Trong một khu rừng ở Pháp, có một trại tập trung với 100 người Việt, những người đã bị đưa từ quê nhà trên đường sang lao động bất hợp pháp ở Anh quốc
The Guardian, ngày 12/9/2017
Báo cáo chi tiết về một trại giam ở miền bắc nước Pháp, nơi hàng trăm thanh thiếu niên Việt Nam dễ bị tổn thương lưu trú hàng năm trước khi bị nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh, đã thúc đẩy các tổ chức từ thiện chống buôn người kêu gọi chính phủ Anh và Pháp phá vỡ mạng lưới tội phạm điều hành đường dây này.
Được che phủ bởi rừng ôn đới, nằm trên khu đất của một mỏ than cũ, trại được gọi là Thành phố Việt Nam thường có từ 40 đến 100 người di cư từ Việt Nam, một số trẻ vị thành niên, đang trên đường tới Anh để làm việc bất hợp pháp ở trang trại cần sa, quầy hàng móng tay và nhà hàng, theo những nhân viên từ thiện đã viếng thăm gần đây. Nhiều bức ảnh mới từ trại, chưa từng được đăng tải trước đây, cho thấy điều kiện sống khắc nghiệt, với những cư dân nấu ăn và ngủ trong những điều kiện không an toàn trong một lán trại của nhà máy than bị bỏ hoang, mái nhà bị sập và không có sưởi ấm.
Trại nằm trên địa điểm cách khoảng 60 dặm (100km) về phía đông nam của Calais, được lựa chọn bởi những kẻ buôn người vì nó gần một trạm dịch vụ trên đường cao tốc nơi tài xế xe tải dừng lại để nghỉ ngơi, trước khi đi đến bến phà để vượt qua Anh. Có ít an ninh ở đây hơn ở cảng, vì vậy nó là địa điểm để những kẻ buôn người móc nối để đưa người lên xe tải.
Mặc dù trại này đã tồn tại trong hơn một thập kỷ, ẩn trong cảnh hoang sơ ở rìa thị trấn Angres, nhưng cảnh sát Pháp có ít nỗ lực trong việc đóng cửa nó và chính quyền Anh không có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề buôn lậu người Việt Nam qua Pháp.
Một nhóm cư dân địa phương thuộc Collectif Fraternité Migrants trả tiền cho gỗ cho bếp lò và đã lắp đặt một máy phát điện trong trại, và thực phẩm hỗ trợ được đưa đến một hoặc hai lần một tuần. Chính quyền địa phương đã cung cấp nước máy, và một tổ chức từ thiện y tế của Pháp viếng thăm hàng tuần đến khu vực này.
Vấn đề buôn bán và bắt người Việt Nam làm nô lệ tại các trang trại cần sa và làm móng tay tại Vương quốc Anh là chủ đề của một báo cáo của ủy viên chống lại nô lệ của Anh, Kevin Hyland, được công bố vào hôm thứ Hai. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức từ thiện đang nỗ lực để bảo vệ người Việt Nam bị buôn bán vào Anh vì chính quyền không có nhiều nỗ lực để ngăn chận việc buôn bán người dễ bị tổn thương từ các vùng nông thôn nghèo khó ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cảnh sát đã liên tục đột kích các trang trại cần sa ở Anh, nơi có nhiều người Việt trẻ làm việc. Đầu năm nay, cảnh sát phát hiện một hầm trú ẩn hạt nhân ở Wiltshire được chuyển đổi thành một trang trại cần sa ở quy mô công nghiệp, với bốn công nhân Việt Nam bị nhốt bên trong. Không có vụ truy tố những kẻ buôn người đưa người lao động Việt Nam vào Anh, mặc dù tháng trước một phụ nữ Anh bị buộc tội cố gắng đưa 12 người di cư Việt Nam vào Vương quốc Anh từ Calais trong một chiếc xe tải chứa đầy lốp xe. Bốn người đàn ông, năm phụ nữ và ba trẻ em đã được tìm thấy sau khi một nhân viên biên phòng thấy một đôi chân nhô ra từ lốp xe ở phía sau của chiếc xe tải.
