Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền |17-07-2016
=====11-07=====
Quốc hội Việt Nam lại trì hoãn việc bàn thảo và thông qua Luật Biểu tình
Trong phiên họp lần thứ 50 trong tuần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định trì hoãn việc bàn thảo và thông qua Luật Biểu tình, biến dự luật thành văn bản pháp luật bị ngâm tôm lâu nhất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một cơ quan có quyền tối cao của quốc hội, cho rằng nhiều vấn đề quan trọng trong dự luật vẫn còn có ý kiến khác nhau nên chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc hội. Khả năng dự luật sẽ không được ngó ngàng tới cho đến hết năm 2017.
Như vậy rõ ràng Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan trực tiếp cản trở việc đưa Luật Biểu tình ra trước Quốc Hội để thông qua. Những thế lực đứng đằng sau vụ lùi dự án luật này sang năm sau là Bộ Công an và Bộ Chính trị của đảng Cộng sản.
Dự luật Biểu tình bị ngâm tôm lâu nhất
=====12-07=====
Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm
Ân xá Quốc tế: “Cuộc sống trong tù vô cùng khó khăn. Tôi đã rơi vào tuyệt vọng. Tôi đã ở trong tình trạng đó chỉ bởi vì tôi đã cố gắng để trở thành một công dân tốt, để giúp mọi người theo pháp luật … Nhưng tôi đã bị bắt và bỏ tù. Tôi đã cảm thấy như mình đang ở trong một đường hầm tối đen không có lối thoát “- bà Phạm Thị Lộc, một trong những cựu tù nhân lương tâm được phỏng vấn bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế cho báo cáo mới này.
Một báo cáo mới công bố của Ân xá Quốc tế hôm nay phơi bày ra ánh sáng việc tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm bị nhốt trong mạng lưới nhà tù và trại giam bí mật ở của Việt Nam.
Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam chi tiết hóa về những thử thách mà các tù nhân lương tâm phải chịu đựng ở một trong những quốc gia khép kín nhất ở châu Á, bao gồm cả biệt giam kéo dài, giam giữ trong phòng kín, thủ tiêu, từ chối điều trị y tế, và giam giữ tù nhân ở nơi xa (nhằm gây khó khăn cho việc thăm hỏi của gia đình- người dịch).
“Việt Nam là một tên cai ngục hung hăng đối với các tù nhân lương tâm; báo cáo này cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về tình trạng kinh khủng mà các tù nhân phải đối mặt trong tù, “Rafendi Djamin, Giám đốc Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.
“Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LHQ về chống tra tấn trong năm 2015. Điều này tự nó là không đủ. Để đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền của họ, các nhà chức trách phải có những cải cách phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo trách nhiệm về việc tra tấn và đối xử tàn tệ.”
Báo cáo này dựa trên nghiên cứu trong một năm – trong đó có hơn 150 giờ phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm, những người đã trải qua từ một tháng đến một thập kỷ trong nhà tù.
Năm trong số những người đàn ông và phụ nữ đã mô tả với Ân xá Quốc tế về việc họ trải qua thời gian dài trong phòng biệt giam tối tăm và không có không khí trong lành, nước sạch và vệ sinh. Một số đã thường xuyên bị đánh đập một cách trái với quy định toàn cầu và quốc gia về chống tra tấn.
Trong tháng 6, Ân xá Quốc tế đã được đi thăm một trại giam tù nhân nữ ở tỉnh Bắc Giang, một dịp hiếm hoi ở một đất nước thường không cho phép viếng thăm những cơ sở như thế.
Thủ tiêu và các hành vi tra tấn và ngược đãi khác
Đối với rất nhiều các cựu tù nhân, thử thách của họ bắt đầu từ thời điểm họ bị bắt bởi chính quyền Việt Nam. Bốn người nói với Ân xá Quốc tế rằng họ là đối tượng mà chính quyền muốn thủ tiêu.
‘Dar’, một người dân tộc Thượng, đã bị bắt vì tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Trong ba tháng đầu tiên sau khi ông bị bắt, gia đình ông tin rằng ông đã bị giết bởi chính quyền, và vứt xác trong rừng. Ông đã bị xét xử và bị kết án mà không có đại diện hợp pháp và không có đại diện của gia đình.
Trong 10 tháng đầu của năm năm giam giữ Dar, ông đã được giữ trong biệt giam trong một phòng giam nhỏ, trong bóng tối và im lặng hoàn toàn. Trong hai tháng đầu, ông bị lôi ra từ phòng giam mỗi ngày để bị tra hỏi và đánh đập.
Việc đánh đập đã được thực hiện với gậy, ống cao su, đấm và đá. Các nhà chức trách đã sử dụng những cú sốc điện và đốt một mảnh giấy và dùng nó để đốt chân ông. Chúng bắt ông miêu tả lại những tình trạng đau đớn trong tám giờ.
Có một lần, ông bị treo hai tay lên từ trần nhà trong 15 phút trong khi cảnh sát đánh đập ông. Các sĩ quan cảnh sát đôi khi đánh đập tù nhân vào giữa đêm, khi họ xông vào phòng giam của ông trong tình trạng say xỉn.
Với rất nhiều cựu tù nhân mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn, sự tra tấn và ngược đãi đặc biệt dữ dội trong lúc bị giam trước khi xét xử, khi chính quyền muốn bị cáo phải “thú tội”.
Biệt giam và biệt giam trong phòng kín
Tất cả các cựu tù nhân lương tâm mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn đều phải chịu đựng một thời gian dài biệt giam – từ một tháng đến hai năm. Quyền tiếp cận với luật sư, cán bộ y tế và các thành viên gia đình là một công cụ bảo vệ quan trọng chống tra tấn và đối xử tàn tệ, và quan trọng đối với quyền được xét xử công bằng.
Hai trong số các cựu tù nhân không được thông báo rằng mẹ của họ đã qua đời, và đã bị từ chối cơ hội để tham dự tang lễ với gia đình của họ.
