RFA | 6/10/2014
Việc những thành phần hoạt động và đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục phản đối các chính sách bị cho là lãng phí của nhà cầm quyền và bày tỏ ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ thật sự tại Hong Kong khiến nhà cầm quyền Hà Nội có phản ứng.
Ngay cả dưới cơn mưa tầm tã hàng ngàn sinh viên Hồng Kông vẫn kiên trì và ôn hòa diễu hành đòi dân chủ ngày 30 tháng 9 năm 2014
Đó có phải là lo ngại cố hữu của một nhà nước do một đảng lãnh đạo như Việt Nam hiện nay?
Phản đối bắn pháo hoa
Một số nhà hoạt động tại Việt Nam như cụ Lê Hiền Đức gần đây đưa ra kêu gọi xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa dịp ngày 10 tháng 10 sắp tới tại Hà Nội, hay tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giảng viên Đào Thu Huệ có thư kiến nghị dừng việc bắn pháo hoa đó lại…
10062014-hanoi-fear-of-pp-react
Lời kêu gọi của cụ Lê Hiền Đức cũng như thư kiến nghị của hai vị Đào Thu Huệ và Nguyễn Xuân Diện được nhiều người tán thành đồng ý. Một số người đăng ảnh trên facebook với bảng ghi những dòng chữ như ‘Người dân không cần pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho trẻ em vùng cao…”
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, từ Hải Phong lên tiếng bày tỏ ủng hộ với phản đối không dùng tiền thuế của người dân để bắn pháo hoa vào lúc này:
[pullquote]
Người dân không cần pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho trẻ em vùng cao
Facebook
[/pullquote]
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sa sút như thế này, hằng ngày chúng ta đều thấy rất nhiều những em bé không được đến trường, đặc biệt những em bé ở những vùng sâu- vùng xa; và còn rất nhiều người không có nước sạch để dùng. Doanh nghiệp phá sản rất nhiều, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất lớn.
Nếu như bỏ ra một số tiền ngân sách lớn- mà nói là ngân sách chứ thật ra Nhà nước làm gì có tiền, mà tiền đó là tiền của dân đóng thuế để nuôi đảng, nuôi Nhà nước này, mà lấy số tiền rất nhiều như thế ra để bắn pháo hoa thì nói thẳng đó là một việc làm rất ‘vô lương’ không phù hợp với tình cảnh Việt Nam bây giờ. Thay vào đó là cung cấp nước sạch cho người dân để sử dụng, hoặc đầu tư vào y tế hay giáo dục thì đó là vấn đề thiết thực và phải làm như thế!
Ông Nguyễn Hữu Vinh, một nhà hoạt động và cư dân tại Hà Nội, cũng nói lên quan điểm của bản thân ông về quyết định của cơ quan chức năng cho bắn pháo hoa vào ngày 10 tháng 10 tới đây:
Việc bắn pháo hoa vào những dịp để người dân được chiêm ngưỡng cho vui tươi, lành mạnh về tinh thần, vui vẻ… thì tôi cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên tôi ủng hộ trong tình thế ‘gia cơ để bầu lý trưởng’- đó là cách nói của dân gian tức mình phải biết điều kiện, hoàn cảnh của mình như thế nào để người ta ủng hộ. Không ai có thể ủng hộ gia đình con nhà nghèo mà lại ăn chơi, đua đòi trác táng, hành động kệch cỡm, đua đòi nhố nhăng trong khi nhà cửa rách nát, nợ nần đầm đìa, con cái nheo nhóc đói khổ. Trong khi đó người cầm quyền, người cha- người mẹ không biết con cái mình đang nheo nhóc, khốn khổ như thế nào mà lại lo chuyện ăn chơi, đàng điếm, vui chơi, giải trí. Tôi cho rằng đó là sự nhố nhăng!
[pullquote]Vào ngày chủ nhật 5 tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại VN ra tuyên cáo…với ba điểm cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở của Bắc Kinh[/pullquote]
Ngày 10 tháng 10 được gọi là ngày tiếp quản thủ đô và có khi còn được nói là ngày giải phóng thủ đô Hà Nội; nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là một biến cố lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Ủng hộ Hong Kong
Trong khi lên tiếng về những vấn đề quan trọng của đất nước như thế, các nhà hoạt động tại Việt Nam suốt những ngày qua cũng theo dõi sát sao những diễn biến của phong trào đòi dân chủ tại Hong Kong.
