http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-authorities-threaten-to-demolish-lientri-pagoda-cl-09062016130852.html
RFA | 6.9.2016
Vào chiều ngày 5 tháng 9 vừa qua, chùa Liên Trì lại nhận được văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”.
Cưỡng chế lần 2
Đây là lần thứ hai, Uỷ ban Nhân dân phường An Khánh, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh đến chùa Liên Trì để đưa văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”. Lần thứ nhất diễn ra vào tháng 7 vừa qua.
Thượng toạ Thích Không Tánh, trụ trì của chùa Liên Trì, từ Sài Gòn vào tối ngày 6 tháng 9 cho Đài Á Châu Tự do biết:
“Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9. Quyết định cưỡng chế này cũng giống như quyết định hôm tháng 7. Đồng thời họ cũng gửi thêm một thư mời xin sáng nay, 8g30 đến phường để họp, hội ý, đối thoại, bàn thảo về vấn đề cưỡng chế. Thư mời đưa từ 4 giờ chiều hôm qua mà mời 8g30 sáng nay phải đi họp. Khi họ đưa thì chùa không để ý. Sau đó đọc thì mới biết là có quyết định cưỡng chế và một thư mời.”
Ủy ban Nhân dân Phường An Khánh, Quận 2 từng có thông báo nói sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi Chùa Liên Trì từ ngày 8 đến 20 tháng Bảy năm nay. Rất nhiều phản ứng bất bình từ dư luận trong và ngoài nước về quyết định này. Vào ngày 21 tháng Bảy, 2016, ông Charles Sellers, Quyền Tổng Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm chùa ở Thủ Thiêm và gặp gỡ Hoà thượng viện chủ Thích Không Tánh. Cuộc gặp có cả đại diện của các tôn giáo khác.
Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9.
Thượng toạ Thích Không Tánh
Sau đó thì quyết định cưỡng chế chùa đã được ngưng lại, tuy nhiên, từ thời gian đó đến nay, Thượng toạ Thích Không Tánh cho biết chùa Liên Trì và các quí thầy cũng như phật tử gặp phải rất nhiều sự sách nhiễu và quấy rối.
“Dạ thưa, ra cái lệnh cưỡng chế đó thì từ đó đến giờ, công an ngày nào cũng canh gác 5,7 người hai bên và trước cổng chùa. Họ đặt 2,3 máy camera quay suốt ngày đêm làm cho Phật tử rất ngại không dám đi chùa. Lễ Vu Lan vừa rồi, khi Phật tử định đi chùa cúng lễ thì họ chặn lại, không cho đi và cấm luôn. Rồi từ đó đến nay, coi như họ cô lập, canh gác, bao vây, phong toả. Ai ra vô chùa thì họ chụp hình quay phim, rồi họ tìm đến nhà, cấm Phật tử đó không được đi chùa Liên Trì vì chùa Liên Trì là phản động. cho nên rất nhiều khó khăn. Tôi bệnh, đi bệnh viện thì họ theo sát đến bệnh viện. Khi đi công việc Phật sự thì họ cũng đi theo. Coi như suốt ngày như vậy. Mấy tháng nay là như vậy.
Thượng toạ Thích Không Tánh tiếp đón ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đến thăm Chùa Liên Trì hôm 14/1/2014.
Hiện tại bây giờ họ vẫn canh gác, ngay cả từ suốt đêm đến giờ.”
‘Sai từ tận gốc’
Việc cưỡng chế đất Chùa Liên Trì, theo nhận định của Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thì đây được xem như là một trong những cách tiêu diệt các giáo hội tôn giáo phi quốc doanh của nhà cầm quyền Việt Nam. Bên cạnh nhiều hình thức khác như bắt giam, bạo lực vũ khí, thủ tiêu, quản thúc, thì đây là trường hợp gọi là bạo lực hành chánh, tức là những luật lệ làm cho các tôn giáo bị tê liệt.