Tạ Phong Tần, người bị bỏ tù vì các hoạt động viết blog và vận động dân chủ và nhân quyền, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn năm của mình ở trong tù, chỉ có em gái của cô được phép đến thăm cô. Sau khi hai lần bị từ chối thăm con gái, vào ngày 30/7/2012, mẹ của cô Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước tòa nhà văn phòng chính phủ để phản đối. Bà chết như vì bị bỏng quá nặng.
Trong khi người thân của họ không được thăm viếng, tù nhân bị cách ly.
Phạm Văn Trội, một cựu tù nhân lương tâm, đã bị biệt giam trong hơn sáu tháng sau khi ông phàn nàn về khói từ lò gạch gần đó. Ông nói với Ân xá Quốc tế rằng ông bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng nhiều người khác có thể đã thiệt mạng trong phòng biệt giam ông.
Lạm dụng và từ chối
Khi tù nhân không bị giam giữ biệt lập, họ lại dễ bị lạm dụng bởi tù nhân khác.
“Các bác sĩ đánhmiệng tôi bằng một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta nhổ răng của tôi, kể cả rang còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và bị ngất đi”- Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất nói.
Một số cựu tù nhân lương tâm cho biết họ đã bị giam giữ trong các phòng giam chật chội, nơi một số tù nhân khác, được gọi là “ăngten” tức là tù cộng tác với chính quyền, được kích động để đánh đập từ nhân lương tâm. Việc này làm cho tù nhân lương tâm bị giam giữ dưới sự đe dọa bạo lực thường xuyên.
Khấu trừ hoặc từ chối điều trị y tế trong thời gian hàng tháng và thậm chí hàng năm là một biện pháp trừng phạt tù nhân được mô tả với Ân xá Quốc tế. Người được phỏng vấn cũng cho rằng họ đã bị đánh thuốc mê bởi nhân viên nhà tù.
Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn tháng biệt giam trước khi xét xử, ông đã không chỉ bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị tiêm thuốc gây mất trí nhớ ít nhất hai lần, làm cho ông bất tỉnh và không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng.
Khi ông được đưa đến gặp bác sĩ nhà tù, ông mở miệng để cử chỉ rằng ông không thể nói được. “Các bác sĩ đánh tôi trong miệng với một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta gõ răng của tôi ra, trong đó có một chiếc răng còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và ngất đi lần nữa “.
“Chính quyền Việt Nam cần nắm bắt cơ hội trong thời gian sửa đổi Bộ luật Hình sự là Luật Tố tụng Hình sự. Bây giờ là thời gian để thực hiện tốt cam kết quốc tế của họ, bằng cách đưa những kẻ tra tấn và ngược đãi ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và bảo đảm tình trạng này không còn tiếp diễn” ông Rafendi Djamin nói.
====13-07=====
Blogger Tô Oanh bị “côn đồ” đâm xe, nhiều chấn thương nặng
Blogger Tô Oanh, người thường xuyên tham gia tuần hành chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông và về môi trường, đã bị tấn công bởi hai kẻ lạ mặt vào ngày 13/7 khi hai vợ chồng ông đang đi từ Bắc Giang xuống Hà Nội.
Chiều thứ Tư, vợ chồng thầy giáo Tô Oanh lái xe máy từ Bắc Giang đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội để biểu tình Formosa và yêu cầu chính phủ phải khởi tố công ty đã gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam. Trong suốt quá trình, hai vợ chồng ông bị hai người đàn ông khoảng 40 tuổi, đi xe máy bám theo. Theo lời kể của vợ ông thì đây là những viên an ninh hay theo dõi vợ chồng ông.
Đến đoạn đường Phú Cường, xung quanh vắng vẻ không có ai, hai người đàn ông này đã vượt lên và đâm thẳng vào xe vợ chồng ông Tô Oanh. Sau khi gây ra tai nạn, họ liền bỏ chạy.
Cú đâm làm ông Tô Oanh và vợ bị ngã xuống đường. Ông Tô Oanh chảy nhiều máu và bất tỉnh, còn vợ ông may mắn bị thương nhẹ hơn. Bà lập tức đưa chồng đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang để cấp cứu.
Thông tin từ bác sĩ sau đó cho biết ông bị gẫy xương mặt, trong đầu có vết tụ máu.
Ông Tô Oanh, 60 tuổi, là một nhà giáo nghỉ hưu và cũng là nhà báo. Ông được biết đến với nhiều bài báo lên tiếng về những vấn nạn tham nhũng của các quan chức tỉnh Bắc Giang.
Sau khi chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết, ông Tô Oanh và vợ thường xuyên tổ chức những buổi biểu tình “mini” chỉ có hai vợ chồng, ở nhiều địa điểm khác nhau để lên tiếng yêu cầu chính phủ phải khởi tố hình sự đối với Formosa.
Vào năm 2014, theo lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Tô Oanh đến Washington DC để tham dự buổi điều trần về tự do báo chí. Trong chuyến đi sang Hoa Kỳ, ông đã gặp gỡ nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các dân biểu, thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.
Từ khi trờ về lại Việt Nam, ông thường xuyên bị nhân viên an ninh mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu và cản trở quyền tự do đi lại. Vào tháng 4 năm 2015, ông cũng bị tấn công tương tự bởi một số an ninh mặc thường phục ở Hưng Yên, làm cho ông bị thương nặng ở chân tay.
===== 14-07=====
Front Line Defenders: Người bảo vệ nhân quyền Tô Oanh bị tấn công
Vào ngày 13/7/2016, người bảo vệ nhân quyền Tô Oanh và vợ của ông đã bị tấn công bởi những người đàn ông không rõ danh tính khi hai vợ chồng đang đi xe máy gần Hà Nội.
Tô Oanh, một nhà giáo nghỉ hưu và cũng là nhà văn, blogger và nhà báo thường phản đối việc kiểm duyệt thông tin của chính phủ. Ông cũng là một người đấu tranh dân chủ và người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Ông cũng tham gia nhiều cuộc tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Hôm 13/7 khi ông Tô Oanh cùng vợ đi bằng xe máy từ Bắc Giang đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội, hai người đã bị hai người đàn ông không rõ danh tính đi bằng xe máy theo sát. Đến một đoạn đường vắng, hai tên này đã tấn công đôi vợ chồng. Khi bị tấn công, cả ông Oanh và vợ bị ngã xuống đường. Ông bị ngất đi vì bị va trúng hòn đá. Ông cũng bị thương ở đầu và mặt. Vợ ông thì bị thương nhẹ hơn. Kiểm tra y tế sau vụ tấn công cho thấy ông bị gẫy xương mặt và bị chảy máu ở đầu. Hai kẻ tấn công chạy trốn khỏi hiện trường bằng xe máy.
