Một phần nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015.
AFP PHOTO
RFA | 30-06-2016
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng gấp 30 lần sau gần 3 thập niên, từ mức chỉ có 6,3 tỷ USD năm 1989 lên mức 186 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên mặt trái của phát triển bằng mọi giá, đã đặt Việt Nam vào câu chuyện thảm họa ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà đã thực sự xảy ra.
Phớt lờ ý kiến người dân
Làm thế nào vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường là một câu chuyện khó. Nhưng ở một đất nước mà chính quyền sáng suốt và người dân có nhận thức tốt, thì vẫn có khả năng giảm thiểu những tác động xấu đến một giới hạn nào đó.
TS Nguyễn Quang A, nhà phản biện xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội phát biểu:
Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…
“Nhà nước có những nhiệm vụ không phải là quá nhiều, thí dụ như là có những biện pháp bảo vệ môi trường, đấy là việc quan trọng bậc nhất, rồi giữ niềm tin của người dân vào hệ thống nhà nước, nhiều dịch vụ khác nữa… rất đáng tiếc là nhà nước VN đã không làm được những nhiệm vụ cơ bản đấy. Và việc đánh đổi tăng trưởng với môi trường, thì thực sự các chuyên gia trong ngoài nước cũng đã nhắc đến từ lâu, cảnh báo với họ từ lâu, ít nhất từ đợt lấy kiến nghị phản đối bauxite Tây Nguyên và liên tục sau đó đã có rất nhiều tiếng nói. Rất đáng tiếc, bởi vì không phải một chế độ dân chủ nên người ta phớt lờ những ý kiến đó của người dân…”
Giữa lúc thảm họa cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung chưa khắc phục được, lại là lúc có thêm báo động về dự án nhà máy giấy Lee & Man của Hong Kong Trung Quốc sắp hoạt động vào tháng 8/2016. Nhà máy này có thể bức tử sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thiết lập ở tỉnh Hậu Giang, nhà máy giấy Lee & Man có công suất 330.000 tấn bột giấy/năm và 420.000 tấn giấy cứng làm bao bì mỗi năm. Với sản lượng dự kiến vừa nói, nhà máy sẽ phải thải ra 28.500 tấn xút một năm, xút là hóa chất cần thiết trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu làm bột giấy, đặc biệt từ rác thải tái chế. Vấn đề xử lý chất thải, nước thải sẽ là những câu hỏi lớn đối với nhà máy Lee & Man. Đây là một dự án nhiều nghi vấn, vì về nguyên tắc trong qui hoạch tổng thể do Thủ tướng phê duyệt, thì không qui hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang, ngoài ra Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Cá nuôi lồng chết hàng loạt trên sông Bưởi, Thanh Hóa.
Nhiều sự kiện ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở Việt Nam điển hình như vụ nhà máy bột ngọt Vedan bức tử sông Thị Vải, gây sôi nổi dư luận năm 2008. Một thí dụ khác là cuộc biểu tình tạo tường lửa, chặn Quốc lộ 1 ngang qua huyện Tuy Phong Bình Thuận vào tháng 4 năm 2015. Người dân địa phương đã mạnh mẽ phản ứng việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xả bụi xỉ tro làm ô nhiễm không khí ở địa phương. Đâu đó là thông tin cá chết trắng sông ở những vùng nuôi lồng bè, bởi vì hai bên bờ sông có nhà máy sản xuất đường, nhà máy dệt nhuộm. Những nơi này đã xả thải chưa qua xử lý ra sông làm ô nhiễm môi trường…Thí dụ như chuyện làng cá trên sông La Ngà Đồng Nai hay sông Bưởi Thanh Hóa chẳng hạn.
Làm thế nào để có thể giảm thiểu những vi phạm ô nhiễm môi trường trong hoạt động động sản xuất kinh tế. Khi thảm họa cá chết xảy ra với xuất phát ban đầu từ khu vực nhà máy luyện thép Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội từng nhận định:
“Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…”
Tham nhũng tạo kẽ hở
Được biết những dự án của nhà đầu tư nước ngoài thường nổi bật về vốn đầu tư lớn, sản xuất lớn, thu dụng nhiều lao động. Thí dụ khu liên hợp gang thép Formosa công suất 22 triệu tấn năm cùng nhà máy nhiệt địện và Cảng nước sâu Sơn Dương Hà Tĩnh có vốn giai đoạn đầu đã hơn 10 tỷ USD. Hà Tĩnh được sự chấp thuận của Trung ương đã dành rất nhiều ưu đãi cho tập đoàn Đài Loan, như quyền sử dụng 3.300 ha diện tích đất và mặt nước trong thời hạn 70 năm, vượt thông lệ qui định không quá 50 năm. Sự ưu đãi quá mức dẫn tới những dễ dãi hoặc quản lý tắc trách về vấn đề giám sát hệ thống xử lý nước thải và hoạt động thực tế.