Chloe Setter, người đứng đầu vận động, chính sách và các chiến dịch của Ecpat UK, một tổ chức hoạt động chống buôn bán trẻ em sang Anh, nói: “Việt Nam hầu như luôn là quốc gia hàng đầu với số lượng người lớn và trẻ em bị buôn bán sang Anh quốc và có sự tồn tại của một thành phố của Việt Nam ở miền bắc nước Pháp, nơi có nhiều người di cư Việt Nam ở trước khi được đưa sang Anh. Tuy nhiên, có vẻ như đã có rất ít nỗ lực của chính phủ Anh hay Pháp nhằm ngăn chặn hoặc làm gián đoạn nạn buôn người Việt Nam sang Anh, bất chấp mối đe dọa đã biết.
“Điều đáng buồn là nhiều trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương đã được phép sống nhiều năm trong một khu trại tạm trú bị cô lập trong rừng và nguy cơ bị bóc lột sức lao động. Chính phủ Anh cũng không có biện pháp cứng rắn để đối phó với vấn đề người lao động nhập cư trái phép.”
Mimi Vu, thuộc tổ chức từ thiện chống buôn người Thái Lan Pacific Links Foundation, đã thăm trại hai lần trong năm vừa qua. Cô nói có 39 người đàn ông và một phụ nữ ở khu vực này khi bà thăm viếng hồi tháng Năm. Một vài trong số đó là trẻ vị thành niên.
“Tất cả mọi người trong trại đều lên kế hoạch làm việc tại các tiệm nail tại Anh, mặc dù không ai có kinh nghiệm hoặc đào tạo như kỹ thuật viên làm móng,” cô viết trong một báo cáo về chuyến thăm. Họ đã được thông báo rằng “đàn ông thường làm kỹ thuật viên móng tay ở Anh và thường xuyên sử dụng đàn ông để làm móng tay”. Có sự hoài nghi khi “chúng tôi đã cố gắng (nhẹ nhàng) để sửa những giả định này,” cô viết. Tất cả các cư dân của trại cho rằng họ sẽ tìm được việc làm dễ dàng ở Anh và không ai muốn ở lại Pháp.
Một số người biết đến vấn đề bóc lột sức lao động ở các trang trại cần sa ở Anh, nhưng họ không tin rằng nó sẽ xảy ra với họ, Vũ nói. Cô tin rằng trại tiếp tục tồn tại vì người di cư không muốn làm việc ở Pháp và không phải là một nguồn lực địa phương. Mọi người đều ở đó tạm thời cho đến khi họ có thể lên xe tải để đưa họ đến Vương quốc Anh. Hầu hết đều ở đó từ một tuần đến hai tháng.
Một nghiên cứu gần đây do tổ chức từ thiện France Terre d’Asile công bố cho thấy hầu hết người di cư trong trại lao động đang chạy trốn khỏi đói nghèo ở các vùng nông thôn của Việt Nam, nơi mức lương trung bình cho những người lao động nông nghiệp là 88 bảng một tháng. Một số đã trả tới 33.000 bảng Anh cho các cơ quan được đưa tới Anh để làm việc. Số khác đã bị lừa, được hứa rằng họ sẽ được làm việc hợp pháp ở Anh.
Các tình nguyện viên địa phương hiểu rằng văn phòng của thị trưởng Angres có kế hoạch phá hủy các tòa nhà không an toàn vào cuối tháng này, gây ra mối lo ngại rằng các cư dân của trại sẽ không có nơi di dời.
Một phát ngôn viên của cơ quan chống buôn bán trẻ em của Hiệp hội quốc gia về phòng ngừa đối xử tàn ác với trẻ em (NSPCC) mô tả trại là “không kiểm soát và nguy hiểm”.
Ông nói: “Trẻ em bị buôn bán sang Vương quốc Anh từ Việt Nam tiếp tục là mối quan ngại lớn ở Anh và chúng ta phải cố gắng bảo vệ những người mà chúng ta biết là có nguy cơ.”
Cần có cơ sở để tiếp nhận nhằm ngăn chặn những người trẻ tuổi rơi vào tay bọn buôn người, những kẻ thường lừa dối họ bằng những lời hứa về một cuộc sống tốt đẹp hơn, ông bổ sung.
