SBTN | 20.12.2016
Năm 2016 đang khép lại, với quá nhiều sự kiện chính trị-xã hội quan trọng đã diễn ra trên đất nước Việt Nam. Báo giới nhà nước CSVN đã và đang bình chọn những sự kiện quan trọng theo góc nhìn của chính quyền.
Sau đây là 10 sự kiện chính trị nổi bật đã diễn ra tại Việt Nam trong năm 2016, theo góc nhìn của “lề dân”:
Thảm họa môi trường do Formosa gây ra: Sự kiện công ty thép Formosa của Đài Loan-Trung Cộng xả chất thải xuống biển đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, và hủy hoại môi trường biển của ít nhất 4 tỉnh Miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Những thiệt hại do thảm họa môi trường này gây ra cho người dân Việt Nam thật là khủng khiếp, và không chỉ nằm gọn trong 4 tỉnh kể trên.
Điều đã làm cho người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới phẫn nộ, đó là việc chính quyền CSVN đã đứng về phía Formosa, bảo vệ kẻ đã hủy diệt môi trường và phương tiện sinh sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Chính quyền CSVN cũng đã tự thỏa thuận ngầm với Formosa, để nhận số tiền đền bù “trọn gói” 500 triệu USD, mà không hề lấy ý kiến từ phía người dân. Trong khi đó, theo một số thống kê thiệt hại cho thấy, con số thực tế lớn hơn con số này rất nhiều. Dư luận cũng tin rằng số tiền đền bù đó cũng sẽ không đến hoàn toàn với người dân bị thiệt hại.
Những cuộc biểu tình chống Formosa và sự đồng lõa của chính quyền CSVN nổ ra khắp nơi trên cả nước Việt Nam: nhận ra sự thiếu minh bạch của chính quyền CSVN trong vụ Formosa, người dân Việt Nam đã không thể ngồi yên, mà vùng lên phản ứng mạnh mẽ. Những cuộc biểu tình đã nổ ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam trong những ngày cuối tháng 04 và đầu tháng 05/2016: Sài Gòn, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng… và đặc biệt tại các tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa. Biểu ngữ “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch” đã trở thành biểu tượng của những cuộc biểu tình này.
Những cuộc biểu tình ở Sài Gòn & Hà Nội nhanh chóng đã bị chính quyền mạnh tay đàn áp sau 2 tuần. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình của giáo dân, ngư dân các tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) đã tiếp tục kéo dài, với số đông lên đến hàng chục ngàn người! Đỉnh điểm của những cuộc biểu tình này là vào ngày 2/10, khi hơn 10,000 dân Kỳ Anh Hà Tĩnh, đã phong tỏa toàn bộ khu vực cổng chính của Formosa. Cư dân mạng đã đưa tin và hình ảnh với khẩu hiệu: “Formosa thất thủ!”. SỐ ĐÔNG CÓ TỔ CHỨC chính là chìa khóa thành công của các cuộc biểu tình tại Giáo Phận Vinh.
Giáo dân đi kiện Formosa: Linh mục Đặng Hữu Nam đã cùng hơn 500 giáo dân Phú Yên-Nghệ An, vào tận Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa tại tòa án ở Kỳ Anh, vào ngày 26/09/2016. Đây là một sự kiện lịch sử, vì lần đầu tiên một vụ khiếu kiện tập thể của người dân Việt Nam trước một công ty nước ngoài, mà không có sự đồng tình của chính quyền CSVN. Hành trình đi khiếu kiện được mô tả là văn minh, trật tự, trong tinh thần tôn trong pháp luật, bảo vệ môi trường. Chính quyền CSVN sau đó đã trả lại hồ sơ của người dân, và ngăn cản Linh Mục Nam cùng ngư dân đi kiện trong lần thứ hai.
Bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh): Ngay sau khi thảm họa Formosa, trên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng truyền đi bài thơ làm chấn động lương tâm của người Việt Nam này. Những câu thơ đã lột tả hơn bi kịch của một đất nước “4,000 tuổi mà dân không chịu lớn”, với “những dự án và tượng đài nghìn tỉ”, nhưng “rừng đã hết và biển thì đang chết”.