Đây là câu chuyện phổ biến ở Việt Nam, khi các tỉnh thành trải thảm đỏ ưu đãi đầu tư nước ngoài. Mục đích để tăng GDP cho địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó là chuyện lại quả phần trăm, vấn đề tham nhũng có thể tạo ra những kẽ hở trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Qua vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi từ vụ bauxite Tây nguyên… hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt, nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó… rất đáng tiếc những hậu quả ấy nay đã hiển hiện lên rồi.”
Không cần là chuyên gia kinh tế hay giới chức chính quyền, những người bình thường, sinh viên học sinh cũng có thể nhận thức được rằng, là nước nghèo đang phát triển, Việt Nam có chủ trương mở rộng cửa đầu tư. Ngoài giá lao động rẻ, chính quyền dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi, như đất đai, miễn giảm thuế trong thời gian nhất định và đặc biệt sự dễ dãi để nhà đầu tư giảm bớt chi phí xử lý môi trường.
Ngay khi sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung diễn ra trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã từ Hà Nội phát biểu:
“Việt Nam muốn phát triển, muốn sự hỗ trợ của các nước để phát triển nhanh hơn nhưng không thể bằng cách hủy hoại môi trường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng giống nòi người Việt Nam.”
Theo giới phản biện, hậu quả ô nhiễm môi trường qua những vụ điển hình như Vedan bức tử sông Thị Vải năm 2008, hay thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung xuất phát từ khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh 2016, hoặc từ vô vàn các dự án kinh tế khác, chính là hệ quả của chính sách phát triển kinh tế nóng vội thiếu bền vững trong 30 năm qua tại Việt Nam.
Nam Nguyên
July 1, 2016
Mặt trái của phát triển bằng mọi giá
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một phần nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015.
AFP PHOTO
RFA | 30-06-2016
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng gấp 30 lần sau gần 3 thập niên, từ mức chỉ có 6,3 tỷ USD năm 1989 lên mức 186 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên mặt trái của phát triển bằng mọi giá, đã đặt Việt Nam vào câu chuyện thảm họa ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà đã thực sự xảy ra.
Phớt lờ ý kiến người dân
Làm thế nào vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường là một câu chuyện khó. Nhưng ở một đất nước mà chính quyền sáng suốt và người dân có nhận thức tốt, thì vẫn có khả năng giảm thiểu những tác động xấu đến một giới hạn nào đó.
TS Nguyễn Quang A, nhà phản biện xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội phát biểu:
Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…
“Nhà nước có những nhiệm vụ không phải là quá nhiều, thí dụ như là có những biện pháp bảo vệ môi trường, đấy là việc quan trọng bậc nhất, rồi giữ niềm tin của người dân vào hệ thống nhà nước, nhiều dịch vụ khác nữa… rất đáng tiếc là nhà nước VN đã không làm được những nhiệm vụ cơ bản đấy. Và việc đánh đổi tăng trưởng với môi trường, thì thực sự các chuyên gia trong ngoài nước cũng đã nhắc đến từ lâu, cảnh báo với họ từ lâu, ít nhất từ đợt lấy kiến nghị phản đối bauxite Tây Nguyên và liên tục sau đó đã có rất nhiều tiếng nói. Rất đáng tiếc, bởi vì không phải một chế độ dân chủ nên người ta phớt lờ những ý kiến đó của người dân…”
Giữa lúc thảm họa cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung chưa khắc phục được, lại là lúc có thêm báo động về dự án nhà máy giấy Lee & Man của Hong Kong Trung Quốc sắp hoạt động vào tháng 8/2016. Nhà máy này có thể bức tử sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thiết lập ở tỉnh Hậu Giang, nhà máy giấy Lee & Man có công suất 330.000 tấn bột giấy/năm và 420.000 tấn giấy cứng làm bao bì mỗi năm. Với sản lượng dự kiến vừa nói, nhà máy sẽ phải thải ra 28.500 tấn xút một năm, xút là hóa chất cần thiết trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu làm bột giấy, đặc biệt từ rác thải tái chế. Vấn đề xử lý chất thải, nước thải sẽ là những câu hỏi lớn đối với nhà máy Lee & Man. Đây là một dự án nhiều nghi vấn, vì về nguyên tắc trong qui hoạch tổng thể do Thủ tướng phê duyệt, thì không qui hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang, ngoài ra Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Cá nuôi lồng chết hàng loạt trên sông Bưởi, Thanh Hóa.
