SBTN | 16.12.2016
Nhà chức trách tỉnh Hà Tĩnh hôm Thứ Năm 15/12 tổ chức tiêu hủy gần 300 tấn hải sản bị nhiễm độc Cadmium và Phenol bằng hình thức chôn lấp.
Đây là số hải sản được niêm phong từ tháng 10 vừa qua, sau khi có kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trung Ương và xác nhận là bị nhiễm độc trong thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra.
Theo VTC News, số hải sản tiêu hủy trong đợt này được bốc dỡ từ 7 kho đông lạnh trong xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà và đem đến bãi rác thuộc Cụm công nghiệp Lộc Hà. Tại đây, hải sản sẽ được chôn xuống hố đào sẵn, lấp đất lên trên, rải vôi và phun thuốc khử khuẩn Cloramin B.
Tiến trình chôn lấp hải sản nhiễm độc dự trù hoàn thành trong hai ngày.
Đây là số hải sản tồn kho trong riêng xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà. Được biết tại huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh cũng có những kho đông lạnh chứa hải sản chưa đem đi tiêu hủy. Sở dĩ hải sản được xác nhận nhiễm độc tại nhiều địa phương được tồn kho lâu như vậy mà không đem đi tiêu hủy, là vì các chủ kho chưa đồng ý với mức đền bù 70% mà chính quyền địa phương đưa ra.
Hàng tháng nhiều chủ kho vẫn phải trả tiền điện, tiền lãi vay ngân hàng và tiền thuê nhân công để duy trì số hải sản mà họ không được phép bán ra thị trường. Nhiều chủ kho hải sản này không có tên trong danh sách nhận tiền bồi thường từ Formosa.
Huy Lam / SBTN
December 17, 2016
Hà Tĩnh tiêu hủy gần 300 tấn hải sản nhiễm độc
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 16.12.2016
Nhà chức trách tỉnh Hà Tĩnh hôm Thứ Năm 15/12 tổ chức tiêu hủy gần 300 tấn hải sản bị nhiễm độc Cadmium và Phenol bằng hình thức chôn lấp.
Đây là số hải sản được niêm phong từ tháng 10 vừa qua, sau khi có kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trung Ương và xác nhận là bị nhiễm độc trong thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra.
Theo VTC News, số hải sản tiêu hủy trong đợt này được bốc dỡ từ 7 kho đông lạnh trong xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà và đem đến bãi rác thuộc Cụm công nghiệp Lộc Hà. Tại đây, hải sản sẽ được chôn xuống hố đào sẵn, lấp đất lên trên, rải vôi và phun thuốc khử khuẩn Cloramin B.
Tiến trình chôn lấp hải sản nhiễm độc dự trù hoàn thành trong hai ngày.
Đây là số hải sản tồn kho trong riêng xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà. Được biết tại huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh cũng có những kho đông lạnh chứa hải sản chưa đem đi tiêu hủy. Sở dĩ hải sản được xác nhận nhiễm độc tại nhiều địa phương được tồn kho lâu như vậy mà không đem đi tiêu hủy, là vì các chủ kho chưa đồng ý với mức đền bù 70% mà chính quyền địa phương đưa ra.
Hàng tháng nhiều chủ kho vẫn phải trả tiền điện, tiền lãi vay ngân hàng và tiền thuê nhân công để duy trì số hải sản mà họ không được phép bán ra thị trường. Nhiều chủ kho hải sản này không có tên trong danh sách nhận tiền bồi thường từ Formosa.
Huy Lam / SBTN