Văn bản số 2977/QĐ-UB do chủ tịch UBND Quận 2 ký được các nhà quan sát cho biết là vi phạm về Luật tố tụng hành chính 2010. Thêm vào đó, trên trang cá nhân của Linh mục Lê Ngọc Thanh có viện dẫn về Luật đất đai 2013, Điều 66, cho thấy để Quyết định thu hồi đất đối với chùa Liên Trì có hiệu lực thì phải do Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh trực tiếp ký ban hành.
Theo Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại, thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam việc cưỡng chế Chùa Liên Trì là hoàn toàn sai, ở một lý do khác, mà ông gọi là “sai từ tận gốc”.
“Cơ sở tôn giáo không thể bị giải toả bởi những dự án dân sự. nếu một dự án về dân sự an ninh quốc phòng mới đủ mạnh để giải toả một cơ sở tôn giáo. Chính trong Hiến pháp Việt Nam cũng tuyên bố là các cơ sở Tôn giáo đều chính đáng được bảo vệ. Đây là một khu đô thị, không liên quan gì đến vấn đề an ninh quốc phòng hay một dự án dân sự thì không có quyền giải toả Chùa Liên Trì. Ngay từ gốc là đã sai pháp lý rồi.”
Ứng phó
Theo lời Thượng toạ Thích Không Tánh, với quyết định cưỡng chế lần thứ hai này, Chùa Liên Trì cùng các quí thầy cũng như Phật tử chỉ biết cầu nguyện
“Nhà chùa chỉ có cầu nguyện rồi đưa tin đó đi, mong nhờ đoàn thể, tổ chức quốc tế, chính giới có lòng quan tâm đến tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân quyền Việt Nam, xin lên tiếng bênh vực cho chùa. Tình cảnh như cá nằm trên thớt, họ muốn đòi thu hồi muốn lấy lúc nào lấy. đối với nhà nước này mà họ cưỡng chế họ áp lực là họ mạnh mẽ lắm. mình đâu có khả năng gì, chỉ biết cầu nguyện thôi. Xin các tổ chức quốc tế quan tâm, bênh vực giùm cho chùa chứ dưới chế độ này, theo như dư luận người ta nói, trước sau gì cũng cưỡng chế chùa. Quí thầy và quí Phật tử rất lo.”
Mong nhờ đoàn thể, tổ chức quốc tế, chính giới có lòng quan tâm đến tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân quyền Việt Nam, xin lên tiếng bênh vực cho chùa. Tình cảnh như cá nằm trên thớt.
Thượng toạ Thích Không Tánh
Bên cạnh đó, Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết Hội đồng Liên Tôn Việt Nam có họp để lên tiếng bằng văn bản để cho thấy hành vi thô bạo của nhà quyền đối với một ngôi chùa đã tồn tại gần 70 năm
“Khu đô thị mới cũng có những người cần đến chùa, thì không có lý do gì để giải toả.Ngoài việc lên tiếng, chúng tôi chắc chắn sẽ có những chức sắc khác đến hiệp thông với chùa Liên Trì, kêu gọi quốc tế, những tổ chức xã hội dân sự trong nước để lên tiếng gây áp lực bắt nhà cầm quyền phải rút lại lệnh cưỡng chế lần thứ hai này.”
Cách đây khoảng một tuần, Hội đồng Liên tôn Việt Nam có đưa ra bản tuyên bố lên án nhà cầm quyền đã áp đặt chế độ độc tài toàn trị, vô thần vô luật lên xã hội hiện tại. Bản tuyên bố đề cập đến rất nhiều những trường hợp của giáo hội, cá nhân đang bị nhà cầm quyền cho là các thế lực cần phải tiêu diệt. Chùa Liên Trì là một trong những trường hợp được nhắc đến trong bản tuyên bố.
