SBTN | 16-06-2016
Ba người Mỹ gốc Việt đã soạn một thỉnh nguyện thư đưa lên mạng xin chữ ký của người Việt cũng như người Mỹ, nhằm yêu cầu Cơ Quan Thực Dược Phẩm FDA của Hoa Kỳ kiểm nghiệm hải sản từ Việt Nam.
Hành động của ba cư dân tiểu bang California gồm dược sĩ Christina Cao, Joe Long và kỹ sư hóa học Đỗ Thành Công đang gây tranh cãi trong dư luận Việt Nam hải ngoại cũng như trong nước. Ông Công, một nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, cũng là người soạn thảo văn bản này, nói với đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Tư 15 tháng 6 rằng trong tình hình nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục im lặng, thì nạn nhân của hải sản nhiễm độc trước hết là người trong nước, rồi đến người Việt hải ngoại. Ông Công cho rằng nếu không làm gì cả, thì ngư dân Việt Nam cũng không thể đánh bắt cá, vì không thể tiêu thụ những con cá bị nhiễm độc. Theo ông Công, thỉnh nguyện thư gửi cho FDA và Bộ Y Tế Hoa Kỳ có tác dụng buộc Hà Nội phải lên tiếng về thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, kế hoạch của nhóm ông Đỗ Thành Công gặp phải sự phản ứng của một số chuyên gia trong và ngoài nước. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính Sách Và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, nói với RFA rằng một hành động như vậy sẽ khiến cho người bị thiệt hại đầu tiên là ngư dân Việt Nam. RFA cũng dẫn lời ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế từ Hoa Kỳ về Việt Nam làm việc từ nhiều năm qua, nói rằng việc tẩy chay hàng hóa Việt Nam sẽ làm cho ngư dân Việt Nam khổ sở thêm, và kinh tế Việt Nam từ đó sẽ gặp trở ngại cho sự phát triển.
Huy Lam / SBTN
June 16, 2016
Ba người Việt ở California yêu cầu FDA kiểm nghiệm hải sản từ Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
SBTN | 16-06-2016
Ba người Mỹ gốc Việt đã soạn một thỉnh nguyện thư đưa lên mạng xin chữ ký của người Việt cũng như người Mỹ, nhằm yêu cầu Cơ Quan Thực Dược Phẩm FDA của Hoa Kỳ kiểm nghiệm hải sản từ Việt Nam.
Hành động của ba cư dân tiểu bang California gồm dược sĩ Christina Cao, Joe Long và kỹ sư hóa học Đỗ Thành Công đang gây tranh cãi trong dư luận Việt Nam hải ngoại cũng như trong nước. Ông Công, một nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, cũng là người soạn thảo văn bản này, nói với đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Tư 15 tháng 6 rằng trong tình hình nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục im lặng, thì nạn nhân của hải sản nhiễm độc trước hết là người trong nước, rồi đến người Việt hải ngoại. Ông Công cho rằng nếu không làm gì cả, thì ngư dân Việt Nam cũng không thể đánh bắt cá, vì không thể tiêu thụ những con cá bị nhiễm độc. Theo ông Công, thỉnh nguyện thư gửi cho FDA và Bộ Y Tế Hoa Kỳ có tác dụng buộc Hà Nội phải lên tiếng về thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, kế hoạch của nhóm ông Đỗ Thành Công gặp phải sự phản ứng của một số chuyên gia trong và ngoài nước. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính Sách Và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, nói với RFA rằng một hành động như vậy sẽ khiến cho người bị thiệt hại đầu tiên là ngư dân Việt Nam. RFA cũng dẫn lời ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế từ Hoa Kỳ về Việt Nam làm việc từ nhiều năm qua, nói rằng việc tẩy chay hàng hóa Việt Nam sẽ làm cho ngư dân Việt Nam khổ sở thêm, và kinh tế Việt Nam từ đó sẽ gặp trở ngại cho sự phát triển.
Huy Lam / SBTN