Chỉ vài ngày sau, công an Hà Tĩnh đã “làm việc”, và buộc cô giáo Lam phải lấy bài thơ này ra khỏi trang facebook của mình. Nhưng đã quá muộn. Người dân Việt trong và ngoài nước đều ngưỡng mộ bài thơ, phổ biến rộng khắp. Trong tháng 05/2016, Sài Gòn Báo đã tổ chức một cuộc thi phổ nhạc bài thơ này, và nhận được 34 tác phẩm của người Việt khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng 3 tuần.
Tố cáo Formosa ra quốc tế: Cũng liên quan đến thảm họa Formosa, vào ngày 5 tháng 12 2016, tại Đài Bắc, Đài Loan đã có một buổi điều trần tại Quốc Hội, về việc Formosa xả chất thải đầu độc biển Việt Nam. Buổi điều trần có mặt Linh Mục Nguyễn Đình Thục, cha quản giáo xứ Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh đến từ Việt Nam. Ông cùng linh mục Nguyễn Văn Hùng, người điều hành Văn Phòng Pháp Lý Hỗ Trợ Công Nhân và Cô Dâu tại Đài Loan đã trao một thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa cho văn phòng chủ tịch Quốc Hội Đài Loan. Thỉnh nguyện thư là một nỗ lực của 46 tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền từ các nước như Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan, Mông Cổ, Campuchia, Iran và Hàn Quốc.
Đây là một sự kiện hi hữu, chỉ xảy ra tại Việt Nam, khi người dân Việt Nam phải ra nước ngoài, vận động lương tâm của chính quyền quốc gia của công ty đã gây thảm họa cho mình, mà không thể trông đợi vào chính quyền CSVN.
Đập thủy điện Hố Hô tiếp tục xả lũ giết người tại các tỉnh Miền Trung: Vào đêm 14/10/2016, trong khi trời đang mưa lũ, đập thủy điện này đã bất ngờ xả lũ, cướp đi sinh mạng của hơn 20 người, nhận chìm hàng chục nghìn căn nhà, cướp đi hoa màu, gia súc… của người dân nghèo tại Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhưng sau đó, công ty Thủy Điện Hố Hô nói là mình đã xả lũ “đúng quí trình”! Và đó không phải là lần đầu tiên mà họ làm chuyện này.
Công ty thủy địên Hố Hô sau đó chỉ bị chính quyền CSVN phạt 115 triệu VNĐ vì hành động giết người kể trên. Cũng không có một quan chức nào bị truy tố, và người dân cũng không hề được bồi thường. “Đúng qui trình” đã trở thành một thuật ngữ chung người dân dùng cho hầu hết các hành động hại nước, hại dân của chính quyền CSVN.
Tổng thống Obama thăm Việt nam & Đại học FullBright được thành lập tại Việt Nam: Chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 05/2016 của ông Obama không phải là chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng Thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhưng chưa có vị tổng thống Hoa Kỳ nào trước đó lại dành được sự ngưỡng mộ của người dân Việt Nam như ông Obama trong chuyến viếng thăm này. Những bài diễn văn, những buổi nói chuyện, phong cách hành xử… của Tổng Thống Obama đã gởi đến những thông điệp được người dân Việt Nam cảm nhận sâu sắc- đặc biệt là giới trẻ- về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tầm nhìn của những người lãnh đạo đất nước…
Cũng trong thời gian chuyến đi này, Đại Học Fulbright của Hoa Kỳ đã được chính thức thành lập tại Việt Nam vào ngày 25/05/2016. Nhiều người hy vọng rằng trường đại học này- thông qua chương trình đào tạo của mình- sẽ góp phần tạo nên một thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với những giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ của Hoa Kỳ.
