Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ra chỉ thị giám sát Công ty Formosa thực hiện đúng các cam kết tại cuộc họp trong ngày 8 tháng 3 ở Hà Nội.
RFA | 08.03.2017
Công ty Formosa từng gây thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung Việt Nam, cần phải được giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường; đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải.
Đó là chỉ thị mà ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam, đưa ra tại cuộc họp trong ngày 8 tháng 3 ở Hà Nội. Theo chỉ thị của phó thủ tướng Trương Hòa Bình thì cần tiếp tục giám sát Công ty Formosa trong cam kết về xả thải, cũng như cam kết có trách nhiệm xã hội với người dân tại địa bàn nơi công ty này đặt nhà máy.
Ông nói chỉ khi nào Công ty Formosa bảo đảm an toàn tuyệt đối về môi trường mới cho xả thải. Ngoài ra cơ quan chức năng cần phải theo dõi chặt chẽ các hiện tượng về môi trường nhằm có biện pháp khắc phục, không để lo lắng trong dân chúng.
Gần đây tại khu vực biển Vũng Áng nơi có nhà máy Formosa, cũng như ở Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng người dân phát hiện những vệt nước màu đỏ mà họ cho là bất thường. Trong khi đó cơ quan chức năng lại nói đó là hiện tượng bình thường, khiến dư luận hoang mang.
Nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh vào đầu tháng tư năm ngoái xả hóa chất độc trực tiếp ra biển khiến hải sản và sinh vật biển chết hằng loạt. Công ty Formosa thừa nhận việc làm của nhà máy và đồng ý chi trả 500 triệu đô la cho phía chính phủ Việt Nam để bồi thường cho người dân chịu tác động cũng như khắc phục môi trường bị ô nhiễm bởi hóa chất.
Theo thông báo được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 8 tháng 3 của Ban chỉ đạo Khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung do ông Trương Hòa Bình làm trưởng ban thì sẽ cho thành lập 4 đoàn kiểm tra, thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Thông tin từ cuộc họp cho biết đến ngày 6 tháng 3 cơ quan chức năng giải ngân được gần 3.600 tỷ đồng cho 4 tỉnh được khoanh trong vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Số tiền 3600 tỷ đồng được nói thuộc khoản 4.680 tỷ đồng tạm cấp; như vậy khoản chi bồi thường đạt 76%.
Một số người dân sống ven biển ở tỉnh Nghệ An lâu nay lên tiếng nói họ cũng bị thiệt hại nhiều do thảm họa môi trường gây nên nhưng không được đưa vào diện bồi thường. Người dân tiến hành nộp đơn kiện nhưng không được tòa thụ lý hồ sơ.
Đối với thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên, nhiều người dân chịu tác động trong thời gian qua tiến hành biểu tình yêu cầu chấm dứt hoạt động của nhà máy gây hại môi trường, cũng như đòi hỏi phải bồi thường thỏa đáng cho số bị thiệt hại.
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra ngay trước nhà máy Formosa là vào ngày 5 tháng 3 vừa qua.
March 9, 2017
Chính phủ ra chỉ thị giám sát chặt chẽ Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ra chỉ thị giám sát Công ty Formosa thực hiện đúng các cam kết tại cuộc họp trong ngày 8 tháng 3 ở Hà Nội.
RFA | 08.03.2017
Công ty Formosa từng gây thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung Việt Nam, cần phải được giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường; đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải.
Đó là chỉ thị mà ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam, đưa ra tại cuộc họp trong ngày 8 tháng 3 ở Hà Nội. Theo chỉ thị của phó thủ tướng Trương Hòa Bình thì cần tiếp tục giám sát Công ty Formosa trong cam kết về xả thải, cũng như cam kết có trách nhiệm xã hội với người dân tại địa bàn nơi công ty này đặt nhà máy.
Ông nói chỉ khi nào Công ty Formosa bảo đảm an toàn tuyệt đối về môi trường mới cho xả thải. Ngoài ra cơ quan chức năng cần phải theo dõi chặt chẽ các hiện tượng về môi trường nhằm có biện pháp khắc phục, không để lo lắng trong dân chúng.
Gần đây tại khu vực biển Vũng Áng nơi có nhà máy Formosa, cũng như ở Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng người dân phát hiện những vệt nước màu đỏ mà họ cho là bất thường. Trong khi đó cơ quan chức năng lại nói đó là hiện tượng bình thường, khiến dư luận hoang mang.
Nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh vào đầu tháng tư năm ngoái xả hóa chất độc trực tiếp ra biển khiến hải sản và sinh vật biển chết hằng loạt. Công ty Formosa thừa nhận việc làm của nhà máy và đồng ý chi trả 500 triệu đô la cho phía chính phủ Việt Nam để bồi thường cho người dân chịu tác động cũng như khắc phục môi trường bị ô nhiễm bởi hóa chất.
Theo thông báo được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 8 tháng 3 của Ban chỉ đạo Khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung do ông Trương Hòa Bình làm trưởng ban thì sẽ cho thành lập 4 đoàn kiểm tra, thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Thông tin từ cuộc họp cho biết đến ngày 6 tháng 3 cơ quan chức năng giải ngân được gần 3.600 tỷ đồng cho 4 tỉnh được khoanh trong vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Số tiền 3600 tỷ đồng được nói thuộc khoản 4.680 tỷ đồng tạm cấp; như vậy khoản chi bồi thường đạt 76%.
Một số người dân sống ven biển ở tỉnh Nghệ An lâu nay lên tiếng nói họ cũng bị thiệt hại nhiều do thảm họa môi trường gây nên nhưng không được đưa vào diện bồi thường. Người dân tiến hành nộp đơn kiện nhưng không được tòa thụ lý hồ sơ.
Đối với thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên, nhiều người dân chịu tác động trong thời gian qua tiến hành biểu tình yêu cầu chấm dứt hoạt động của nhà máy gây hại môi trường, cũng như đòi hỏi phải bồi thường thỏa đáng cho số bị thiệt hại.
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra ngay trước nhà máy Formosa là vào ngày 5 tháng 3 vừa qua.