị Nga đã tham dự hội thảo: “Cơ chế kiểm định định kỳ phổ quát (UPR): Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế” của phái đoàn liên minh châu Âu. Hội thảo diễn ra tại tầng 17 của tòa nhà Pacific Place số 83B Lý Thường Kiệt, trụ sở Đại sứ quán Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam.

Đến tham dự có khoảng 60 đại biểu đến từ các Liên minh Châu Âu Eu, đại sứ quán Mỹ, Canada,Úc…. cùng với các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước như: Hội phụ nữ nhân quyền, Diễn đàn xã hội dân sự, Bầu bí tương thân và Mạng lưới blogger VN.

Mục đích buổi hội thảo hôm nay để chia sẻ kinh nghiệm của Quốc tế về việc thúc đẩy Nhân quyền. Ông mong muốn VN ngày càng phát triển và cải thiện tốt hơn về tình trạng Nhân quyền.

Khoảng 10h30 ngày 20/5/2014 và kết thúc lúc 15h30 phút cùng ngày.

Các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy nhân quyền, giám sát thực thi nhân quyền cũng như sự tương tác của chính phủ và các tổ chức XHDS để cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện Diễn đàn XHDS trình bày thực trạng về môi trường hoạt động của các tổ chức dân sự tại VN, gồm các nhóm chính thức được nhà nước cấp phép và các nhóm không được cấp phép luôn bị chính quyền sách nhiễu, ngăn cản trong mọi hoạt động.

Đại diện cho Mạng lưới Blogger VN chia sẻ những khó khăn trong quyền tự do thông tin và tự do bày tỏ, những người lên tiếng vận động cho Nhân quyền. Đồng thời yêu cầu đòi bãi bỏ những điều luật mơ hồ dùng để kiềm hãm Nhân quyền như điều 79, 88 và 258. Rất nhiều người đã bị bắt, bị đàn áp vì những điều luật này.

Trình bày tại hội thảo chị Trần Thị Nga – đại diện hội PNNQVN đã có ý kiến về vấn đề chị em phụ nữ hoạt động bảo vệ nhân quyền bị công an Việt Nam bắt giữ tùy tiện. Sau đó công an nam, nữ có sắc phục lẫn thường phục vừa cưỡng chế, khám xét cơ thể, vừa quay phim lại những hành động đó. Nhiều người còn bị cởi cả quần áo để khám xét, đặc biệt giới nữ thường bị quấy rối tình dục trong đồn công an.

Vấn đề tra tấn người dân trong đồn công an thì cả nam lẫn nữ đều bị như nhau, đã có rất nhiều người bị đánh chết trong đồn công an. Những người không bị chết, khi ra khỏi đồn công an họ thường bị căng thẳng dẫn đến những hành vi bạo lực do oan ức và bị tra tấn thể xác lẫn tinh thần.

Việt Nam đã tham gia vào Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên sự vi phạm các quyền tự do an toàn thân thể lại bị xâm phạm ngày càng nhiều. Để giảm bớt những hành vi vi phạm trên, cần có biện pháp ngăn chặn sự lạm quyền của ngành công an mới mong hạn chế loại tội phạm này.

Đại diện hội PNNQVN tại hội thảo

Đại diện hội PNNQVN tại hội thảo

Đại diện các nhóm XHDS tại Việt Nam trao thư chung cho Liên Minh Châu Âu và đại sứ các nước.

Đại diện các nhóm XHDS tại Việt Nam trao thư chung cho Liên Minh Châu Âu và đại sứ các nước.

Kết thúc buổi hội thảo, đại diện các nhóm XHDS trao thư chung của 15 tổ chức dân sự độc lập VN đến đại diện Liên minh Châu Âu, Úc, Hoa Kỳ, Canada….. Nội dung thư chung đưa ra 10 chủ đề tổng thể đề nghị các quốc gia thành viên giám sát đặc biệt việc thực thi của chính phủ Việt Nam trong bốn năm tới gồm:

  1. Môi trường xã hội dân sự an toàn và thuận lợi (CH Séc, Canada, Tây Ban Nha)
  2. Thư mời mở cho tất cả các cơ chế đặc biệt của Liên Hợp Quốc thăm viếng (Áo, Hy Lạp, Uruquay)
  3. Quyền được xét xử công bằng, hỗ trợ pháp lý & đối xử bình đẳng (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada)
  4. Cải cách liên quan đến án tử hình (Ý, Vương quốc Anh, Brazil)
  5. Cải cách Bộ Luật Hình sự và các điều khoản an ninh quốc gia như Điều 79, 88 và 258 (Hoa Kỳ, Na Uy, Pháp)
  6. Bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền (Đức, New Zealand, Hungary)
  7. Thông qua và thi hành Công ước Chống Tra tấn (Pháp, Ba Lan, Hoa Kỳ)
  8. Tự do Ngôn luận và Tự do Internet (Thụy Điển, Na Uy, Nhật)
  9. Tự do Hội họp theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Hàn Quốc, Úc, Đức)
  10. Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Ý, Bỉ, Chile)