Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án sáu nhà hoạt động nhân quyền người Việt Nam

Đại Sứ quán Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam, ngày 6/4/2018

Về các bản án nặng dành cho sáu nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Trung Tôn, hôm nay (05/04), Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
„Tôi cảm thấy quan ngại về bản án dành cho sáu nhà hoạt động nhân quyền người Việt Nam. Những người bị kết án đã đấu tranh để thúc đẩy nhà nước pháp quyền cũng như sự minh bạch của bộ máy hành chính và sự tham gia của xã hội dân sự – cụ thể là: vì một nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Họ chỉ thực hiện những điều này trên cơ sở các quyền của mình, các quyền được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo và được Việt Nam cam kết thực hiện trong các công ước quốc tế: tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do lập hội. Chỉ vì những nỗ lực cho tương lai của Việt Nam mà nay họ phải ngồi tù.
• Việc thiếu tính pháp quyền trong điều tra, xét xử cũng khiến tôi rất lo ngại. Vì lí do này mà ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà đã bị tạm giam hơn hai năm – không được tiếp xúc với các tù nhân khác, không có sự hỗ trợ của luật sư và chỉ được người nhà vào thăm một vài lần. Nhiều gia đình không được thông báo về nơi tạm giam cũng như các cáo buộc hình sự nhiều tuần sau khi người thân của họ bị bắt giam. Một số luật sư phàn nàn về việc họ bị tước bỏ các quyền liên quan đến tố tụng của mình.“

• Thông tin bổ sung:
Các thành viên của Hội Anh em dân chủ đã bị tuyên phạt các mức án sau đây: Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức mỗi người 12 năm tù, Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù và Phạm Văn Trội 7 năm tù. Nguyễn Văn Đài bị Tòa án Hà Nội tuyên phạt 15 năm tù vì „hoạt động nhằm lật đổ chính quyền“. Trợ tá của ông, bà Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù.
Vì các nỗ lực cho dân chủ hóa và nhà nước pháp quyền mà ông Đài đã từng phải ngồi tù từ năm 2007 đến năm 2011. Ông bị tước giấy phép hành nghề luật sư và không được phép rời khỏi Việt Nam, ngay cả khi chấp hành xong án phạt tù. Cuối năm 2015, ông Đài và bà Lê Thu Hà bị bắt vì cáo buộc „tuyên truyền chống nhà nước“ (Điều 88 BLHS). Tháng 7 năm 2017, các cơ quan điều tra đã khởi tố thêm tội danh „hoạt động nhằm lật đổ chính quyền“. Đồng thời, bốn nhà hoạt động Truyển, Trội, Đức và Tôn, những người cùng bị kết án hôm nay, cũng đã bị bắt giam.
Chính phủ Liên bang, các Nghị sỹ Quốc hội cũng như nhiều tổ chức của Đức và quốc tế cùng nhiều đại diện xã hội dân sự đã nỗ lực đòi trả tự do cho các nhà hoạt động này. Cựu Ngoại trưởng Steinmeier đã vận động phía Việt Nam trả tự do cho ông Đài nhân chuyến thăm của mình hồi tháng 10 năm 2016. Nghị sỹ Marie-Luise Dött đã nhận bảo trợ cho ông. Năm 2017, ông Đài được Hiệp hội Thẩm phán Đức trao giải thưởng nhân quyền.
—–
Die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, sagte zur Verurteilung von Nguyen Bac Truyen, Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Truong Minh Duc und Nguyen Trung Ton zu hohen Haftstrafen heute (06.04.):
,,Das Urteil gegen sechs vietnamesische Bürgerrechtler gibt Anlass zu Sorge. Die Verurteilten setzen sich für eine Stärkung der Rechtsstaatlichkeit, für Transparenz der öffentlichen Verwaltung und für mehr zivilgesellschaftliche Teilhabe ein – kurz: für ein besseres Vietnam. Sie tun das unter Wahrnehmung jener Rechte, die ausdrücklich durch die vietnamesische Verfassung garantiert werden und zu deren Umsetzung Vietnam sich in internationalenVerträgen selbst verpflichtet hat: Meinungsfreiheit, Pressefreiheit,Vereinigungsfreiheit. Für dieses Engagement für die Zukunft Vietnams müssen sie jetzt ins Gefängnis.
Sorge bereiten mir auch die Mängel an Rechtsstaatlichkeit bei Ermittlungen und Prozess. So saßen Nguyen Van Dai und Le Thu Ha mehr als zwei Jahre in Untersuchungshaft – ohne Kontakt zu Mitgefangenen, ohne anwaltlichen Beistand und nur mit wenigen Familienbesuchen. Viele Familien wurden nach der Festnahme ihrer Angehörigen wochenlang über deren Verbleib und die strafrechtlichen Vorwürfe im Unklaren gelassen. Einige der Anwälte klagen über die Beschneidung ihrer strafprozessualen Rechte.”
Hintergrund:
Die mutmaßlichen Mitglieder der Brotherhood of Democracy wurden mit folgenden Freiheitsstrafen belegt: Nguyen Trung Ton und Truong Minh Duc jeweils 12 Jahre, Nguyen Bac Truyen 11 Jahre und Pham Van Troi 7 Jahre. Nguyen Van Dai ist vom Gericht der Stadt Hanoi zu 15 Jahren Gefängnis wegen “Aktivitäten zum Umsturz der Volksregierung”verurteilt worden. Seine Assistentin Le Thu Ha soll für 9 Jahre in Haft.
Wegen seines Engagements für Demokratisierung und Rechtsstaatlichkeit war der Menschenrechtsverteidiger Nguyen Van Dai bereits von 2007 bis 2011 in Haft. Er wurde von der Rechtsanwaltskammer ausgeschlossen,erhielt Berufsverbot und durfte auch nach Verbüßung seiner Haft Vietnam nicht verlassen. Ende 2015 wurden Dai und Le Thu Ha unter dem Vorwurf „Propaganda gegen den Staat“ (Art. 88 des Strafgesetzbuches) verhaftet. Im Juli 2017 weiteten die Behörden die strafrechtlichen Vorwürfe auf „Umsturzaktivitäten“ aus. Gleichzeitig wurden die vier heute ebenfalls verurteilten Aktivisten Truyen, Troi, Duc und Ton festgenommen.
Die Bundesregierung, Abgeordnete, zahlreiche deutsche und internationale Organisationen und zivilgesellschaftliche Akteure setzen sich für die Freilassung der Aktivisten ein. Der damalige Außenminister Steinmeier hat anlässlich seines Vietnam-Besuchsim Oktober 2016 für die Freilassung Dais geworben. 2017 wurde Dai mit dem Menschenrechtspreis des Deutschen Richterbundes ausgezeichnet.