The Nation, ngày 06/6/2016
(người dịch: Vũ Quốc Ngữ)
Nhiều nhóm môi trường cảnh báo lưu vực sông Mekong có thể bị tàn phá hoàn toàn trong vòng mười năm tới.
Sinh thái của sông Mekong có thể bị phá hủy trong vòng mười năm tới nếu các nếu dự án thủy điện dọc theo con sông được phép tiếp tục, nhiều tổ chức phi chính phủ của Thái Lan và Campuchia đã cảnh báo.
Các tổ chức này cũng cảnh báo rằng sẽ rất khó khăn cho những người chịu tác động tiêu cực của các dự án đến môi trường và sinh kế của họ có thể được bồi thường vì sẽ rất khó khăn nếu không phải không thể chỉ ra những tác hại của một dự án cụ thể.
Các tổ chức phi chính phủ thúc giục các chính phủ có liên quan hiểu rõ hơn về tình hình và dành sự quan tâm nhiều hơn về các tác động xuyên biên giới của các dự án thủy điện đã và đang được xây dựng dọc theo con sông Mekong nhằm ngăn chặn hậu quả xấu, những hậu quả có thể gây tổn hại đến cuộc sống của hàng triệu người phụ thuộc vào dòng sông.
Có hai dự án đang được tiến hành- đập Xayaburi và Don Sahong, nằm trên vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Lào. Trong các cuộc biểu tình của những người cư trú dọc theo bờ sông, Pianporn Deetes, điều phối viên Thái Lan của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, kêu gọi chính phủ các nước khu vực sông Mekong tính đến những tác hại thực tế của các dự án tới sự phát triển của dòng sông và con người.
“Tôi không nhìn thấy việc khắc phục sự hủy diệt sinh thái và xã hội trên sông Mekong nếu những người làm chính sách vẫn không quan tâm về tác động của các dự án lớn đó,” Pianporn nói.
Cô cho biết những người làm chính sách chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ có thể nhận được từ các dự án thủy điện trên sông Mekong mà không xem xét đến các tác động sinh thái của dòng sông và sinh kế của người dân.
Cô cho biết việc xây dựng hai đập ở Lào, Pak Bang và Sanakham, sắp tới sẽ được thực hiện. “Việc xây dựng đập không tuân theo quy định,” cô nói.
“Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy sông Mekong bị tàn phá hoàn toàn trong vòng mười năm tới.”
Tek Vannara, giám đốc điều hành của Diễn đàn Phi Chính phủ Campuchia, đã chỉ ra rằng sự yếu kém của Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã dẫn đến việc xây dựng đập một cách không kiểm soát được tại thượng nguồn của sông này.
“Tất cả là về đàm phán quyền lực và chính trị trong MRC, vì vậy họ quá yếu để điều chỉnh vấn đề này một cách đúng đắn. Nếu họ thực sự mạnh, họ sẽ không để việc xây các đập như đập Don Sahong”, Vannara nói.
Ông nói rằng nếu các nước đại diện trong MRC muốn xây dựng một con đập trên các nhánh chính của sông Mekong, họ có nghĩa vụ phải tiến hành các thủ tục thích hợp để thông báo và tham vấn trước, nhưng việc xây dựng đập Don Sahong được bắt đầu mà không tham khảo ý kiến với MRC.
“Các nước trong khu vực sông Mekong phải bắt đầu các cuộc thảo luận về tác động của các đập này”, ông nói. “Những lý do mà những người xây đập sử dụng để xây dựng các đập thủy điện ở nước họ không nên được sử dụng nữa, bởi vì chúng ta đang ở trên cùng một dòng sông và dòng sông thuộc về tất cả mọi người.
“Chúng tôi đang cố gắng làm cho chính phủ [Campuchia] thấy rằng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sinh khối và năng lượng gió có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn các đập thủy điện và chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho người dân địa phương để họ có thể nói lên tiếng nói của họ trong việc chống lại các dự án tàn phá thiên nhiên.”
Pianporn thêm rằng sẽ rất khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng trong việc đòi bồi thường.
“Các đập này được sở hữu bởi các công ty tư nhân, không phải là quốc gia, vì vậy chính phủ sẽ từ chối trách nhiệm đối với các tác động gây ra bởi các đập thủy điện và cái giá của các tác động tàn phá đối với các hệ sinh thái và sinh kế của người dân sẽ đổ lên đầu người dân,”cô nói.