Nguồn: Inside Vietnam City, the French holding camp for vulnerable UK-bound migrants
September 15, 2017
Hàng trăm người Việt sống như nô lệ tại Pháp trên đường nhập lậu vào Anh quốc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong một khu rừng ở Pháp, có một trại tập trung với 100 người Việt, những người đã bị đưa từ quê nhà trên đường sang lao động bất hợp pháp ở Anh quốc
The Guardian, ngày 12/9/2017
Báo cáo chi tiết về một trại giam ở miền bắc nước Pháp, nơi hàng trăm thanh thiếu niên Việt Nam dễ bị tổn thương lưu trú hàng năm trước khi bị nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh, đã thúc đẩy các tổ chức từ thiện chống buôn người kêu gọi chính phủ Anh và Pháp phá vỡ mạng lưới tội phạm điều hành đường dây này.
Được che phủ bởi rừng ôn đới, nằm trên khu đất của một mỏ than cũ, trại được gọi là Thành phố Việt Nam thường có từ 40 đến 100 người di cư từ Việt Nam, một số trẻ vị thành niên, đang trên đường tới Anh để làm việc bất hợp pháp ở trang trại cần sa, quầy hàng móng tay và nhà hàng, theo những nhân viên từ thiện đã viếng thăm gần đây. Nhiều bức ảnh mới từ trại, chưa từng được đăng tải trước đây, cho thấy điều kiện sống khắc nghiệt, với những cư dân nấu ăn và ngủ trong những điều kiện không an toàn trong một lán trại của nhà máy than bị bỏ hoang, mái nhà bị sập và không có sưởi ấm.
Trại nằm trên địa điểm cách khoảng 60 dặm (100km) về phía đông nam của Calais, được lựa chọn bởi những kẻ buôn người vì nó gần một trạm dịch vụ trên đường cao tốc nơi tài xế xe tải dừng lại để nghỉ ngơi, trước khi đi đến bến phà để vượt qua Anh. Có ít an ninh ở đây hơn ở cảng, vì vậy nó là địa điểm để những kẻ buôn người móc nối để đưa người lên xe tải.
Mặc dù trại này đã tồn tại trong hơn một thập kỷ, ẩn trong cảnh hoang sơ ở rìa thị trấn Angres, nhưng cảnh sát Pháp có ít nỗ lực trong việc đóng cửa nó và chính quyền Anh không có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề buôn lậu người Việt Nam qua Pháp.
Một nhóm cư dân địa phương thuộc Collectif Fraternité Migrants trả tiền cho gỗ cho bếp lò và đã lắp đặt một máy phát điện trong trại, và thực phẩm hỗ trợ được đưa đến một hoặc hai lần một tuần. Chính quyền địa phương đã cung cấp nước máy, và một tổ chức từ thiện y tế của Pháp viếng thăm hàng tuần đến khu vực này.
Vấn đề buôn bán và bắt người Việt Nam làm nô lệ tại các trang trại cần sa và làm móng tay tại Vương quốc Anh là chủ đề của một báo cáo của ủy viên chống lại nô lệ của Anh, Kevin Hyland, được công bố vào hôm thứ Hai. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức từ thiện đang nỗ lực để bảo vệ người Việt Nam bị buôn bán vào Anh vì chính quyền không có nhiều nỗ lực để ngăn chận việc buôn bán người dễ bị tổn thương từ các vùng nông thôn nghèo khó ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cảnh sát đã liên tục đột kích các trang trại cần sa ở Anh, nơi có nhiều người Việt trẻ làm việc. Đầu năm nay, cảnh sát phát hiện một hầm trú ẩn hạt nhân ở Wiltshire được chuyển đổi thành một trang trại cần sa ở quy mô công nghiệp, với bốn công nhân Việt Nam bị nhốt bên trong. Không có vụ truy tố những kẻ buôn người đưa người lao động Việt Nam vào Anh, mặc dù tháng trước một phụ nữ Anh bị buộc tội cố gắng đưa 12 người di cư Việt Nam vào Vương quốc Anh từ Calais trong một chiếc xe tải chứa đầy lốp xe. Bốn người đàn ông, năm phụ nữ và ba trẻ em đã được tìm thấy sau khi một nhân viên biên phòng thấy một đôi chân nhô ra từ lốp xe ở phía sau của chiếc xe tải.
