Việc người dân Việt Nam bắt đầu ‘nói lên tiếng nói’ và ‘đứng lên đòi quyền lợi’ của mình qua sự kiện hàng trăm đơn kiện doanh nghiệp Formosa được chính quyền tiếp nhận là một tín hiệu ‘đáng mừng’, theo khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này.
Trao đổi với Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đơn kiện Formosa và tín hiệu từ xã hội dân sự Việt Nam” hôm 29/9/2016, từ Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nói:
“Khi được nghe như thế, tôi cũng thấy phấn khởi. Phấn khởi ở chỗ là người dân đã bắt đầu trực tiếp nói lên tiếng nói của mình và biết đứng lên để đòi quyền lợi của mình một cách dân chủ.
“Và quan trọng là chính quyền cũng đã chấp nhận những yêu cầu đó, nếu như chính quyền mà lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và xử lý, giải quyết cho hết ngọn nguồn cho dân, thì tôi nghĩ là một sự khởi đầu tốt để cho người dân thực sự được làm chủ và được nói lên tiếng nói của mình, những tín hiệu tốt lành, nếu như được giải quyết thấu đáo,” nữ cựu dân biểu nói.
Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ bình luận với Bàn tròn:
“Phải chăng là một tín hiệu mình khi nhà nước cũng bắt đầu công khai lắng nghe ý kiến người dân.
‘Một tín hiệu tốt’
“Tôi cũng thấy có lẽ là một tín hiệu tốt từ phía chính quyền, bởi vì sao? Bởi vì Thủ tướng (Nguyễn Xuân) Phúc luôn nói rằng phải luôn hướng tới người dân, chính sách phải hướng tới người dân, rồi chính phủ kiến tạo phải hướng đến người dân.
“Đây cũng có lẽ phải rút ngắn quãng đường từ lời nói đến việc làm, có lẽ chăng là một hành động đó.
Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng người dân VN đã bắt đầu ‘biết nói lên tiếng nói’ và ‘đứng lên đòi quyền lợi’ của mình.
“Đây là những bước đầu mà chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi những sự kiện như vậy từ cả hai phía là phía chính quyền cũng như là phía người dân, và chúng ta không nên có những kết luận một cách vội vàng bản chất của nó trong sự kiện này,” chuyên gia về chính sách công nói.
Nhà phản biện xã hội, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, từ một cơ quan đào tạo và nghiên cứu về chính sách cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nói với BBC về việc chính quyền nhận đơn của người dân địa phương:
“Tôi thống nhất với ý kiến của Tiến sỹ Phạm Thị Loan đã nêu, đây là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực bởi vì xét về sự kiện này (nhận đơn) có thể nói đấy là cách giải quyết hợp tình và hợp lý.
‘Hợp tình hợp lý’
“Về tình, chúng ta đều biết rằng người dân khi mà có những vấn đề cần phải đến cơ quan công quyền thì chắc chắn việc tiếp đơn, nhận đơn là một lẽ dĩ nhiên. Còn về lý, chúng ta biết rằng đây là vấn đề người dân đưa ra. Vấn đề liên quan việc đe dọa nguồn sống bởi doanh nghiệp Formosa và vấn đề này đã được báo chí nêu nhiều, cho nên tôi nghĩ này không khó.
“Nhưng cái điểm mà chúng ta đang thấy, đấy mới chỉ là bước đầu, chúng ta cần xem bước giải quyết tiếp theo ra sao và như thế tôi thấy rằng người dân cần có sự hỗ trợ.
“Bởi vì khi chúng ta đã định đưa ra về mặt pháp lý, thì cũng cần có sự tổ chức các nguồn thông tin một cách có hệ thống để có thể minh chứng một cách rõ ràng, cụ thể nhằm giải quyết sáng tỏ vấn đề nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, cũng như có bằng chứng của pháp luật đưa ra.
