Hình minh họa. Hình chụp hôm 14/9/2004 cho thấy một người đàn ông đứng cạnh tấm biển đất đang tranh chấp dựng ở ngay trên mảnh đất của mình ở Phú Quốc.
RFA, 18-04-2018
Một phụ nữ ngụ tại phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn tự thiêu bằng xăng vào sáng 18 tháng 4 để phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế ngôi nhà của bà đang ở.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết người phụ nữ tự thiêu có tên Đỗ Thị Lặng bị cho là đã chiếm đất và xây dựng ‘nhà tạm’ trái phép trên đường Lê Thanh Nghị thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Với lý do đây là hành vi vi phạm pháp luật và lô đất bị chiếm giữ trên đã được bố trí cho 2 hộ dân khác, chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế ‘nhà tạm’ của bà Lặng.
Tuy nhiên, Ông Trần Việt Quang, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) phường Đống Đa trả lời truyền thông trong nước nói rằng gia đình bà Lặng đã có chỗ ở ổn định cũng trong khu vực này.
Trước đó, theo UBND phường Đống Đa, gia đình bà Lặng vào năm 1997 đã khai hoang một lô đất tại khu vực này và đến năm 2002 thì dựng nhà để ở. Tuy nhiên, khi giải phóng mặt bằng để làm dự án Dự án Khu dân cư Đảo 1B, Bắc sông Hà Thanh, chính quyền địa phương nói khu đất nhà bà Lặng thuộc đất nông nghiệp nên chỉ bồi thường bằng tiền chứ không được cấp đất tái định cư.
Bà Lặng sau đó làm đơn khiếu kiện vì cho rằng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng căn nhà của mình là không thỏa đáng. UBND thành phố Quy Nhơn sau đó tổ chức đối thoại nhưng bà Lặng vẫn không chấp nhận nên cơ quan này quyết định tổ chức cưỡng chế.
Báo trong nước cho biết vụ việc bà Lặng rưới xăng tự thiêu được lực lượng chức năng nhanh chóng can thiệp và đưa bà đi cấp cứu. Hiện bà Lặng bị cho là chỉ bị phỏng một phần ở tay trái.
Tình trạng một số người dân phải dùng đến biện pháp tự thiêu để phản đối cưỡng chế nhà, đất mà lực lượng chức năng tiến hành từng xảy ra ở Việt Nam. Những người trong cuộc cho rằng phía cơ quan chức năng không theo đúng luật pháp và đơn kiện của dân từ cấp địa phương đến trung ương không được giải quyết thỏa đáng nên họ phải tìm đến cái chết bằng tự thiêu.
April 20, 2018
Một phụ nữ tự thiêu phản đối cưỡng chế nhà
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hình minh họa. Hình chụp hôm 14/9/2004 cho thấy một người đàn ông đứng cạnh tấm biển đất đang tranh chấp dựng ở ngay trên mảnh đất của mình ở Phú Quốc.
RFA, 18-04-2018
Một phụ nữ ngụ tại phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn tự thiêu bằng xăng vào sáng 18 tháng 4 để phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế ngôi nhà của bà đang ở.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết người phụ nữ tự thiêu có tên Đỗ Thị Lặng bị cho là đã chiếm đất và xây dựng ‘nhà tạm’ trái phép trên đường Lê Thanh Nghị thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Với lý do đây là hành vi vi phạm pháp luật và lô đất bị chiếm giữ trên đã được bố trí cho 2 hộ dân khác, chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế ‘nhà tạm’ của bà Lặng.
Tuy nhiên, Ông Trần Việt Quang, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) phường Đống Đa trả lời truyền thông trong nước nói rằng gia đình bà Lặng đã có chỗ ở ổn định cũng trong khu vực này.
Trước đó, theo UBND phường Đống Đa, gia đình bà Lặng vào năm 1997 đã khai hoang một lô đất tại khu vực này và đến năm 2002 thì dựng nhà để ở. Tuy nhiên, khi giải phóng mặt bằng để làm dự án Dự án Khu dân cư Đảo 1B, Bắc sông Hà Thanh, chính quyền địa phương nói khu đất nhà bà Lặng thuộc đất nông nghiệp nên chỉ bồi thường bằng tiền chứ không được cấp đất tái định cư.
Bà Lặng sau đó làm đơn khiếu kiện vì cho rằng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng căn nhà của mình là không thỏa đáng. UBND thành phố Quy Nhơn sau đó tổ chức đối thoại nhưng bà Lặng vẫn không chấp nhận nên cơ quan này quyết định tổ chức cưỡng chế.
Báo trong nước cho biết vụ việc bà Lặng rưới xăng tự thiêu được lực lượng chức năng nhanh chóng can thiệp và đưa bà đi cấp cứu. Hiện bà Lặng bị cho là chỉ bị phỏng một phần ở tay trái.
Tình trạng một số người dân phải dùng đến biện pháp tự thiêu để phản đối cưỡng chế nhà, đất mà lực lượng chức năng tiến hành từng xảy ra ở Việt Nam. Những người trong cuộc cho rằng phía cơ quan chức năng không theo đúng luật pháp và đơn kiện của dân từ cấp địa phương đến trung ương không được giải quyết thỏa đáng nên họ phải tìm đến cái chết bằng tự thiêu.