Xin được nhắc lại, Chùa Liên Trì là một trong những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trước 1975, là một tổ chức giáo hội không được chính phủ thừa nhận. Ngoài Chùa Liên Trì thì còn có hai cơ sở tôn giáo khác cũng đang nằm trong diện bị giải tỏa tại quận 2 là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá. Hai cơ sở này từng tồn tại ở Thủ Thiêm hơn một thế kỷ qua
September 8, 2016
Thượng toạ Thích Không Tánh: Chùa Liên Trì như ‘cá nằm trên thớt’
by HR Defender • [Human Rights]
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-authorities-threaten-to-demolish-lientri-pagoda-cl-09062016130852.html
RFA | 6.9.2016
Vào chiều ngày 5 tháng 9 vừa qua, chùa Liên Trì lại nhận được văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”.
Cưỡng chế lần 2
Đây là lần thứ hai, Uỷ ban Nhân dân phường An Khánh, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh đến chùa Liên Trì để đưa văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”. Lần thứ nhất diễn ra vào tháng 7 vừa qua.
Thượng toạ Thích Không Tánh, trụ trì của chùa Liên Trì, từ Sài Gòn vào tối ngày 6 tháng 9 cho Đài Á Châu Tự do biết:
“Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9. Quyết định cưỡng chế này cũng giống như quyết định hôm tháng 7. Đồng thời họ cũng gửi thêm một thư mời xin sáng nay, 8g30 đến phường để họp, hội ý, đối thoại, bàn thảo về vấn đề cưỡng chế. Thư mời đưa từ 4 giờ chiều hôm qua mà mời 8g30 sáng nay phải đi họp. Khi họ đưa thì chùa không để ý. Sau đó đọc thì mới biết là có quyết định cưỡng chế và một thư mời.”
Ủy ban Nhân dân Phường An Khánh, Quận 2 từng có thông báo nói sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi Chùa Liên Trì từ ngày 8 đến 20 tháng Bảy năm nay. Rất nhiều phản ứng bất bình từ dư luận trong và ngoài nước về quyết định này. Vào ngày 21 tháng Bảy, 2016, ông Charles Sellers, Quyền Tổng Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm chùa ở Thủ Thiêm và gặp gỡ Hoà thượng viện chủ Thích Không Tánh. Cuộc gặp có cả đại diện của các tôn giáo khác.
Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9.
Thượng toạ Thích Không Tánh
Sau đó thì quyết định cưỡng chế chùa đã được ngưng lại, tuy nhiên, từ thời gian đó đến nay, Thượng toạ Thích Không Tánh cho biết chùa Liên Trì và các quí thầy cũng như phật tử gặp phải rất nhiều sự sách nhiễu và quấy rối.
“Dạ thưa, ra cái lệnh cưỡng chế đó thì từ đó đến giờ, công an ngày nào cũng canh gác 5,7 người hai bên và trước cổng chùa. Họ đặt 2,3 máy camera quay suốt ngày đêm làm cho Phật tử rất ngại không dám đi chùa. Lễ Vu Lan vừa rồi, khi Phật tử định đi chùa cúng lễ thì họ chặn lại, không cho đi và cấm luôn. Rồi từ đó đến nay, coi như họ cô lập, canh gác, bao vây, phong toả. Ai ra vô chùa thì họ chụp hình quay phim, rồi họ tìm đến nhà, cấm Phật tử đó không được đi chùa Liên Trì vì chùa Liên Trì là phản động. cho nên rất nhiều khó khăn. Tôi bệnh, đi bệnh viện thì họ theo sát đến bệnh viện. Khi đi công việc Phật sự thì họ cũng đi theo. Coi như suốt ngày như vậy. Mấy tháng nay là như vậy.
Thượng toạ Thích Không Tánh tiếp đón ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đến thăm Chùa Liên Trì hôm 14/1/2014.
Hiện tại bây giờ họ vẫn canh gác, ngay cả từ suốt đêm đến giờ.”
‘Sai từ tận gốc’
Việc cưỡng chế đất Chùa Liên Trì, theo nhận định của Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thì đây được xem như là một trong những cách tiêu diệt các giáo hội tôn giáo phi quốc doanh của nhà cầm quyền Việt Nam. Bên cạnh nhiều hình thức khác như bắt giam, bạo lực vũ khí, thủ tiêu, quản thúc, thì đây là trường hợp gọi là bạo lực hành chánh, tức là những luật lệ làm cho các tôn giáo bị tê liệt.
