Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
BBC | 25.11.2016
The Economist nói Việt Nam hoãn luật về hội nhưng không đủ năng lực làm việc của họ.
Tờ Economist (Anh) vừa có bài ‘A plan to legalise Vietnam’s private charities and clubs is shelved’, đề cập tới quyết định ngưng thông qua Luật về Hội ở Việt Nam.
“Không ai trông đợi dự thảo Luật về Hội, sau một số năm để trong tủ, được đem ra phủi bụi năm 2015, có thể đem lại sự thay đổi đáng kể,” báo này viết.
“Nhưng hy vọng chỉ là nó sẽ làm rõ những quyền hiện đang tồn tại trong một đống các nghị định – mà thường bị giới chức địa phương xem thường – tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc để đi tới.”
Dự thảo Luật về Hội được mong đợi thông qua trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 14 nhưng hôm 25/10, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói “xin lùi” do còn nhiều tranh cãi.
Tờ báo Anh viết Việt Nam có những lý do tốt để nhẹ tay với những công dân có tinh thần dân sự.
Vì sức ép kinh tế, nợ công đang sắp chạm ngưỡng 65% GDP, các quan chức cao cấp của đảng Cộng sản có thể đã tính toán rằng sẽ dễ nhận diện các nhóm hoạt động hội công khai hơn là để họ tổ chức ngoài luồng trên Internet.
Nhưng tính toán này không thắng được nỗi sợ hãi rằng xã hội dân sự sẽ là “bà đỡ cho những phong trào có thể đe dọa sự kiểm soát của chính quyền”.
“Cái chết của Hiệp định TPP làm giảm hẳn ham muốn cải tổ ở Việt Nam. Việc trì hoãn thông qua Luật về Hội lại càng giảm khả năng Việt Nam thực thi cam kết mạnh mẽ rằng họ sẽ bao dung với các nghiệp đoàn độc lập, một trong những điều mà Hà Nội đã nói khi đàm phán TPP.”
Cùng lúc, theo The Economist, chính quyền không đủ năng lực để thực hiện các công việc mà xã hội dân sự đang làm.
‘Chi phối’
Trước đó, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà văn Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, nói: “Điều tôi bức xúc nhất về Dự thảo Luật về Hội là chính quyền buộc các hội phải có tính pháp nhân mới được hoạt động.”
“Nghĩa là chính quyền chỉ thừa nhận những hội mà họ có thể chi phối sự hoạt động.”
“Như thế rõ ràng là chống lại quyền của người dân và vi phạm những Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.”
“Mặt khác, với những điều khoản khắt khe như buộc các hội đoàn không được nhận tiền từ các tổ chức nước ngoài, chính quyền dường như chỉ muốn hội là cánh tay nối dài của họ thôi.”
Chậm đưa ra Luật về Hội, ai có lợi?
Quan ngại quanh Dự thảo Luật về Hội
Ông cũng dự báo: “Khó có khả năng chính quyền tiếp nhận những phản biện từ người dân mà họ sẽ thông qua Dự thảo Luật theo ý họ.”
“Có thể chính quyền đang bị áp lực từ nhiều phía và cũng lo ngại giới dân chủ tạo sức ép qua các hội đoàn,” ông Phạm Thành nói với BBC hôm 15/10.
Trong thảo luận tại Quốc hội Việt Nam hôm 25/10, đại biểu Bùi Mậu Quân nói:
“Dự luật phải quy định rõ chế tài với các tổ chức, cá nhân lạm dụng, thành lập hội trái phép,”
“Nghị định 45 của Chính phủ chỉ điều chỉnh các hội, nhóm thành lập hợp pháp. Đây là một trong những bất cập, đồng thời là kẽ hở lớn của pháp luật mà dự thảo Luật về hội cần điều chỉnh”,
Đại biểu Quốc hội này cũng cảnh báo “không vì áp lực xã hội mà vội vã thông qua”, theo VnExpress cùng ngày.