Ông Oanh thường xuyên bị sách nhiễu, quấy rối và tra khảo vì những hoạt động của mình. Tháng 4 năm 2015, ông cũng bị tấn công tương tự bởi một số kẻ lạ mặt ở Hưng Yên, gây thương tích cho ông ở chân và tay. Năm 2014, sau khi trở về từ Hoa Kỳ nơi ông tham dự phiên điều trần của Quốc hội về tự do báo chí, ông bị câu lưu nhiều giờ đồng hồ ở cửa khẩu và bị tra hỏi bởi nhân viên an ninh. Ông cũng bị tịch thu laptop và máy ảnh.
Vụ tấn công hai vợ chồng ông Oanh là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền trong vài tuần gần đây. Front Line Defenders vô cùng quan ngại về những vụ tấn công này và tin rằng chúng được tiến hành chỉ bởi vì những hoạt động nhằm bảo vệ nhân quyền của những nạn nhân.
Front Line Defenders yêu cầu nhà chức trách Việt Nam:
- Tiến hành một cuộc điều tra ngay lập tức, triệt để và vô tư cuộc tấn công chống lại ông Tô Oanh và vợ của ông, với mục đích công bố kết quả và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý theo tiêu chuẩn quốc tế;
- Áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự toàn vẹn về thể chất, tâm lý và an ninh của ông Tô Oanh;
- Đảm bảo trong mọi hoàn cảnh tất cả người bảo vệ nhân quyền có thể thực hiện các hoạt động nhân quyền hợp pháp của mình mà không sợ bị trả thù và không bị hạn chế bởi các ràng buộc khác.
—————————
Chủ tịch nước yêu cầu “phản bác khoa học” việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang
VNTB: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong một cuộc hội thảo về quốc phòng và an ninh ở Hà Nội hôm 14/07, đã kêu gọi các tham luận viên đưa ra “phản bác khoa học” đối với việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.
Quang, nguyên là một đại tướng công an nói rằng vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một đòi hỏi của “các thế lực thù địch, phản động”. Ông này yêu cầu các nhà khoa học có mặt tại hội thảo đưa ra phản bác một cách “có căn cứ khoa học” về vấn đề này.
Tham dự hội thảo có nhiều quan chức cao cấp của đảng và nhà nước như có Bộ trưởng Công An Tô Lâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Võ Văn Thưởng và của gần 100 nhà khoa học thuộc các lãnh vực khoa học xã hội, quốc phòng và an ninh.
Nhiều người dân Việt Nam và giới quan sát cho rằng quân đội và lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam, khác với các quốc gia tân tiến, thay vì phải bảo vệ cho dân thì lực lượng này chỉ trung thành với đảng cầm quyền, thề sống chết bảo vệ đảng và sẵn sàng ra tay đàn áp người dân.
Bản chất của lực lượng công an và quân đội đã đi ngược lại với lời thề của danh dự rằng trước tiên phải “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam.”
Việt Nam là một trong những nước có nạn công an lạm quyền bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế báo động. Đây cũng là một trong những vết đen trong bức tranh nhân quyền bị nhiều chỉ trích của Việt Nam.
—————————-
Ea Nao náo động
VNTB: Ea Nao – một buôn làng đẹp và bình yên nằm sát thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã trở nên náo động, xáo trộn vì vụ việc cưỡng chế đất đai có một không hai trên địa bàn Tây Nguyên từ trước đến nay.
Vào sáng sớm ngày ngày 14-7, chính quyền tỉnh huy động hàng trăm xe cảnh sát để thực hiện việc cưỡng chế gần 100 hec ta đất của đồng bào người sắc tộc thiểu số Ê Đê cư ngụ hàng bao đời nay ở buôn Ea Nao.
Vào năm 1984, chính quyền tỉnh Đắc Lắc vận động và cưỡng ép nhiều hộ dân Ê Đê ở buôn Ea Nao tham gia vào nông trường bằng hình thức góp đất, rồi sau đó trồng cây cao su. Và, điều trớ trêu đã đến: đất của người dân bỗng biến thành đất của nông trường, và người dân có trách nhiệm nộp tô cho nông trường.
Vài năm gần đây, do cây cao su đã già cho năng suất thấp, và giá cao su xuống thấp nên thu nhập của người dân buôn Ea Nao bị ảnh hưởng mạnh, cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2012, nông trường 30 tháng 4 đã tiến hành chặt cây cao su, và đất đã bị bỏ hoang. Người dân Ea Nao đã gửi đơn lên chính quyền, yêu cầu trả lại đất để người dân yên tâm trồng trọt, nhưng chính quyền đã không chấp nhận. Các hộ dân đã trồng cây cà phê và một số loại cây khác trên đất bỏ hoang này- thực chất là nương rẫy thuộc quyền sở hữu chính đáng của họ từ rất xa xưa.
Theo nhiều nguồn tin, chính quyền tỉnh Đắc Lắc đã không đồng tình với việc bà con tộc người Ê Đê ở buôn Ea Nao tự ý chuyển đổi cây trồng, họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”-“bạo loạn”, nên chính quyền đã quyết định cưỡng chế đất bằng cách cày phá nát hàng chục hec ta cà phê đang non xanh.
Người dân Ê Đêbuôn Ea Nao chỉ biết đứng nhìn cảnh tàn phá hoa màu của mình. Một số người dân phản đối một số hình thức ôn hòa nhưng đã bị lực lượng cảnh sát trấn áp quyết liệt.
Theo nguồn tin của VN TB, các lực lượng cưỡng chế đã tiến hành bắt giữ 7 người Ê Đê. Lực lượng cưỡng chế đánh trọng thương một phụ nữ mang thai và hàng chục người khác. Bệnh viện địa phương không chịu nhận khám chữa cho người sống trong buôn Ea Nao trừ khi được công an đưa tới .