Vào ngày chủ nhật 5 tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ra tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hong Kong và Việt Nam nhân sự kiện sinh viên học sinh Hong Kong biểu tình và bị Bắc Kinh đàn áp.
Tuyên cáo với ba điểm cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở của Bắc Kinh.
Từ tình hình Hong Kong, tuyên cáo kêu gọi giới trẻ hãy biến cảm hứng từ phong trào đấu tranh tại Hong Kong thành nổ lực nâng cao tinh thần dân chủ tại Việt Nam; kêu gọi người dân hãy noi gương các cuộc cách mạng tại những nước khác và kêu gọi nhà cầm quyền không được theo đuôi Trung Quốc, cũng như gắng chặn ngọn gió dân chủ ở Việt Nam.
Yêu cầu không tham gia biểu tình
Trước những thông tin mà truyền thông khắp nơi cả chính thống và trên các trang mạng xạ hội về diễn biến phong trào xuống đường đòi dân chủ tại Hong Kong, cũng như kêu gọi biểu tình chống bắn pháo hoa tại Hà Nội, vào cuối tuần qua một số nhà hoạt động như ông Nguyễn Hữu Vinh bị lực lượng chức năng đến nhà yêu cầu không tham gia biểu tình.
Ông này kể lại và phát biểu của ông đối với những thành phần đến yêu cầu ông như thế:
Tối hôm kia, một đoàn của Phường gồm Mặt trận… đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia…; tôi đã phản ứng lại. Tôi nói giá trị dân chủ là giá trị mà ngay ở đất nước Việt Nam trong quốc hiệu đầu tiên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ đã ghi vào quốc hiệu. Thế mà 70 năm sau những người của Nhà nước đến từng nhà của người dân bảo không nên đi biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nghĩa làm sao? Điều đó là sự nhục mạ đối với những điều đầu tiên đã ghi trên ngay quốc hiệu Việt Nam đầu tiên từ năm 1945.
Những sự việc đó thể hiện sự lúng túng, không nhất quán, và sự hoảng sợ trước biến đổi của phong trào dân chủ trên thế giới, điều này tác động đặc biệt rất lớn đến người dân Việt Nam trong thời gian qua.
Cô Phạm Thanh Nghiên cũng nói về hành xử mà cơ quan chức năng tiến hành với bản thân cô mỗi khi có những sinh hoạt đường phố của người dân nhằm nói lên tiếng nói của họ:
[pullquote]
Tối hôm kia, một đoàn của Phường gồm Mặt trận … đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia
ông Nguyễn Hữu Vinh
[/pullquote]
Đương nhiên họ sợ và bằng mọi cách để ngăn cấm. Vì dụ như tôi, khi Mạng lưới Bloggers Việt Nam khời xướng phong trào chúng tôi muốn biết, và nhiều cá nhân, hội đoàn cả trong và ngoài nước công khai ủng hộ, và dù Mạng lưới Bloggers Việt Nam không kêu gọi xuống đường biểu tình trong những ngày qua và phong trào chúng tôi khởi xướng từ ngày 2 tháng 9, thì vào ngày 24 tháng 9 công an mặc thường phục chốt chặn trước nhà tôi và theo sát tôi. Mấy ngày sau họ rút, nhưng mấy ngày sau thì họ lại đặt chốt canh gác, và hai ngày hôm nay thì không thấy gì cả. Tức việc làm của họ ‘hơi lạ’.
Nhà cầm quyền luôn sợ người dân bày tỏ quan điểm trái chiều với đảng cộng sản; đặc biệt họ rất sợ biểu tình, nhất là những cuộc biểu tình ôn hòa. Tôi chưa nói đến bạo động ở Việt Nam vì hầu như chưa thể nào có bạo động, những cuộc biểu tình đều do những người đấu tranh bất bạo động tổ chức cho dù chỉ là cuộc tập trung vài chục người thôi, họ cũng đã sợ rồi vì họ sợ những người dân khác biết sự thật, mà chúng tôi là những người sẵn sàng nói lên sự thật.
Thực tế lịch sử chứng minh biện pháp trấn áp những tiếng nói đối lập, bất đồng chính kiến dù có hung hăng, mạnh bạo đến đâu cũng không thể che dấu được sự thật mà những đối tượng lên tiếng muốn nêu ra.