November 25, 2016
Báo Anh: ‘VN hoãn luật về hội nhưng chính quyền không đủ năng lực’
by HR Defender • [Human Rights]
Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
BBC | 25.11.2016
The Economist nói Việt Nam hoãn luật về hội nhưng không đủ năng lực làm việc của họ.
Tờ Economist (Anh) vừa có bài ‘A plan to legalise Vietnam’s private charities and clubs is shelved’, đề cập tới quyết định ngưng thông qua Luật về Hội ở Việt Nam.
“Không ai trông đợi dự thảo Luật về Hội, sau một số năm để trong tủ, được đem ra phủi bụi năm 2015, có thể đem lại sự thay đổi đáng kể,” báo này viết.
“Nhưng hy vọng chỉ là nó sẽ làm rõ những quyền hiện đang tồn tại trong một đống các nghị định – mà thường bị giới chức địa phương xem thường – tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc để đi tới.”
Dự thảo Luật về Hội được mong đợi thông qua trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 14 nhưng hôm 25/10, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói “xin lùi” do còn nhiều tranh cãi.
Tờ báo Anh viết Việt Nam có những lý do tốt để nhẹ tay với những công dân có tinh thần dân sự.
Vì sức ép kinh tế, nợ công đang sắp chạm ngưỡng 65% GDP, các quan chức cao cấp của đảng Cộng sản có thể đã tính toán rằng sẽ dễ nhận diện các nhóm hoạt động hội công khai hơn là để họ tổ chức ngoài luồng trên Internet.
Nhưng tính toán này không thắng được nỗi sợ hãi rằng xã hội dân sự sẽ là “bà đỡ cho những phong trào có thể đe dọa sự kiểm soát của chính quyền”.
“Cái chết của Hiệp định TPP làm giảm hẳn ham muốn cải tổ ở Việt Nam. Việc trì hoãn thông qua Luật về Hội lại càng giảm khả năng Việt Nam thực thi cam kết mạnh mẽ rằng họ sẽ bao dung với các nghiệp đoàn độc lập, một trong những điều mà Hà Nội đã nói khi đàm phán TPP.”
Cùng lúc, theo The Economist, chính quyền không đủ năng lực để thực hiện các công việc mà xã hội dân sự đang làm.
‘Chi phối’
Trước đó, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà văn Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, nói: “Điều tôi bức xúc nhất về Dự thảo Luật về Hội là chính quyền buộc các hội phải có tính pháp nhân mới được hoạt động.”
“Nghĩa là chính quyền chỉ thừa nhận những hội mà họ có thể chi phối sự hoạt động.”
“Như thế rõ ràng là chống lại quyền của người dân và vi phạm những Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.”
“Mặt khác, với những điều khoản khắt khe như buộc các hội đoàn không được nhận tiền từ các tổ chức nước ngoài, chính quyền dường như chỉ muốn hội là cánh tay nối dài của họ thôi.”
Chậm đưa ra Luật về Hội, ai có lợi?
Quan ngại quanh Dự thảo Luật về Hội
Ông cũng dự báo: “Khó có khả năng chính quyền tiếp nhận những phản biện từ người dân mà họ sẽ thông qua Dự thảo Luật theo ý họ.”
“Có thể chính quyền đang bị áp lực từ nhiều phía và cũng lo ngại giới dân chủ tạo sức ép qua các hội đoàn,” ông Phạm Thành nói với BBC hôm 15/10.
Trong thảo luận tại Quốc hội Việt Nam hôm 25/10, đại biểu Bùi Mậu Quân nói:
“Dự luật phải quy định rõ chế tài với các tổ chức, cá nhân lạm dụng, thành lập hội trái phép,”
“Nghị định 45 của Chính phủ chỉ điều chỉnh các hội, nhóm thành lập hợp pháp. Đây là một trong những bất cập, đồng thời là kẽ hở lớn của pháp luật mà dự thảo Luật về hội cần điều chỉnh”,
Đại biểu Quốc hội này cũng cảnh báo “không vì áp lực xã hội mà vội vã thông qua”, theo VnExpress cùng ngày.