Những người bị bắt đi đã bị thẩm vấn, đánh đập, bắt viết tờ khai, viết cam kết, và mỗi người phải chịu phạt 5 -10 triệu đồng theo giấy phạt của công an.
Công an cho rằng những người bị tạm bắt giữ là những người ”gây rối trật tự công cộng”.
=====15-07=======
Báo cáo của Ân xá Quốc tế về tình hình trại giam ở Việt Nam không đúng sự thật: Bộ Ngoại giao
Các thông tin về tình hình trại giam ở Việt Nam mà tổ chức Ân xá quốc tế mới đưa ra là hoàn toàn sai sự thật, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói.
Trong cuộc họp báo vào ngày 14/7, ông Bình nói Việt Nam có chính sách nhất quán để bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.
Là thành viên của 7 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước Chống tra tấn, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi, Bình nói.
Đây là phản ứng của chính phủ Việt Nam, ba ngày sau khi Ân xá Quốc tế công bố bản báo cáo Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm tố cáo chính quyền cộng sản ở Việt Nam đàn áp các tù nhân lương tâm.
——————————-
“Phủ nhận thành tựu cách mạng”: Chụp ảnh cũng có thể bị đi tù
VNTB: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây ký Nghị định số 72/2016/NĐ-CP nhằm thắt chặt hoạt động chia sẻ thông tin. Theo đó, từ ngày 15-8-2016, các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh, buộc phải tuân thủ 8 điều kiện sau:
- Không tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
- Không tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
- Không kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; không truyền bá tư tưởng phản động.
- Không sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; không xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; không vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
- Không vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, thuần phong mỹ tục, an ninh, trật tự; không tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái và vi phạm các quy định khác của pháp luật.
- Không mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
- Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh theo đúng nội dung đã được cấp giấy phép.
Nội hàm của 8 điều cấm ở Nghị định số 72 rất rộng. Nhân danh nhà nước, nhân danh đảng, người ta đã mở rộng phạm vi để có thể bỏ tù cả những ai dám chụp các hình ảnh mô tả thực đời sống xã hội, và không đúng như những gì tốt đẹp mà nghị quyết đảng đã nói.
Theo nghị định này thì có thể các bài báo chống tham nhũng sẽ không được đưa hình ảnh chứng cứ trong khi phần chứng cứ hình ảnh của một phóng sự điều tra về tham nhũng luôn là khâu khó khăn nhất, dễ đánh đổi bằng tính mạng nhất.
Nghị định 72 có thể xem như là đòn răn đe với bất kỳ tay ảnh nào dám lao vào cuộc săn ảnh các quan tham.
“Phủ nhận thành tựu cách mạng”: Chụp ảnh cũng có thể bị đi tù
===== 17-07======
Lực lượng an ninh Hà Nội câu lưu hơn 20 người biểu tình chống Trung Quốc
Ngày chủ nhật (17/7), lực lượng an ninh ở Hà Nội đã bắt giữ hơn 20 người dự định biểu tình chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi Tòa án The Hague (PCA) bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh ở vùng biển này.
Những người bị bắt bao gồm Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Bích Phượng, Trương Văn Dũng, Hoàng Hà, Bùi Quang Thắng, Đào Thu Huệ, và Lã Việt Dũng, và nhiều người khác.
Lực lượng an ninh mặc thường phục đã bắt giữ những người này khi họ đang đứng ở gần khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở trung tâm Hà Nội vào lúc 8.30, đưa họ lên xe bus và chở sang đồn công an ở Long Biên.
Một số khác bị bắt và đưa về các đồn công an gần đó, rồi sau đó đưa về đồn công an nơi họ cư trú.
Cuộc vây bắt được tiến hành 30 phút trước khi cuộc biểu tình được dự tính. Trước đó, anh em thuộc tổ chức No-U (nói không với đường lưỡi bò hay đường chữ U chín đoạn của Trung Cộng) kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình tại trung tâm Hà Nội để biểu lộ sự ủng hộ phán quyết của PCA, chúc mừng nhân dân Philippines và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải có những đối sách cứng rắn hơn để đối phó lại với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Những người bị bắt cho biết họ bị giam giữ và thẩm vấn bởi sỹ quan an ninh trước khi được trả tự do vào buổi chiều chủ nhật. Anh Trương Dũng bị sỹ quan an ninh tên Nguyễn Đức Khương ở quận Đống Đa đánh đập khi đang đưa anh từ chỗ bị bắt về phường sở tại.
Trong khi đó, nhiều nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội bị canh giữ, công an sở tại không cho ra khỏi nhà từ đêm thứ Bảy và ngày chủ nhật.
Tại Sài Gòn và Vũng Tàu, nhiều nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình mini khắp nơi trong thành phố. Không có bị bắt bớ nào được ghi lại.
Cũng trong ngày chủ nhật, hàng nghìn giáo dân ở giáo xứ Phúc Yên thuộc giáo phận Vinh đã xuống đường yêu cầu chính phủ Việt Nam đóng cửa nhà máy thép Formosa.
Chính quyền cộng sản đang áp dụng bàn tay sắt để ngăn chặn nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Nhiều nhà hoạt động đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục tấn công và gây thương tích nặng nề trong vài ngày gần đây, trong số nạn nhân có Lã Việt Dũng ở Hà Nội và nhà giáo Tô Oanh ở Bắc Giang.
July 18, 2016
Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền 11-17/7/2016: Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc, bắt giữ hơn 20 người
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền |17-07-2016
Ngày 17/7, lực lượng an ninh ở Hà Nội đã giải tán một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bắt giữ hơn 20 người, chỉ vài ngày sau khi sau khi Tòa án The Hague (PCA) bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh ở vùng biển này.
Cảnh sát đã bắt giữ nhiều người trước khi cuộc biểu tình nổ ra, và giam giữ những người bị băt ở nhiều nơi trong thành phố, và trả tự do cho họ vào buổi chiều sau khi tra hỏi về thân nhân. Anh Trương Dũng bị sỹ quan an ninh tên Nguyễn Đức Khương ở quận Đống Đa đánh đập khi đang đưa anh từ chỗ bị bắt về phường sở tại.
Nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và môi trường ở Hà Nội cho biết họ bị lực lượng an ninh địa phương canh gác suốt từ đêm thứ 7 đến chiều ngày chủ nhật.
Lực lượng an ninh Việt Nam tiếp tục tấn công những người chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Trong tuần, những kẻ mặc thường phục đã tấn công Lã Việt Dũng, thành viên No-U ở Hà Nội, và nhà giáo Tô Oanh, một người hoạt động xã hội ở Bắc Giang. Do đòn thù, cả hai đều bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu và mặt.
Ngay sau vụ tấn công nhằm vào nhà giáo Tô Oanh, tổ chức Front Line Defenders ở Dublin đã ra thông cáo gửi Bộ Ngoại giao và Bộ Công An Việt Nam yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra vụ việc và đưa kẻ thủ ác ra trước vành móng ngựa, cũng như đảm bảo an toàn cho ông Oanh và nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác.
Ngày 12/7, Ân xá Quốc tế công bố bản báo cáo Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm tố cáo chính quyền cộng sản ở Việt Nam đàn áp các tù nhân lương tâm bằng nhiều thủ đoạn tàn nhẫn, bao gồm biệt giam kéo dài, giam giữ trong phòng kín, thủ tiêu, từ chối điều trị y tế, và giam giữ tù nhân ở nơi xa nhằm gây khó khăn cho việc thăm nuôi của gia đình.
Và nhiều tin quan trọng khác
=====11-07=====
Quốc hội Việt Nam lại trì hoãn việc bàn thảo và thông qua Luật Biểu tình
Trong phiên họp lần thứ 50 trong tuần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định trì hoãn việc bàn thảo và thông qua Luật Biểu tình, biến dự luật thành văn bản pháp luật bị ngâm tôm lâu nhất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một cơ quan có quyền tối cao của quốc hội, cho rằng nhiều vấn đề quan trọng trong dự luật vẫn còn có ý kiến khác nhau nên chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc hội. Khả năng dự luật sẽ không được ngó ngàng tới cho đến hết năm 2017.
Như vậy rõ ràng Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan trực tiếp cản trở việc đưa Luật Biểu tình ra trước Quốc Hội để thông qua. Những thế lực đứng đằng sau vụ lùi dự án luật này sang năm sau là Bộ Công an và Bộ Chính trị của đảng Cộng sản.
Dự luật Biểu tình bị ngâm tôm lâu nhất
=====12-07=====
Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm
Ân xá Quốc tế: “Cuộc sống trong tù vô cùng khó khăn. Tôi đã rơi vào tuyệt vọng. Tôi đã ở trong tình trạng đó chỉ bởi vì tôi đã cố gắng để trở thành một công dân tốt, để giúp mọi người theo pháp luật … Nhưng tôi đã bị bắt và bỏ tù. Tôi đã cảm thấy như mình đang ở trong một đường hầm tối đen không có lối thoát “- bà Phạm Thị Lộc, một trong những cựu tù nhân lương tâm được phỏng vấn bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế cho báo cáo mới này.
Một báo cáo mới công bố của Ân xá Quốc tế hôm nay phơi bày ra ánh sáng việc tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm bị nhốt trong mạng lưới nhà tù và trại giam bí mật ở của Việt Nam.
Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam chi tiết hóa về những thử thách mà các tù nhân lương tâm phải chịu đựng ở một trong những quốc gia khép kín nhất ở châu Á, bao gồm cả biệt giam kéo dài, giam giữ trong phòng kín, thủ tiêu, từ chối điều trị y tế, và giam giữ tù nhân ở nơi xa (nhằm gây khó khăn cho việc thăm hỏi của gia đình- người dịch).
“Việt Nam là một tên cai ngục hung hăng đối với các tù nhân lương tâm; báo cáo này cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về tình trạng kinh khủng mà các tù nhân phải đối mặt trong tù, “Rafendi Djamin, Giám đốc Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.
“Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LHQ về chống tra tấn trong năm 2015. Điều này tự nó là không đủ. Để đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền của họ, các nhà chức trách phải có những cải cách phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo trách nhiệm về việc tra tấn và đối xử tàn tệ.”
Báo cáo này dựa trên nghiên cứu trong một năm – trong đó có hơn 150 giờ phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm, những người đã trải qua từ một tháng đến một thập kỷ trong nhà tù.
Năm trong số những người đàn ông và phụ nữ đã mô tả với Ân xá Quốc tế về việc họ trải qua thời gian dài trong phòng biệt giam tối tăm và không có không khí trong lành, nước sạch và vệ sinh. Một số đã thường xuyên bị đánh đập một cách trái với quy định toàn cầu và quốc gia về chống tra tấn.
Trong tháng 6, Ân xá Quốc tế đã được đi thăm một trại giam tù nhân nữ ở tỉnh Bắc Giang, một dịp hiếm hoi ở một đất nước thường không cho phép viếng thăm những cơ sở như thế.
Thủ tiêu và các hành vi tra tấn và ngược đãi khác
Đối với rất nhiều các cựu tù nhân, thử thách của họ bắt đầu từ thời điểm họ bị bắt bởi chính quyền Việt Nam. Bốn người nói với Ân xá Quốc tế rằng họ là đối tượng mà chính quyền muốn thủ tiêu.
‘Dar’, một người dân tộc Thượng, đã bị bắt vì tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Trong ba tháng đầu tiên sau khi ông bị bắt, gia đình ông tin rằng ông đã bị giết bởi chính quyền, và vứt xác trong rừng. Ông đã bị xét xử và bị kết án mà không có đại diện hợp pháp và không có đại diện của gia đình.
Trong 10 tháng đầu của năm năm giam giữ Dar, ông đã được giữ trong biệt giam trong một phòng giam nhỏ, trong bóng tối và im lặng hoàn toàn. Trong hai tháng đầu, ông bị lôi ra từ phòng giam mỗi ngày để bị tra hỏi và đánh đập.