Chloe Setter, người đứng đầu vận động, chính sách và các chiến dịch của Ecpat UK, một tổ chức hoạt động chống buôn bán trẻ em sang Anh, nói: “Việt Nam hầu như luôn là quốc gia hàng đầu với số lượng người lớn và trẻ em bị buôn bán sang Anh quốc và có sự tồn tại của một thành phố của Việt Nam ở miền bắc nước Pháp, nơi có nhiều người di cư Việt Nam ở trước khi được đưa sang Anh. Tuy nhiên, có vẻ như đã có rất ít nỗ lực của chính phủ Anh hay Pháp nhằm ngăn chặn hoặc làm gián đoạn nạn buôn người Việt Nam sang Anh, bất chấp mối đe dọa đã biết.
“Điều đáng buồn là nhiều trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương đã được phép sống nhiều năm trong một khu trại tạm trú bị cô lập trong rừng và nguy cơ bị bóc lột sức lao động. Chính phủ Anh cũng không có biện pháp cứng rắn để đối phó với vấn đề người lao động nhập cư trái phép.”
Mimi Vu, thuộc tổ chức từ thiện chống buôn người Thái Lan Pacific Links Foundation, đã thăm trại hai lần trong năm vừa qua. Cô nói có 39 người đàn ông và một phụ nữ ở khu vực này khi bà thăm viếng hồi tháng Năm. Một vài trong số đó là trẻ vị thành niên.
“Tất cả mọi người trong trại đều lên kế hoạch làm việc tại các tiệm nail tại Anh, mặc dù không ai có kinh nghiệm hoặc đào tạo như kỹ thuật viên làm móng,” cô viết trong một báo cáo về chuyến thăm. Họ đã được thông báo rằng “đàn ông thường làm kỹ thuật viên móng tay ở Anh và thường xuyên sử dụng đàn ông để làm móng tay”. Có sự hoài nghi khi “chúng tôi đã cố gắng (nhẹ nhàng) để sửa những giả định này,” cô viết. Tất cả các cư dân của trại cho rằng họ sẽ tìm được việc làm dễ dàng ở Anh và không ai muốn ở lại Pháp.
Một số người biết đến vấn đề bóc lột sức lao động ở các trang trại cần sa ở Anh, nhưng họ không tin rằng nó sẽ xảy ra với họ, Vũ nói. Cô tin rằng trại tiếp tục tồn tại vì người di cư không muốn làm việc ở Pháp và không phải là một nguồn lực địa phương. Mọi người đều ở đó tạm thời cho đến khi họ có thể lên xe tải để đưa họ đến Vương quốc Anh. Hầu hết đều ở đó từ một tuần đến hai tháng.
Một nghiên cứu gần đây do tổ chức từ thiện France Terre d’Asile công bố cho thấy hầu hết người di cư trong trại lao động đang chạy trốn khỏi đói nghèo ở các vùng nông thôn của Việt Nam, nơi mức lương trung bình cho những người lao động nông nghiệp là 88 bảng một tháng. Một số đã trả tới 33.000 bảng Anh cho các cơ quan được đưa tới Anh để làm việc. Số khác đã bị lừa, được hứa rằng họ sẽ được làm việc hợp pháp ở Anh.
Các tình nguyện viên địa phương hiểu rằng văn phòng của thị trưởng Angres có kế hoạch phá hủy các tòa nhà không an toàn vào cuối tháng này, gây ra mối lo ngại rằng các cư dân của trại sẽ không có nơi di dời.
Một phát ngôn viên của cơ quan chống buôn bán trẻ em của Hiệp hội quốc gia về phòng ngừa đối xử tàn ác với trẻ em (NSPCC) mô tả trại là “không kiểm soát và nguy hiểm”.
Ông nói: “Trẻ em bị buôn bán sang Vương quốc Anh từ Việt Nam tiếp tục là mối quan ngại lớn ở Anh và chúng ta phải cố gắng bảo vệ những người mà chúng ta biết là có nguy cơ.”
Cần có cơ sở để tiếp nhận nhằm ngăn chặn những người trẻ tuổi rơi vào tay bọn buôn người, những kẻ thường lừa dối họ bằng những lời hứa về một cuộc sống tốt đẹp hơn, ông bổ sung.
Nguồn: Inside Vietnam City, the French holding camp for vulnerable UK-bound migrants