October 7, 2014
Hà Nội lo ngại ảnh hưởng phong trào dân chủ từ Hong Kong
by Nhan Quyen • Nguyen Huu Vinh JB, Pham Thanh Nghien
RFA | 6/10/2014
Ngay cả dưới cơn mưa tầm tã hàng ngàn sinh viên Hồng Kông vẫn kiên trì và ôn hòa diễu hành đòi dân chủ ngày 30 tháng 9 năm 2014
Đó có phải là lo ngại cố hữu của một nhà nước do một đảng lãnh đạo như Việt Nam hiện nay?
Phản đối bắn pháo hoa
Một số nhà hoạt động tại Việt Nam như cụ Lê Hiền Đức gần đây đưa ra kêu gọi xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa dịp ngày 10 tháng 10 sắp tới tại Hà Nội, hay tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giảng viên Đào Thu Huệ có thư kiến nghị dừng việc bắn pháo hoa đó lại…
10062014-hanoi-fear-of-pp-react
Lời kêu gọi của cụ Lê Hiền Đức cũng như thư kiến nghị của hai vị Đào Thu Huệ và Nguyễn Xuân Diện được nhiều người tán thành đồng ý. Một số người đăng ảnh trên facebook với bảng ghi những dòng chữ như ‘Người dân không cần pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho trẻ em vùng cao…”
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, từ Hải Phong lên tiếng bày tỏ ủng hộ với phản đối không dùng tiền thuế của người dân để bắn pháo hoa vào lúc này:
[pullquote]
Người dân không cần pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho trẻ em vùng cao
Facebook
[/pullquote]
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sa sút như thế này, hằng ngày chúng ta đều thấy rất nhiều những em bé không được đến trường, đặc biệt những em bé ở những vùng sâu- vùng xa; và còn rất nhiều người không có nước sạch để dùng. Doanh nghiệp phá sản rất nhiều, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất lớn.
Nếu như bỏ ra một số tiền ngân sách lớn- mà nói là ngân sách chứ thật ra Nhà nước làm gì có tiền, mà tiền đó là tiền của dân đóng thuế để nuôi đảng, nuôi Nhà nước này, mà lấy số tiền rất nhiều như thế ra để bắn pháo hoa thì nói thẳng đó là một việc làm rất ‘vô lương’ không phù hợp với tình cảnh Việt Nam bây giờ. Thay vào đó là cung cấp nước sạch cho người dân để sử dụng, hoặc đầu tư vào y tế hay giáo dục thì đó là vấn đề thiết thực và phải làm như thế!
Ông Nguyễn Hữu Vinh, một nhà hoạt động và cư dân tại Hà Nội, cũng nói lên quan điểm của bản thân ông về quyết định của cơ quan chức năng cho bắn pháo hoa vào ngày 10 tháng 10 tới đây:
Việc bắn pháo hoa vào những dịp để người dân được chiêm ngưỡng cho vui tươi, lành mạnh về tinh thần, vui vẻ… thì tôi cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên tôi ủng hộ trong tình thế ‘gia cơ để bầu lý trưởng’- đó là cách nói của dân gian tức mình phải biết điều kiện, hoàn cảnh của mình như thế nào để người ta ủng hộ. Không ai có thể ủng hộ gia đình con nhà nghèo mà lại ăn chơi, đua đòi trác táng, hành động kệch cỡm, đua đòi nhố nhăng trong khi nhà cửa rách nát, nợ nần đầm đìa, con cái nheo nhóc đói khổ. Trong khi đó người cầm quyền, người cha- người mẹ không biết con cái mình đang nheo nhóc, khốn khổ như thế nào mà lại lo chuyện ăn chơi, đàng điếm, vui chơi, giải trí. Tôi cho rằng đó là sự nhố nhăng!
[pullquote]Vào ngày chủ nhật 5 tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại VN ra tuyên cáo…với ba điểm cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở của Bắc Kinh[/pullquote]
Ngày 10 tháng 10 được gọi là ngày tiếp quản thủ đô và có khi còn được nói là ngày giải phóng thủ đô Hà Nội; nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là một biến cố lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Ủng hộ Hong Kong
Trong khi lên tiếng về những vấn đề quan trọng của đất nước như thế, các nhà hoạt động tại Việt Nam suốt những ngày qua cũng theo dõi sát sao những diễn biến của phong trào đòi dân chủ tại Hong Kong.