Nhiều sự kiện ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở Việt Nam điển hình như vụ nhà máy bột ngọt Vedan bức tử sông Thị Vải, gây sôi nổi dư luận năm 2008. Một thí dụ khác là cuộc biểu tình tạo tường lửa, chặn Quốc lộ 1 ngang qua huyện Tuy Phong Bình Thuận vào tháng 4 năm 2015. Người dân địa phương đã mạnh mẽ phản ứng việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xả bụi xỉ tro làm ô nhiễm không khí ở địa phương. Đâu đó là thông tin cá chết trắng sông ở những vùng nuôi lồng bè, bởi vì hai bên bờ sông có nhà máy sản xuất đường, nhà máy dệt nhuộm. Những nơi này đã xả thải chưa qua xử lý ra sông làm ô nhiễm môi trường…Thí dụ như chuyện làng cá trên sông La Ngà Đồng Nai hay sông Bưởi Thanh Hóa chẳng hạn.
Làm thế nào để có thể giảm thiểu những vi phạm ô nhiễm môi trường trong hoạt động động sản xuất kinh tế. Khi thảm họa cá chết xảy ra với xuất phát ban đầu từ khu vực nhà máy luyện thép Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội từng nhận định:
“Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…”
Tham nhũng tạo kẽ hở
Được biết những dự án của nhà đầu tư nước ngoài thường nổi bật về vốn đầu tư lớn, sản xuất lớn, thu dụng nhiều lao động. Thí dụ khu liên hợp gang thép Formosa công suất 22 triệu tấn năm cùng nhà máy nhiệt địện và Cảng nước sâu Sơn Dương Hà Tĩnh có vốn giai đoạn đầu đã hơn 10 tỷ USD. Hà Tĩnh được sự chấp thuận của Trung ương đã dành rất nhiều ưu đãi cho tập đoàn Đài Loan, như quyền sử dụng 3.300 ha diện tích đất và mặt nước trong thời hạn 70 năm, vượt thông lệ qui định không quá 50 năm. Sự ưu đãi quá mức dẫn tới những dễ dãi hoặc quản lý tắc trách về vấn đề giám sát hệ thống xử lý nước thải và hoạt động thực tế.
Đây là câu chuyện phổ biến ở Việt Nam, khi các tỉnh thành trải thảm đỏ ưu đãi đầu tư nước ngoài. Mục đích để tăng GDP cho địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó là chuyện lại quả phần trăm, vấn đề tham nhũng có thể tạo ra những kẽ hở trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Qua vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi từ vụ bauxite Tây nguyên… hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt, nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó… rất đáng tiếc những hậu quả ấy nay đã hiển hiện lên rồi.”
Không cần là chuyên gia kinh tế hay giới chức chính quyền, những người bình thường, sinh viên học sinh cũng có thể nhận thức được rằng, là nước nghèo đang phát triển, Việt Nam có chủ trương mở rộng cửa đầu tư. Ngoài giá lao động rẻ, chính quyền dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi, như đất đai, miễn giảm thuế trong thời gian nhất định và đặc biệt sự dễ dãi để nhà đầu tư giảm bớt chi phí xử lý môi trường.
Ngay khi sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung diễn ra trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã từ Hà Nội phát biểu:
“Việt Nam muốn phát triển, muốn sự hỗ trợ của các nước để phát triển nhanh hơn nhưng không thể bằng cách hủy hoại môi trường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng giống nòi người Việt Nam.”
Theo giới phản biện, hậu quả ô nhiễm môi trường qua những vụ điển hình như Vedan bức tử sông Thị Vải năm 2008, hay thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung xuất phát từ khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh 2016, hoặc từ vô vàn các dự án kinh tế khác, chính là hệ quả của chính sách phát triển kinh tế nóng vội thiếu bền vững trong 30 năm qua tại Việt Nam.
Nam Nguyên