Nguồn: Mekong dam projects ‘could destroy livelihoods, ecology’
June 15, 2016
Các dự án thủy điện trên sông Mekong “có thể tàn phá đời sống dân cư, sinh thái”
by Nhan Quyen • [Human Rights]
The Nation, ngày 06/6/2016
(người dịch: Vũ Quốc Ngữ)
Nhiều nhóm môi trường cảnh báo lưu vực sông Mekong có thể bị tàn phá hoàn toàn trong vòng mười năm tới.
Sinh thái của sông Mekong có thể bị phá hủy trong vòng mười năm tới nếu các nếu dự án thủy điện dọc theo con sông được phép tiếp tục, nhiều tổ chức phi chính phủ của Thái Lan và Campuchia đã cảnh báo.
Các tổ chức này cũng cảnh báo rằng sẽ rất khó khăn cho những người chịu tác động tiêu cực của các dự án đến môi trường và sinh kế của họ có thể được bồi thường vì sẽ rất khó khăn nếu không phải không thể chỉ ra những tác hại của một dự án cụ thể.
Các tổ chức phi chính phủ thúc giục các chính phủ có liên quan hiểu rõ hơn về tình hình và dành sự quan tâm nhiều hơn về các tác động xuyên biên giới của các dự án thủy điện đã và đang được xây dựng dọc theo con sông Mekong nhằm ngăn chặn hậu quả xấu, những hậu quả có thể gây tổn hại đến cuộc sống của hàng triệu người phụ thuộc vào dòng sông.
Có hai dự án đang được tiến hành- đập Xayaburi và Don Sahong, nằm trên vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Lào. Trong các cuộc biểu tình của những người cư trú dọc theo bờ sông, Pianporn Deetes, điều phối viên Thái Lan của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, kêu gọi chính phủ các nước khu vực sông Mekong tính đến những tác hại thực tế của các dự án tới sự phát triển của dòng sông và con người.
“Tôi không nhìn thấy việc khắc phục sự hủy diệt sinh thái và xã hội trên sông Mekong nếu những người làm chính sách vẫn không quan tâm về tác động của các dự án lớn đó,” Pianporn nói.
Cô cho biết những người làm chính sách chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ có thể nhận được từ các dự án thủy điện trên sông Mekong mà không xem xét đến các tác động sinh thái của dòng sông và sinh kế của người dân.
Cô cho biết việc xây dựng hai đập ở Lào, Pak Bang và Sanakham, sắp tới sẽ được thực hiện. “Việc xây dựng đập không tuân theo quy định,” cô nói.
“Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy sông Mekong bị tàn phá hoàn toàn trong vòng mười năm tới.”
Tek Vannara, giám đốc điều hành của Diễn đàn Phi Chính phủ Campuchia, đã chỉ ra rằng sự yếu kém của Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã dẫn đến việc xây dựng đập một cách không kiểm soát được tại thượng nguồn của sông này.
“Tất cả là về đàm phán quyền lực và chính trị trong MRC, vì vậy họ quá yếu để điều chỉnh vấn đề này một cách đúng đắn. Nếu họ thực sự mạnh, họ sẽ không để việc xây các đập như đập Don Sahong”, Vannara nói.
Ông nói rằng nếu các nước đại diện trong MRC muốn xây dựng một con đập trên các nhánh chính của sông Mekong, họ có nghĩa vụ phải tiến hành các thủ tục thích hợp để thông báo và tham vấn trước, nhưng việc xây dựng đập Don Sahong được bắt đầu mà không tham khảo ý kiến với MRC.
“Các nước trong khu vực sông Mekong phải bắt đầu các cuộc thảo luận về tác động của các đập này”, ông nói. “Những lý do mà những người xây đập sử dụng để xây dựng các đập thủy điện ở nước họ không nên được sử dụng nữa, bởi vì chúng ta đang ở trên cùng một dòng sông và dòng sông thuộc về tất cả mọi người.
“Chúng tôi đang cố gắng làm cho chính phủ [Campuchia] thấy rằng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sinh khối và năng lượng gió có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn các đập thủy điện và chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho người dân địa phương để họ có thể nói lên tiếng nói của họ trong việc chống lại các dự án tàn phá thiên nhiên.”
Pianporn thêm rằng sẽ rất khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng trong việc đòi bồi thường.
“Các đập này được sở hữu bởi các công ty tư nhân, không phải là quốc gia, vì vậy chính phủ sẽ từ chối trách nhiệm đối với các tác động gây ra bởi các đập thủy điện và cái giá của các tác động tàn phá đối với các hệ sinh thái và sinh kế của người dân sẽ đổ lên đầu người dân,”cô nói.
Nguồn: Mekong dam projects ‘could destroy livelihoods, ecology’