Văn bản số 2977/QĐ-UB do chủ tịch UBND Quận 2 ký được các nhà quan sát cho biết là vi phạm về Luật tố tụng hành chính 2010. Thêm vào đó, trên trang cá nhân của Linh mục Lê Ngọc Thanh có viện dẫn về Luật đất đai 2013, Điều 66, cho thấy để Quyết định thu hồi đất đối với chùa Liên Trì có hiệu lực thì phải do Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh trực tiếp ký ban hành.
Theo Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại, thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam việc cưỡng chế Chùa Liên Trì là hoàn toàn sai, ở một lý do khác, mà ông gọi là “sai từ tận gốc”.
“Cơ sở tôn giáo không thể bị giải toả bởi những dự án dân sự. nếu một dự án về dân sự an ninh quốc phòng mới đủ mạnh để giải toả một cơ sở tôn giáo. Chính trong Hiến pháp Việt Nam cũng tuyên bố là các cơ sở Tôn giáo đều chính đáng được bảo vệ. Đây là một khu đô thị, không liên quan gì đến vấn đề an ninh quốc phòng hay một dự án dân sự thì không có quyền giải toả Chùa Liên Trì. Ngay từ gốc là đã sai pháp lý rồi.”
Ứng phó
Theo lời Thượng toạ Thích Không Tánh, với quyết định cưỡng chế lần thứ hai này, Chùa Liên Trì cùng các quí thầy cũng như Phật tử chỉ biết cầu nguyện
“Nhà chùa chỉ có cầu nguyện rồi đưa tin đó đi, mong nhờ đoàn thể, tổ chức quốc tế, chính giới có lòng quan tâm đến tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân quyền Việt Nam, xin lên tiếng bênh vực cho chùa. Tình cảnh như cá nằm trên thớt, họ muốn đòi thu hồi muốn lấy lúc nào lấy. đối với nhà nước này mà họ cưỡng chế họ áp lực là họ mạnh mẽ lắm. mình đâu có khả năng gì, chỉ biết cầu nguyện thôi. Xin các tổ chức quốc tế quan tâm, bênh vực giùm cho chùa chứ dưới chế độ này, theo như dư luận người ta nói, trước sau gì cũng cưỡng chế chùa. Quí thầy và quí Phật tử rất lo.”
Bên cạnh đó, Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết Hội đồng Liên Tôn Việt Nam có họp để lên tiếng bằng văn bản để cho thấy hành vi thô bạo của nhà quyền đối với một ngôi chùa đã tồn tại gần 70 năm
“Khu đô thị mới cũng có những người cần đến chùa, thì không có lý do gì để giải toả.Ngoài việc lên tiếng, chúng tôi chắc chắn sẽ có những chức sắc khác đến hiệp thông với chùa Liên Trì, kêu gọi quốc tế, những tổ chức xã hội dân sự trong nước để lên tiếng gây áp lực bắt nhà cầm quyền phải rút lại lệnh cưỡng chế lần thứ hai này.”
Cách đây khoảng một tuần, Hội đồng Liên tôn Việt Nam có đưa ra bản tuyên bố lên án nhà cầm quyền đã áp đặt chế độ độc tài toàn trị, vô thần vô luật lên xã hội hiện tại. Bản tuyên bố đề cập đến rất nhiều những trường hợp của giáo hội, cá nhân đang bị nhà cầm quyền cho là các thế lực cần phải tiêu diệt. Chùa Liên Trì là một trong những trường hợp được nhắc đến trong bản tuyên bố.
Xin được nhắc lại, Chùa Liên Trì là một trong những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trước 1975, là một tổ chức giáo hội không được chính phủ thừa nhận. Ngoài Chùa Liên Trì thì còn có hai cơ sở tôn giáo khác cũng đang nằm trong diện bị giải tỏa tại quận 2 là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá. Hai cơ sở này từng tồn tại ở Thủ Thiêm hơn một thế kỷ qua