Việc đánh đập đã được thực hiện với gậy, ống cao su, đấm và đá. Các nhà chức trách đã sử dụng những cú sốc điện và đốt một mảnh giấy và dùng nó để đốt chân ông. Chúng bắt ông miêu tả lại những tình trạng đau đớn trong tám giờ.
Có một lần, ông bị treo hai tay lên từ trần nhà trong 15 phút trong khi cảnh sát đánh đập ông. Các sĩ quan cảnh sát đôi khi đánh đập tù nhân vào giữa đêm, khi họ xông vào phòng giam của ông trong tình trạng say xỉn.
Với rất nhiều cựu tù nhân mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn, sự tra tấn và ngược đãi đặc biệt dữ dội trong lúc bị giam trước khi xét xử, khi chính quyền muốn bị cáo phải “thú tội”.
Biệt giam và biệt giam trong phòng kín
Tất cả các cựu tù nhân lương tâm mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn đều phải chịu đựng một thời gian dài biệt giam – từ một tháng đến hai năm. Quyền tiếp cận với luật sư, cán bộ y tế và các thành viên gia đình là một công cụ bảo vệ quan trọng chống tra tấn và đối xử tàn tệ, và quan trọng đối với quyền được xét xử công bằng.
Hai trong số các cựu tù nhân không được thông báo rằng mẹ của họ đã qua đời, và đã bị từ chối cơ hội để tham dự tang lễ với gia đình của họ.
Tạ Phong Tần, người bị bỏ tù vì các hoạt động viết blog và vận động dân chủ và nhân quyền, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn năm của mình ở trong tù, chỉ có em gái của cô được phép đến thăm cô. Sau khi hai lần bị từ chối thăm con gái, vào ngày 30/7/2012, mẹ của cô Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước tòa nhà văn phòng chính phủ để phản đối. Bà chết như vì bị bỏng quá nặng.
Trong khi người thân của họ không được thăm viếng, tù nhân bị cách ly.
Phạm Văn Trội, một cựu tù nhân lương tâm, đã bị biệt giam trong hơn sáu tháng sau khi ông phàn nàn về khói từ lò gạch gần đó. Ông nói với Ân xá Quốc tế rằng ông bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng nhiều người khác có thể đã thiệt mạng trong phòng biệt giam ông.
Lạm dụng và từ chối
Khi tù nhân không bị giam giữ biệt lập, họ lại dễ bị lạm dụng bởi tù nhân khác.
“Các bác sĩ đánhmiệng tôi bằng một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta nhổ răng của tôi, kể cả rang còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và bị ngất đi”- Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất nói.
Một số cựu tù nhân lương tâm cho biết họ đã bị giam giữ trong các phòng giam chật chội, nơi một số tù nhân khác, được gọi là “ăngten” tức là tù cộng tác với chính quyền, được kích động để đánh đập từ nhân lương tâm. Việc này làm cho tù nhân lương tâm bị giam giữ dưới sự đe dọa bạo lực thường xuyên.
Khấu trừ hoặc từ chối điều trị y tế trong thời gian hàng tháng và thậm chí hàng năm là một biện pháp trừng phạt tù nhân được mô tả với Ân xá Quốc tế. Người được phỏng vấn cũng cho rằng họ đã bị đánh thuốc mê bởi nhân viên nhà tù.
Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn tháng biệt giam trước khi xét xử, ông đã không chỉ bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị tiêm thuốc gây mất trí nhớ ít nhất hai lần, làm cho ông bất tỉnh và không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng.
Khi ông được đưa đến gặp bác sĩ nhà tù, ông mở miệng để cử chỉ rằng ông không thể nói được. “Các bác sĩ đánh tôi trong miệng với một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta gõ răng của tôi ra, trong đó có một chiếc răng còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và ngất đi lần nữa “.
“Chính quyền Việt Nam cần nắm bắt cơ hội trong thời gian sửa đổi Bộ luật Hình sự là Luật Tố tụng Hình sự. Bây giờ là thời gian để thực hiện tốt cam kết quốc tế của họ, bằng cách đưa những kẻ tra tấn và ngược đãi ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và bảo đảm tình trạng này không còn tiếp diễn” ông Rafendi Djamin nói.
====13-07=====
Blogger Tô Oanh bị “côn đồ” đâm xe, nhiều chấn thương nặng
Blogger Tô Oanh, người thường xuyên tham gia tuần hành chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông và về môi trường, đã bị tấn công bởi hai kẻ lạ mặt vào ngày 13/7 khi hai vợ chồng ông đang đi từ Bắc Giang xuống Hà Nội.
Chiều thứ Tư, vợ chồng thầy giáo Tô Oanh lái xe máy từ Bắc Giang đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội để biểu tình Formosa và yêu cầu chính phủ phải khởi tố công ty đã gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam. Trong suốt quá trình, hai vợ chồng ông bị hai người đàn ông khoảng 40 tuổi, đi xe máy bám theo. Theo lời kể của vợ ông thì đây là những viên an ninh hay theo dõi vợ chồng ông.
Đến đoạn đường Phú Cường, xung quanh vắng vẻ không có ai, hai người đàn ông này đã vượt lên và đâm thẳng vào xe vợ chồng ông Tô Oanh. Sau khi gây ra tai nạn, họ liền bỏ chạy.
Cú đâm làm ông Tô Oanh và vợ bị ngã xuống đường. Ông Tô Oanh chảy nhiều máu và bất tỉnh, còn vợ ông may mắn bị thương nhẹ hơn. Bà lập tức đưa chồng đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang để cấp cứu.
Thông tin từ bác sĩ sau đó cho biết ông bị gẫy xương mặt, trong đầu có vết tụ máu.
Ông Tô Oanh, 60 tuổi, là một nhà giáo nghỉ hưu và cũng là nhà báo. Ông được biết đến với nhiều bài báo lên tiếng về những vấn nạn tham nhũng của các quan chức tỉnh Bắc Giang.
Sau khi chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết, ông Tô Oanh và vợ thường xuyên tổ chức những buổi biểu tình “mini” chỉ có hai vợ chồng, ở nhiều địa điểm khác nhau để lên tiếng yêu cầu chính phủ phải khởi tố hình sự đối với Formosa.