“Bởi vì chúng ta (Việt Nam) đang làm việc không chỉ với Formosa là một doanh nghiệp trong nước, mà đây còn là một vấn đề quốc tế,” Tiến sỹ, Bác Sỹ Trần nói với Bàn tròn thứ Năm.
Từ Văn phòng Luật sư Hưng Đạo – Thăng Long, Luật sư Lê Văn Luân nói với Tọa đàm:
“Về sự kiện khoảng 600 hộ dân, theo tin tức được biết, từ Nghệ An tới Kỳ An, Hà Tĩnh trực tiếp nộp đơn ra tòa của thị xã Kỳ Anh, về việc này tôi cũng thấy đây là tín hiệu mừng và bất ngờ với việc ngư dân đã biết hành vi pháp lý thực hiện những quyền lợi của mình bằng con đường pháp lý.
‘Đáng mừng, bất ngờ’
Việc chính quyền nhận đơn kiện của dân là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực, nhưng đây mới là điểm bắt đầu và người dân cần được hỗ trợ thêm, theo TS. Trần Tuấn.
“Thay vì việc chúng ta tự chấp nhận việc thương lượng của người khác, như ở đây là Chính phủ Việt Nam đã đứng ra thương lượng với Formosa về số tiền 500 triệu đô-la, tuy nhiên người chịu thiệt hại trực tiếp và những người có quyền lợi đối với việc thiệt hại này thì chủ yếu là ngư dân, ngư dân của bốn tỉnh miền Trung.
“Hiện tại đến nay chưa có bất cứ thống kê khoa học nào liên quan đến thiệt hại để có một con số cụ thể là 500 triệu đô-la? Tuy nhiên việc người dân, bây giờ mới có khoảng 600 người, nhưng nó là một dấu hiệu đầu tiên về việc cư xử văn minh nhất đối với một quốc gia,” Luật sư Lê Văn Luân nêu quan điểm.
Nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Anh Tuấn nói với Tọa đàm về ‘quá trình đấu tranh’ pháp lý của người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi vụ thảm họa môi trường do Formosa gây ra làm cho thủy, hải sản chết hàng loạt và bất thường.
Ông nói: “Trong vụ Formosa này, nó được khởi động cách đây một tuần, tức vào ngày 22/9, khi khoảng 1.000 hộ dân ở hai xã là Kỳ Lợi và Kỳ Phương ở thị xã Kỳ Anh nộp một đơn kiến nghị lên Chính phủ và Quốc hội đòi bồi thường tổng số tiền vào khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
“Tức là vào khoảng 100 triệu đô-la và đòi lấy từ số tiền mà Formosa đã chi trả cho Chính phủ (Việt Nam) và đặt ra kỳ hạn là trong vòng hai tuần, nếu không được đáp ứng, họ sẽ dựa vào chính những bảng kê khai thiệt hại ấy để kiện Formosa ra tòa.
“Một tuần sau đó, ngày 29 vừa qua, như mọi người đều biết là người dân của Quỳnh Lưu, Nghệ An, đoàn người dân khoảng cỡ 600 người có đến thị xã Kỳ Anh và tiếp tục nộp đơn kiện, cũng đòi bồi thường thiệt hại.
‘Tiến trình pháp lý’
Luật sư Lên Văn Luân cho rằng việc khoảng 600 triệu dân tự tiếp nộp đơn ra tòa ở Kỳ Anh vừa là một tín hiệu mừng vừa là điều ‘bất ngờ’
“Hiện tại có hai sự kiện như vậy, trong vòng cỡ một tuần tới đây thôi, nếu như Chính phủ và Quốc hội không đáp ứng nhu cầu của 1.000 hộ dân trước đó của thị xã Kỳ Anh, thì có thể sẽ có thể có thêm một đợt nộp đơn kiện mới.
