Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam, Dương Chí Dũng, ngày 28/3 lên tiếng phản bác “mạnh mẽ” một phúc trình của các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc về điều kiện làm việc tồi tệ của các nữ công nhân công ty Samsung tại Việt Nam.
“Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc ứng xử sự và Quy chế hoạt động của các thủ tục đặc biết khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc”, TTXVN dẫn lời Đại sứ Dương Chí Dũng trả lời phỏng vấn báo chí về thông cáo được các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đưa ra ngày 20/3.
Phúc trình dài 46 trang của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN, được công bố vào tháng 11/2017, cho biết có khoảng 80% công nhân làm việc tại Samsung là phụ nữ.
Các nữ công nhân phải làm việc trong điều kiện bị chèn ép và thiếu an toàn. Họ bị buộc phải tăng ca với mức lương rẻ mạt. Nhiều công nhân đã kiệt sức khi phải đứng suốt ca làm việc kéo dài từ 9-12 giờ, thường xuyên bị đổi ca làm sáng, tối. Thậm chí, ngay cả nữ công nhân mang thai cũng phải đứng làm việc nhiều giờ và không dám nghỉ giữa ca vì sợ bị cắt lương. Sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, phóng xạ, sóng điện từ… mà không hề được bảo vệ bằng các quy định cụ thể về an toàn lao động, dẫn đến nguy cơ bị ung thư hay mắc các bệnh về tim mạch, mắt, bao tử, xương khớp…
Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện tử, ngành công nghiệp đóng góp đặc biệt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng điều này đã gây nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe của công nhân tại Việt Nam.
Samsung hiện sản xuất tới 50% điện thoại tại Việt Nam. Chỉ có 8% sản phẩm của tập đoàn này được sản xuất ở Hàn Quốc.
Lợi nhuận của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2016 đạt 36 tỷ đôla và sản phẩm được xuất đi 78 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sau khi phúc trình được công bố, Samsung đã lên tiếng phản đối với lý do các cuộc phỏng vấn chỉ dựa trên 45 công nhân, trong khi có tới hơn 100.000 người làm việc cho tập đoàn này tại Việt Nam.
March 29, 2018
VN phản bác phúc trình của chuyên gia nhân quyền LHQ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cảnh sát phải can thiệp trong vụ bạo động tại nhà máy Samsung ở Bắc Ninh vào ngày 28/2/2017.
VOA, 29-03-2018
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam, Dương Chí Dũng, ngày 28/3 lên tiếng phản bác “mạnh mẽ” một phúc trình của các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc về điều kiện làm việc tồi tệ của các nữ công nhân công ty Samsung tại Việt Nam.
“Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc ứng xử sự và Quy chế hoạt động của các thủ tục đặc biết khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc”, TTXVN dẫn lời Đại sứ Dương Chí Dũng trả lời phỏng vấn báo chí về thông cáo được các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đưa ra ngày 20/3.
Phúc trình dài 46 trang của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN, được công bố vào tháng 11/2017, cho biết có khoảng 80% công nhân làm việc tại Samsung là phụ nữ.
Các nữ công nhân phải làm việc trong điều kiện bị chèn ép và thiếu an toàn. Họ bị buộc phải tăng ca với mức lương rẻ mạt. Nhiều công nhân đã kiệt sức khi phải đứng suốt ca làm việc kéo dài từ 9-12 giờ, thường xuyên bị đổi ca làm sáng, tối. Thậm chí, ngay cả nữ công nhân mang thai cũng phải đứng làm việc nhiều giờ và không dám nghỉ giữa ca vì sợ bị cắt lương. Sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, phóng xạ, sóng điện từ… mà không hề được bảo vệ bằng các quy định cụ thể về an toàn lao động, dẫn đến nguy cơ bị ung thư hay mắc các bệnh về tim mạch, mắt, bao tử, xương khớp…
Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện tử, ngành công nghiệp đóng góp đặc biệt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng điều này đã gây nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe của công nhân tại Việt Nam.
Samsung hiện sản xuất tới 50% điện thoại tại Việt Nam. Chỉ có 8% sản phẩm của tập đoàn này được sản xuất ở Hàn Quốc.
Lợi nhuận của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2016 đạt 36 tỷ đôla và sản phẩm được xuất đi 78 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sau khi phúc trình được công bố, Samsung đã lên tiếng phản đối với lý do các cuộc phỏng vấn chỉ dựa trên 45 công nhân, trong khi có tới hơn 100.000 người làm việc cho tập đoàn này tại Việt Nam.