Vào năm 2014, theo lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Tô Oanh đến Washington DC để tham dự buổi điều trần về tự do báo chí. Trong chuyến đi sang Hoa Kỳ, ông đã gặp gỡ nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các dân biểu, thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.
Từ khi trờ về lại Việt Nam, ông thường xuyên bị nhân viên an ninh mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu và cản trở quyền tự do đi lại. Vào tháng 4 năm 2015, ông cũng bị tấn công tương tự bởi một số an ninh mặc thường phục ở Hưng Yên, làm cho ông bị thương nặng ở chân tay.
===== 14-07=====
Front Line Defenders: Người bảo vệ nhân quyền Tô Oanh bị tấn công
Vào ngày 13/7/2016, người bảo vệ nhân quyền Tô Oanh và vợ của ông đã bị tấn công bởi những người đàn ông không rõ danh tính khi hai vợ chồng đang đi xe máy gần Hà Nội.
Tô Oanh, một nhà giáo nghỉ hưu và cũng là nhà văn, blogger và nhà báo thường phản đối việc kiểm duyệt thông tin của chính phủ. Ông cũng là một người đấu tranh dân chủ và người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Ông cũng tham gia nhiều cuộc tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Hôm 13/7 khi ông Tô Oanh cùng vợ đi bằng xe máy từ Bắc Giang đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội, hai người đã bị hai người đàn ông không rõ danh tính đi bằng xe máy theo sát. Đến một đoạn đường vắng, hai tên này đã tấn công đôi vợ chồng. Khi bị tấn công, cả ông Oanh và vợ bị ngã xuống đường. Ông bị ngất đi vì bị va trúng hòn đá. Ông cũng bị thương ở đầu và mặt. Vợ ông thì bị thương nhẹ hơn. Kiểm tra y tế sau vụ tấn công cho thấy ông bị gẫy xương mặt và bị chảy máu ở đầu. Hai kẻ tấn công chạy trốn khỏi hiện trường bằng xe máy.
Ông Oanh thường xuyên bị sách nhiễu, quấy rối và tra khảo vì những hoạt động của mình. Tháng 4 năm 2015, ông cũng bị tấn công tương tự bởi một số kẻ lạ mặt ở Hưng Yên, gây thương tích cho ông ở chân và tay. Năm 2014, sau khi trở về từ Hoa Kỳ nơi ông tham dự phiên điều trần của Quốc hội về tự do báo chí, ông bị câu lưu nhiều giờ đồng hồ ở cửa khẩu và bị tra hỏi bởi nhân viên an ninh. Ông cũng bị tịch thu laptop và máy ảnh.
Vụ tấn công hai vợ chồng ông Oanh là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền trong vài tuần gần đây. Front Line Defenders vô cùng quan ngại về những vụ tấn công này và tin rằng chúng được tiến hành chỉ bởi vì những hoạt động nhằm bảo vệ nhân quyền của những nạn nhân.
Front Line Defenders yêu cầu nhà chức trách Việt Nam:
—————————
Chủ tịch nước yêu cầu “phản bác khoa học” việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang
VNTB: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong một cuộc hội thảo về quốc phòng và an ninh ở Hà Nội hôm 14/07, đã kêu gọi các tham luận viên đưa ra “phản bác khoa học” đối với việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.
Quang, nguyên là một đại tướng công an nói rằng vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một đòi hỏi của “các thế lực thù địch, phản động”. Ông này yêu cầu các nhà khoa học có mặt tại hội thảo đưa ra phản bác một cách “có căn cứ khoa học” về vấn đề này.
Tham dự hội thảo có nhiều quan chức cao cấp của đảng và nhà nước như có Bộ trưởng Công An Tô Lâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Võ Văn Thưởng và của gần 100 nhà khoa học thuộc các lãnh vực khoa học xã hội, quốc phòng và an ninh.
Nhiều người dân Việt Nam và giới quan sát cho rằng quân đội và lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam, khác với các quốc gia tân tiến, thay vì phải bảo vệ cho dân thì lực lượng này chỉ trung thành với đảng cầm quyền, thề sống chết bảo vệ đảng và sẵn sàng ra tay đàn áp người dân.
Bản chất của lực lượng công an và quân đội đã đi ngược lại với lời thề của danh dự rằng trước tiên phải “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam.”
Việt Nam là một trong những nước có nạn công an lạm quyền bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế báo động. Đây cũng là một trong những vết đen trong bức tranh nhân quyền bị nhiều chỉ trích của Việt Nam.
—————————-
Ea Nao náo động
VNTB: Ea Nao – một buôn làng đẹp và bình yên nằm sát thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã trở nên náo động, xáo trộn vì vụ việc cưỡng chế đất đai có một không hai trên địa bàn Tây Nguyên từ trước đến nay.
Vào sáng sớm ngày ngày 14-7, chính quyền tỉnh huy động hàng trăm xe cảnh sát để thực hiện việc cưỡng chế gần 100 hec ta đất của đồng bào người sắc tộc thiểu số Ê Đê cư ngụ hàng bao đời nay ở buôn Ea Nao.
Vào năm 1984, chính quyền tỉnh Đắc Lắc vận động và cưỡng ép nhiều hộ dân Ê Đê ở buôn Ea Nao tham gia vào nông trường bằng hình thức góp đất, rồi sau đó trồng cây cao su. Và, điều trớ trêu đã đến: đất của người dân bỗng biến thành đất của nông trường, và người dân có trách nhiệm nộp tô cho nông trường.
Vài năm gần đây, do cây cao su đã già cho năng suất thấp, và giá cao su xuống thấp nên thu nhập của người dân buôn Ea Nao bị ảnh hưởng mạnh, cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2012, nông trường 30 tháng 4 đã tiến hành chặt cây cao su, và đất đã bị bỏ hoang. Người dân Ea Nao đã gửi đơn lên chính quyền, yêu cầu trả lại đất để người dân yên tâm trồng trọt, nhưng chính quyền đã không chấp nhận. Các hộ dân đã trồng cây cà phê và một số loại cây khác trên đất bỏ hoang này- thực chất là nương rẫy thuộc quyền sở hữu chính đáng của họ từ rất xa xưa.