“Các sự kiện diễn ra như vậy, tuy nhiên, theo chỗ tôi được biết, tiến trình pháp lý không chỉ bắt đầu thông qua hai sự kiện đó mà nó bắt đầu cách đây khoảng 3 tháng rồi, tức là khi đấy đã có những động thái từ các luật sư, chẳng hạn nhóm Luật sư ‘Phục vụ và công lý’ cũng đã có những tiếp xúc đầu tiên, bí mật với người dân địa phương để chuẩn bị cho những sự việc vừa diễn ra,” nhà hoạt động làm công tác xã hội nói với Bàn tròn thứ Năm.
Theo truyền thông chính thống của Việt Nam, hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Vào tuần trước, hơn một nghìn hộ gia đình tại huyện Kỳ Anh đã gửi đơn đến Quốc hội và Chính phủ “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” vì môi trường biển bị tàn phá.
Bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân. Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đô-la bồi thường cho phía Việt Nam.
Hôm 30/06 Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung.
Phản ứng của Formosa
Theo truyền thông của Đài Loan, công ty Formosa đã nói với báo chí nước này rằng họ đã nhận được thông tin nhưng không bình luận việc hàng trăm hộ ngư dân kiện đòi bồi thường.
Formosa nói vụ việc sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn nói về ‘tiến trình đấu tranh pháp lý’ của người dân vốn đã khởi động từ nhiều tháng trước.
Ông Dư Khánh Chương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, được Trung Ương Xã, cơ quan thông tấn xã quốc gia của Đài Loan dẫn lời nói rằng công ty đã nhận được toàn bộ thông tin liên quan đến các vụ kiện, nhưng nói rằng vấn đề này sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết.
Công ty không can dự vấn đề này, và do đó không thể bình luận, ông Dư nói.
Ông nói rằng Formosa đang cố gắng hết sức mình để thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, và nói thêm rằng những nỗ lực của công ty đã giành được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng tại địa phương.
September 30, 2016
Đơn kiện Formosa và tín hiệu XH dân sự
by HR Defender • [Human Rights]
PGS. TS Phạm Quý Thọ cho rằng sự kiện là một tín hiệu mừng và tốt vì nhà nước đã bắt đầu công khai lắng nghe ý kiến người dân.
BBC | 29.9.2016
Việc người dân Việt Nam bắt đầu ‘nói lên tiếng nói’ và ‘đứng lên đòi quyền lợi’ của mình qua sự kiện hàng trăm đơn kiện doanh nghiệp Formosa được chính quyền tiếp nhận là một tín hiệu ‘đáng mừng’, theo khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này.
Trao đổi với Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đơn kiện Formosa và tín hiệu từ xã hội dân sự Việt Nam” hôm 29/9/2016, từ Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nói:
“Khi được nghe như thế, tôi cũng thấy phấn khởi. Phấn khởi ở chỗ là người dân đã bắt đầu trực tiếp nói lên tiếng nói của mình và biết đứng lên để đòi quyền lợi của mình một cách dân chủ.
“Và quan trọng là chính quyền cũng đã chấp nhận những yêu cầu đó, nếu như chính quyền mà lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và xử lý, giải quyết cho hết ngọn nguồn cho dân, thì tôi nghĩ là một sự khởi đầu tốt để cho người dân thực sự được làm chủ và được nói lên tiếng nói của mình, những tín hiệu tốt lành, nếu như được giải quyết thấu đáo,” nữ cựu dân biểu nói.
Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ bình luận với Bàn tròn:
“Phải chăng là một tín hiệu mình khi nhà nước cũng bắt đầu công khai lắng nghe ý kiến người dân.
‘Một tín hiệu tốt’
“Tôi cũng thấy có lẽ là một tín hiệu tốt từ phía chính quyền, bởi vì sao? Bởi vì Thủ tướng (Nguyễn Xuân) Phúc luôn nói rằng phải luôn hướng tới người dân, chính sách phải hướng tới người dân, rồi chính phủ kiến tạo phải hướng đến người dân.
“Đây cũng có lẽ phải rút ngắn quãng đường từ lời nói đến việc làm, có lẽ chăng là một hành động đó.
Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng người dân VN đã bắt đầu ‘biết nói lên tiếng nói’ và ‘đứng lên đòi quyền lợi’ của mình.
“Đây là những bước đầu mà chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi những sự kiện như vậy từ cả hai phía là phía chính quyền cũng như là phía người dân, và chúng ta không nên có những kết luận một cách vội vàng bản chất của nó trong sự kiện này,” chuyên gia về chính sách công nói.
Nhà phản biện xã hội, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, từ một cơ quan đào tạo và nghiên cứu về chính sách cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nói với BBC về việc chính quyền nhận đơn của người dân địa phương:
“Tôi thống nhất với ý kiến của Tiến sỹ Phạm Thị Loan đã nêu, đây là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực bởi vì xét về sự kiện này (nhận đơn) có thể nói đấy là cách giải quyết hợp tình và hợp lý.
‘Hợp tình hợp lý’
“Về tình, chúng ta đều biết rằng người dân khi mà có những vấn đề cần phải đến cơ quan công quyền thì chắc chắn việc tiếp đơn, nhận đơn là một lẽ dĩ nhiên. Còn về lý, chúng ta biết rằng đây là vấn đề người dân đưa ra. Vấn đề liên quan việc đe dọa nguồn sống bởi doanh nghiệp Formosa và vấn đề này đã được báo chí nêu nhiều, cho nên tôi nghĩ này không khó.
“Nhưng cái điểm mà chúng ta đang thấy, đấy mới chỉ là bước đầu, chúng ta cần xem bước giải quyết tiếp theo ra sao và như thế tôi thấy rằng người dân cần có sự hỗ trợ.
“Bởi vì khi chúng ta đã định đưa ra về mặt pháp lý, thì cũng cần có sự tổ chức các nguồn thông tin một cách có hệ thống để có thể minh chứng một cách rõ ràng, cụ thể nhằm giải quyết sáng tỏ vấn đề nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, cũng như có bằng chứng của pháp luật đưa ra.
“Bởi vì chúng ta (Việt Nam) đang làm việc không chỉ với Formosa là một doanh nghiệp trong nước, mà đây còn là một vấn đề quốc tế,” Tiến sỹ, Bác Sỹ Trần nói với Bàn tròn thứ Năm.
Từ Văn phòng Luật sư Hưng Đạo – Thăng Long, Luật sư Lê Văn Luân nói với Tọa đàm:
“Về sự kiện khoảng 600 hộ dân, theo tin tức được biết, từ Nghệ An tới Kỳ An, Hà Tĩnh trực tiếp nộp đơn ra tòa của thị xã Kỳ Anh, về việc này tôi cũng thấy đây là tín hiệu mừng và bất ngờ với việc ngư dân đã biết hành vi pháp lý thực hiện những quyền lợi của mình bằng con đường pháp lý.
‘Đáng mừng, bất ngờ’
Việc chính quyền nhận đơn kiện của dân là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực, nhưng đây mới là điểm bắt đầu và người dân cần được hỗ trợ thêm, theo TS. Trần Tuấn.
“Thay vì việc chúng ta tự chấp nhận việc thương lượng của người khác, như ở đây là Chính phủ Việt Nam đã đứng ra thương lượng với Formosa về số tiền 500 triệu đô-la, tuy nhiên người chịu thiệt hại trực tiếp và những người có quyền lợi đối với việc thiệt hại này thì chủ yếu là ngư dân, ngư dân của bốn tỉnh miền Trung.
“Hiện tại đến nay chưa có bất cứ thống kê khoa học nào liên quan đến thiệt hại để có một con số cụ thể là 500 triệu đô-la? Tuy nhiên việc người dân, bây giờ mới có khoảng 600 người, nhưng nó là một dấu hiệu đầu tiên về việc cư xử văn minh nhất đối với một quốc gia,” Luật sư Lê Văn Luân nêu quan điểm.
Nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Anh Tuấn nói với Tọa đàm về ‘quá trình đấu tranh’ pháp lý của người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi vụ thảm họa môi trường do Formosa gây ra làm cho thủy, hải sản chết hàng loạt và bất thường.
Ông nói: “Trong vụ Formosa này, nó được khởi động cách đây một tuần, tức vào ngày 22/9, khi khoảng 1.000 hộ dân ở hai xã là Kỳ Lợi và Kỳ Phương ở thị xã Kỳ Anh nộp một đơn kiến nghị lên Chính phủ và Quốc hội đòi bồi thường tổng số tiền vào khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
“Tức là vào khoảng 100 triệu đô-la và đòi lấy từ số tiền mà Formosa đã chi trả cho Chính phủ (Việt Nam) và đặt ra kỳ hạn là trong vòng hai tuần, nếu không được đáp ứng, họ sẽ dựa vào chính những bảng kê khai thiệt hại ấy để kiện Formosa ra tòa.
“Một tuần sau đó, ngày 29 vừa qua, như mọi người đều biết là người dân của Quỳnh Lưu, Nghệ An, đoàn người dân khoảng cỡ 600 người có đến thị xã Kỳ Anh và tiếp tục nộp đơn kiện, cũng đòi bồi thường thiệt hại.
‘Tiến trình pháp lý’
Luật sư Lên Văn Luân cho rằng việc khoảng 600 triệu dân tự tiếp nộp đơn ra tòa ở Kỳ Anh vừa là một tín hiệu mừng vừa là điều ‘bất ngờ’
“Hiện tại có hai sự kiện như vậy, trong vòng cỡ một tuần tới đây thôi, nếu như Chính phủ và Quốc hội không đáp ứng nhu cầu của 1.000 hộ dân trước đó của thị xã Kỳ Anh, thì có thể sẽ có thể có thêm một đợt nộp đơn kiện mới.
“Các sự kiện diễn ra như vậy, tuy nhiên, theo chỗ tôi được biết, tiến trình pháp lý không chỉ bắt đầu thông qua hai sự kiện đó mà nó bắt đầu cách đây khoảng 3 tháng rồi, tức là khi đấy đã có những động thái từ các luật sư, chẳng hạn nhóm Luật sư ‘Phục vụ và công lý’ cũng đã có những tiếp xúc đầu tiên, bí mật với người dân địa phương để chuẩn bị cho những sự việc vừa diễn ra,” nhà hoạt động làm công tác xã hội nói với Bàn tròn thứ Năm.
Theo truyền thông chính thống của Việt Nam, hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Vào tuần trước, hơn một nghìn hộ gia đình tại huyện Kỳ Anh đã gửi đơn đến Quốc hội và Chính phủ “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” vì môi trường biển bị tàn phá.
Bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân. Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đô-la bồi thường cho phía Việt Nam.
Hôm 30/06 Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung.
Phản ứng của Formosa
Theo truyền thông của Đài Loan, công ty Formosa đã nói với báo chí nước này rằng họ đã nhận được thông tin nhưng không bình luận việc hàng trăm hộ ngư dân kiện đòi bồi thường.
Formosa nói vụ việc sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn nói về ‘tiến trình đấu tranh pháp lý’ của người dân vốn đã khởi động từ nhiều tháng trước.
Ông Dư Khánh Chương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, được Trung Ương Xã, cơ quan thông tấn xã quốc gia của Đài Loan dẫn lời nói rằng công ty đã nhận được toàn bộ thông tin liên quan đến các vụ kiện, nhưng nói rằng vấn đề này sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết.
Công ty không can dự vấn đề này, và do đó không thể bình luận, ông Dư nói.
Ông nói rằng Formosa đang cố gắng hết sức mình để thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, và nói thêm rằng những nỗ lực của công ty đã giành được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng tại địa phương.
Mời quý vị bấm vào đây để đón theo dõi Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC.
BBC sẽ tiếp tục giới thiệu các ý kiến của khách mời tại cuộc Tọa đàm ở các bài vở tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.