Sự phân hóa, đấu đá nội bộ trong ĐCSVN diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết trong năm 2016: Khởi đầu là cuộc đấu đá vô cùng quyết liệt giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh giành ghế tổng bí thư. Sau khi ông Trọng chiến thắng, hàng loạt các vụ thanh trừng nội bộ đã diễn ra, với số lượng và mức độ tàn nhẫn được cho là chưa từng thấy trong lịch sử ĐCSVN như: vụ thảm sát Yên Bái, vụ tấn công vào các tập đoàn sân sau của phe Nguyễn Tấn Dũng như tập đoàn Masan, vụ Trịnh Xuân Thanh & Vũ Đình Duy bị truy tố nhưng thoải mái bỏ trốn ra nước ngoài…
Tình hình nợ công, ngân sách nhà nước bị thâm thủng trầm trọng: Tình hình kinh tế-tài chính của đất nước Việt Nam chưa bao giờ nguy ngập như lúc này. Hàng loạt các công ty quốc doanh thua lỗ hàng ngàn tỉ. Tỉ lệ nợ công cao ngất ngưởng. Hàng loạt các ngân hàng bị nợ xấu nhận chìm, dẫn đến phá sản. Đồng tiền mất giá trầm trọng… Tất cả những điều này đều dẫn đến sự bất ổn của xã hội, lòng dân ai oán, sẽ làm lung lay tận gốc rễ chế độ độc tài toàn trị CSVN trong thời gian tới.
Hàng loạt những người vượt biên Việt Nam sang Úc bất thành, bị chính phủ Úc trả về: Họ đã bị chính quyền CSVN truy tố, bỏ tù. Họ là những người dân tại Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. Bộ Di Trú Úc xác nhận kể từ năm 2015, nước này đã hồi hương 113 công dân Việt Nam đi trên ba chiếc ghe bị các lực lượng hữu trách chặn bắt trên biển.
Đây là một thực trạng đáng buồn cho quê hương Việt Nam: 41 năm sau khi CSVN cưỡng chiếm Miền Nam, dòng người Việt bỏ nước ra đi chưa bao giờ dừng lại. Những nhân tài của đất nước đi du học rồi tìm cách ở lại Âu Mỹ. Các quan chức cao cấp của CSVN âm thầm gởi con cái, tài sản ra nước ngoài. Người dân khốn khổ ra đi bằng hình thức vượt biên thì bị hồi hương. Nếu tình cảnh này tiếp diễn, sẽ không còn người tâm huyết ở lại để bảo vệ, xây dựng quê hương Việt Nam trong tương lai
Đoàn Hưng / SBTN
December 21, 2016
10 sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong năm 2016 từ góc nhìn “lề dân”
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 20.12.2016
Năm 2016 đang khép lại, với quá nhiều sự kiện chính trị-xã hội quan trọng đã diễn ra trên đất nước Việt Nam. Báo giới nhà nước CSVN đã và đang bình chọn những sự kiện quan trọng theo góc nhìn của chính quyền.
Sau đây là 10 sự kiện chính trị nổi bật đã diễn ra tại Việt Nam trong năm 2016, theo góc nhìn của “lề dân”:
Thảm họa môi trường do Formosa gây ra: Sự kiện công ty thép Formosa của Đài Loan-Trung Cộng xả chất thải xuống biển đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, và hủy hoại môi trường biển của ít nhất 4 tỉnh Miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Những thiệt hại do thảm họa môi trường này gây ra cho người dân Việt Nam thật là khủng khiếp, và không chỉ nằm gọn trong 4 tỉnh kể trên.
Điều đã làm cho người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới phẫn nộ, đó là việc chính quyền CSVN đã đứng về phía Formosa, bảo vệ kẻ đã hủy diệt môi trường và phương tiện sinh sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Chính quyền CSVN cũng đã tự thỏa thuận ngầm với Formosa, để nhận số tiền đền bù “trọn gói” 500 triệu USD, mà không hề lấy ý kiến từ phía người dân. Trong khi đó, theo một số thống kê thiệt hại cho thấy, con số thực tế lớn hơn con số này rất nhiều. Dư luận cũng tin rằng số tiền đền bù đó cũng sẽ không đến hoàn toàn với người dân bị thiệt hại.
Những cuộc biểu tình chống Formosa và sự đồng lõa của chính quyền CSVN nổ ra khắp nơi trên cả nước Việt Nam: nhận ra sự thiếu minh bạch của chính quyền CSVN trong vụ Formosa, người dân Việt Nam đã không thể ngồi yên, mà vùng lên phản ứng mạnh mẽ. Những cuộc biểu tình đã nổ ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam trong những ngày cuối tháng 04 và đầu tháng 05/2016: Sài Gòn, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng… và đặc biệt tại các tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa. Biểu ngữ “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch” đã trở thành biểu tượng của những cuộc biểu tình này.