Theo nhiều nguồn tin, chính quyền tỉnh Đắc Lắc đã không đồng tình với việc bà con tộc người Ê Đê ở buôn Ea Nao tự ý chuyển đổi cây trồng, họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”-“bạo loạn”, nên chính quyền đã quyết định cưỡng chế đất bằng cách cày phá nát hàng chục hec ta cà phê đang non xanh.
Người dân Ê Đêbuôn Ea Nao chỉ biết đứng nhìn cảnh tàn phá hoa màu của mình. Một số người dân phản đối một số hình thức ôn hòa nhưng đã bị lực lượng cảnh sát trấn áp quyết liệt.
Theo nguồn tin của VN TB, các lực lượng cưỡng chế đã tiến hành bắt giữ 7 người Ê Đê. Lực lượng cưỡng chế đánh trọng thương một phụ nữ mang thai và hàng chục người khác. Bệnh viện địa phương không chịu nhận khám chữa cho người sống trong buôn Ea Nao trừ khi được công an đưa tới .
Những người bị bắt đi đã bị thẩm vấn, đánh đập, bắt viết tờ khai, viết cam kết, và mỗi người phải chịu phạt 5 -10 triệu đồng theo giấy phạt của công an.
Công an cho rằng những người bị tạm bắt giữ là những người ”gây rối trật tự công cộng”.
=====15-07=======
Báo cáo của Ân xá Quốc tế về tình hình trại giam ở Việt Nam không đúng sự thật: Bộ Ngoại giao
Các thông tin về tình hình trại giam ở Việt Nam mà tổ chức Ân xá quốc tế mới đưa ra là hoàn toàn sai sự thật, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói.
Trong cuộc họp báo vào ngày 14/7, ông Bình nói Việt Nam có chính sách nhất quán để bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.
Là thành viên của 7 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước Chống tra tấn, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi, Bình nói.
Đây là phản ứng của chính phủ Việt Nam, ba ngày sau khi Ân xá Quốc tế công bố bản báo cáo Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm tố cáo chính quyền cộng sản ở Việt Nam đàn áp các tù nhân lương tâm.
——————————-
“Phủ nhận thành tựu cách mạng”: Chụp ảnh cũng có thể bị đi tù
VNTB: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây ký Nghị định số 72/2016/NĐ-CP nhằm thắt chặt hoạt động chia sẻ thông tin. Theo đó, từ ngày 15-8-2016, các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh, buộc phải tuân thủ 8 điều kiện sau:
Nội hàm của 8 điều cấm ở Nghị định số 72 rất rộng. Nhân danh nhà nước, nhân danh đảng, người ta đã mở rộng phạm vi để có thể bỏ tù cả những ai dám chụp các hình ảnh mô tả thực đời sống xã hội, và không đúng như những gì tốt đẹp mà nghị quyết đảng đã nói.
Theo nghị định này thì có thể các bài báo chống tham nhũng sẽ không được đưa hình ảnh chứng cứ trong khi phần chứng cứ hình ảnh của một phóng sự điều tra về tham nhũng luôn là khâu khó khăn nhất, dễ đánh đổi bằng tính mạng nhất.
Nghị định 72 có thể xem như là đòn răn đe với bất kỳ tay ảnh nào dám lao vào cuộc săn ảnh các quan tham.
“Phủ nhận thành tựu cách mạng”: Chụp ảnh cũng có thể bị đi tù
===== 17-07======
Lực lượng an ninh Hà Nội câu lưu hơn 20 người biểu tình chống Trung Quốc
Ngày chủ nhật (17/7), lực lượng an ninh ở Hà Nội đã bắt giữ hơn 20 người dự định biểu tình chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi Tòa án The Hague (PCA) bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh ở vùng biển này.
Những người bị bắt bao gồm Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Bích Phượng, Trương Văn Dũng, Hoàng Hà, Bùi Quang Thắng, Đào Thu Huệ, và Lã Việt Dũng, và nhiều người khác.
Lực lượng an ninh mặc thường phục đã bắt giữ những người này khi họ đang đứng ở gần khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở trung tâm Hà Nội vào lúc 8.30, đưa họ lên xe bus và chở sang đồn công an ở Long Biên.
Một số khác bị bắt và đưa về các đồn công an gần đó, rồi sau đó đưa về đồn công an nơi họ cư trú.
Cuộc vây bắt được tiến hành 30 phút trước khi cuộc biểu tình được dự tính. Trước đó, anh em thuộc tổ chức No-U (nói không với đường lưỡi bò hay đường chữ U chín đoạn của Trung Cộng) kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình tại trung tâm Hà Nội để biểu lộ sự ủng hộ phán quyết của PCA, chúc mừng nhân dân Philippines và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải có những đối sách cứng rắn hơn để đối phó lại với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Những người bị bắt cho biết họ bị giam giữ và thẩm vấn bởi sỹ quan an ninh trước khi được trả tự do vào buổi chiều chủ nhật. Anh Trương Dũng bị sỹ quan an ninh tên Nguyễn Đức Khương ở quận Đống Đa đánh đập khi đang đưa anh từ chỗ bị bắt về phường sở tại.
Trong khi đó, nhiều nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội bị canh giữ, công an sở tại không cho ra khỏi nhà từ đêm thứ Bảy và ngày chủ nhật.
Tại Sài Gòn và Vũng Tàu, nhiều nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình mini khắp nơi trong thành phố. Không có bị bắt bớ nào được ghi lại.
Cũng trong ngày chủ nhật, hàng nghìn giáo dân ở giáo xứ Phúc Yên thuộc giáo phận Vinh đã xuống đường yêu cầu chính phủ Việt Nam đóng cửa nhà máy thép Formosa.
Chính quyền cộng sản đang áp dụng bàn tay sắt để ngăn chặn nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Nhiều nhà hoạt động đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục tấn công và gây thương tích nặng nề trong vài ngày gần đây, trong số nạn nhân có Lã Việt Dũng ở Hà Nội và nhà giáo Tô Oanh ở Bắc Giang.