Vào ngày chủ nhật 5 tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ra tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hong Kong và Việt Nam nhân sự kiện sinh viên học sinh Hong Kong biểu tình và bị Bắc Kinh đàn áp.
Tuyên cáo với ba điểm cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở của Bắc Kinh.
Từ tình hình Hong Kong, tuyên cáo kêu gọi giới trẻ hãy biến cảm hứng từ phong trào đấu tranh tại Hong Kong thành nổ lực nâng cao tinh thần dân chủ tại Việt Nam; kêu gọi người dân hãy noi gương các cuộc cách mạng tại những nước khác và kêu gọi nhà cầm quyền không được theo đuôi Trung Quốc, cũng như gắng chặn ngọn gió dân chủ ở Việt Nam.
Yêu cầu không tham gia biểu tình
Trước những thông tin mà truyền thông khắp nơi cả chính thống và trên các trang mạng xạ hội về diễn biến phong trào xuống đường đòi dân chủ tại Hong Kong, cũng như kêu gọi biểu tình chống bắn pháo hoa tại Hà Nội, vào cuối tuần qua một số nhà hoạt động như ông Nguyễn Hữu Vinh bị lực lượng chức năng đến nhà yêu cầu không tham gia biểu tình.
Ông này kể lại và phát biểu của ông đối với những thành phần đến yêu cầu ông như thế:
Tối hôm kia, một đoàn của Phường gồm Mặt trận… đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia…; tôi đã phản ứng lại. Tôi nói giá trị dân chủ là giá trị mà ngay ở đất nước Việt Nam trong quốc hiệu đầu tiên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ đã ghi vào quốc hiệu. Thế mà 70 năm sau những người của Nhà nước đến từng nhà của người dân bảo không nên đi biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nghĩa làm sao? Điều đó là sự nhục mạ đối với những điều đầu tiên đã ghi trên ngay quốc hiệu Việt Nam đầu tiên từ năm 1945.
Những sự việc đó thể hiện sự lúng túng, không nhất quán, và sự hoảng sợ trước biến đổi của phong trào dân chủ trên thế giới, điều này tác động đặc biệt rất lớn đến người dân Việt Nam trong thời gian qua.
Cô Phạm Thanh Nghiên cũng nói về hành xử mà cơ quan chức năng tiến hành với bản thân cô mỗi khi có những sinh hoạt đường phố của người dân nhằm nói lên tiếng nói của họ:
[pullquote]
Tối hôm kia, một đoàn của Phường gồm Mặt trận … đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia
ông Nguyễn Hữu Vinh
[/pullquote]
Đương nhiên họ sợ và bằng mọi cách để ngăn cấm. Vì dụ như tôi, khi Mạng lưới Bloggers Việt Nam khời xướng phong trào chúng tôi muốn biết, và nhiều cá nhân, hội đoàn cả trong và ngoài nước công khai ủng hộ, và dù Mạng lưới Bloggers Việt Nam không kêu gọi xuống đường biểu tình trong những ngày qua và phong trào chúng tôi khởi xướng từ ngày 2 tháng 9, thì vào ngày 24 tháng 9 công an mặc thường phục chốt chặn trước nhà tôi và theo sát tôi. Mấy ngày sau họ rút, nhưng mấy ngày sau thì họ lại đặt chốt canh gác, và hai ngày hôm nay thì không thấy gì cả. Tức việc làm của họ ‘hơi lạ’.
Nhà cầm quyền luôn sợ người dân bày tỏ quan điểm trái chiều với đảng cộng sản; đặc biệt họ rất sợ biểu tình, nhất là những cuộc biểu tình ôn hòa. Tôi chưa nói đến bạo động ở Việt Nam vì hầu như chưa thể nào có bạo động, những cuộc biểu tình đều do những người đấu tranh bất bạo động tổ chức cho dù chỉ là cuộc tập trung vài chục người thôi, họ cũng đã sợ rồi vì họ sợ những người dân khác biết sự thật, mà chúng tôi là những người sẵn sàng nói lên sự thật.
Thực tế lịch sử chứng minh biện pháp trấn áp những tiếng nói đối lập, bất đồng chính kiến dù có hung hăng, mạnh bạo đến đâu cũng không thể che dấu được sự thật mà những đối tượng lên tiếng muốn nêu ra.