Những cuộc biểu tình ở Sài Gòn & Hà Nội nhanh chóng đã bị chính quyền mạnh tay đàn áp sau 2 tuần. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình của giáo dân, ngư dân các tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) đã tiếp tục kéo dài, với số đông lên đến hàng chục ngàn người! Đỉnh điểm của những cuộc biểu tình này là vào ngày 2/10, khi hơn 10,000 dân Kỳ Anh Hà Tĩnh, đã phong tỏa toàn bộ khu vực cổng chính của Formosa. Cư dân mạng đã đưa tin và hình ảnh với khẩu hiệu: “Formosa thất thủ!”. SỐ ĐÔNG CÓ TỔ CHỨC chính là chìa khóa thành công của các cuộc biểu tình tại Giáo Phận Vinh.
Giáo dân đi kiện Formosa: Linh mục Đặng Hữu Nam đã cùng hơn 500 giáo dân Phú Yên-Nghệ An, vào tận Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa tại tòa án ở Kỳ Anh, vào ngày 26/09/2016. Đây là một sự kiện lịch sử, vì lần đầu tiên một vụ khiếu kiện tập thể của người dân Việt Nam trước một công ty nước ngoài, mà không có sự đồng tình của chính quyền CSVN. Hành trình đi khiếu kiện được mô tả là văn minh, trật tự, trong tinh thần tôn trong pháp luật, bảo vệ môi trường. Chính quyền CSVN sau đó đã trả lại hồ sơ của người dân, và ngăn cản Linh Mục Nam cùng ngư dân đi kiện trong lần thứ hai.
Bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh): Ngay sau khi thảm họa Formosa, trên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng truyền đi bài thơ làm chấn động lương tâm của người Việt Nam này. Những câu thơ đã lột tả hơn bi kịch của một đất nước “4,000 tuổi mà dân không chịu lớn”, với “những dự án và tượng đài nghìn tỉ”, nhưng “rừng đã hết và biển thì đang chết”.
Chỉ vài ngày sau, công an Hà Tĩnh đã “làm việc”, và buộc cô giáo Lam phải lấy bài thơ này ra khỏi trang facebook của mình. Nhưng đã quá muộn. Người dân Việt trong và ngoài nước đều ngưỡng mộ bài thơ, phổ biến rộng khắp. Trong tháng 05/2016, Sài Gòn Báo đã tổ chức một cuộc thi phổ nhạc bài thơ này, và nhận được 34 tác phẩm của người Việt khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng 3 tuần.
Tố cáo Formosa ra quốc tế: Cũng liên quan đến thảm họa Formosa, vào ngày 5 tháng 12 2016, tại Đài Bắc, Đài Loan đã có một buổi điều trần tại Quốc Hội, về việc Formosa xả chất thải đầu độc biển Việt Nam. Buổi điều trần có mặt Linh Mục Nguyễn Đình Thục, cha quản giáo xứ Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh đến từ Việt Nam. Ông cùng linh mục Nguyễn Văn Hùng, người điều hành Văn Phòng Pháp Lý Hỗ Trợ Công Nhân và Cô Dâu tại Đài Loan đã trao một thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa cho văn phòng chủ tịch Quốc Hội Đài Loan. Thỉnh nguyện thư là một nỗ lực của 46 tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền từ các nước như Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan, Mông Cổ, Campuchia, Iran và Hàn Quốc.
Đây là một sự kiện hi hữu, chỉ xảy ra tại Việt Nam, khi người dân Việt Nam phải ra nước ngoài, vận động lương tâm của chính quyền quốc gia của công ty đã gây thảm họa cho mình, mà không thể trông đợi vào chính quyền CSVN.
Đập thủy điện Hố Hô tiếp tục xả lũ giết người tại các tỉnh Miền Trung: Vào đêm 14/10/2016, trong khi trời đang mưa lũ, đập thủy điện này đã bất ngờ xả lũ, cướp đi sinh mạng của hơn 20 người, nhận chìm hàng chục nghìn căn nhà, cướp đi hoa màu, gia súc… của người dân nghèo tại Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhưng sau đó, công ty Thủy Điện Hố Hô nói là mình đã xả lũ “đúng quí trình”! Và đó không phải là lần đầu tiên mà họ làm chuyện này.
Công ty thủy địên Hố Hô sau đó chỉ bị chính quyền CSVN phạt 115 triệu VNĐ vì hành động giết người kể trên. Cũng không có một quan chức nào bị truy tố, và người dân cũng không hề được bồi thường. “Đúng qui trình” đã trở thành một thuật ngữ chung người dân dùng cho hầu hết các hành động hại nước, hại dân của chính quyền CSVN.
Tổng thống Obama thăm Việt nam & Đại học FullBright được thành lập tại Việt Nam: Chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 05/2016 của ông Obama không phải là chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng Thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhưng chưa có vị tổng thống Hoa Kỳ nào trước đó lại dành được sự ngưỡng mộ của người dân Việt Nam như ông Obama trong chuyến viếng thăm này. Những bài diễn văn, những buổi nói chuyện, phong cách hành xử… của Tổng Thống Obama đã gởi đến những thông điệp được người dân Việt Nam cảm nhận sâu sắc- đặc biệt là giới trẻ- về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tầm nhìn của những người lãnh đạo đất nước…
Cũng trong thời gian chuyến đi này, Đại Học Fulbright của Hoa Kỳ đã được chính thức thành lập tại Việt Nam vào ngày 25/05/2016. Nhiều người hy vọng rằng trường đại học này- thông qua chương trình đào tạo của mình- sẽ góp phần tạo nên một thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với những giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ của Hoa Kỳ.
Sự phân hóa, đấu đá nội bộ trong ĐCSVN diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết trong năm 2016: Khởi đầu là cuộc đấu đá vô cùng quyết liệt giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh giành ghế tổng bí thư. Sau khi ông Trọng chiến thắng, hàng loạt các vụ thanh trừng nội bộ đã diễn ra, với số lượng và mức độ tàn nhẫn được cho là chưa từng thấy trong lịch sử ĐCSVN như: vụ thảm sát Yên Bái, vụ tấn công vào các tập đoàn sân sau của phe Nguyễn Tấn Dũng như tập đoàn Masan, vụ Trịnh Xuân Thanh & Vũ Đình Duy bị truy tố nhưng thoải mái bỏ trốn ra nước ngoài…
Tình hình nợ công, ngân sách nhà nước bị thâm thủng trầm trọng: Tình hình kinh tế-tài chính của đất nước Việt Nam chưa bao giờ nguy ngập như lúc này. Hàng loạt các công ty quốc doanh thua lỗ hàng ngàn tỉ. Tỉ lệ nợ công cao ngất ngưởng. Hàng loạt các ngân hàng bị nợ xấu nhận chìm, dẫn đến phá sản. Đồng tiền mất giá trầm trọng… Tất cả những điều này đều dẫn đến sự bất ổn của xã hội, lòng dân ai oán, sẽ làm lung lay tận gốc rễ chế độ độc tài toàn trị CSVN trong thời gian tới.
Hàng loạt những người vượt biên Việt Nam sang Úc bất thành, bị chính phủ Úc trả về: Họ đã bị chính quyền CSVN truy tố, bỏ tù. Họ là những người dân tại Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. Bộ Di Trú Úc xác nhận kể từ năm 2015, nước này đã hồi hương 113 công dân Việt Nam đi trên ba chiếc ghe bị các lực lượng hữu trách chặn bắt trên biển.
Đây là một thực trạng đáng buồn cho quê hương Việt Nam: 41 năm sau khi CSVN cưỡng chiếm Miền Nam, dòng người Việt bỏ nước ra đi chưa bao giờ dừng lại. Những nhân tài của đất nước đi du học rồi tìm cách ở lại Âu Mỹ. Các quan chức cao cấp của CSVN âm thầm gởi con cái, tài sản ra nước ngoài. Người dân khốn khổ ra đi bằng hình thức vượt biên thì bị hồi hương. Nếu tình cảnh này tiếp diễn, sẽ không còn người tâm huyết ở lại để bảo vệ, xây dựng quê hương Việt Nam trong tương lai
Đoàn Hưng / SBTN