Luật sư Nguyễn Văn Đài hiện đang tị nạn tại Đức. (Hình: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Phạm Chí Dũng, Việt Nam Thời báo, ngày 05/11/2018
Bầu không khí “toàn đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích chào mừng EVFTA” vào năm 2018 đang hâm hấp lên men một thứ mùi rất đặc thù – hệt như chiến dịch “đổi tù chính trị lấy thương mại” để được tham gia vào Hiệp Định TPP trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.
Từ Phương Uyên đến Như Quỳnh
Sau chuyến công du Washington vào Tháng Bảy năm 2013 của Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – mà đã được Tổng Thống Barack Obama hứa hẹn về khả năng Mỹ sẽ chấp nhận cho Việt Nam gia nhập TPP, chỉ vài chục ngày sau tòa án tỉnh Long An đã trả tự do cho sinh viên nhân quyền Nguyễn Phương Uyên ngay tại phiên tòa xử phúc thẩm, cho dù trước đó cô đã bị án sơ thẩm đến 6 năm mà chẳng có hy vọng nào giảm án dù chỉ một ngày. Sau đó, nhiều thông tin cho biết Phương Uyên nằm trong danh sách gồm năm tù nhân lương tâm mà người Mỹ yêu cầu Việt Nam thả để đổi lấy TPP.
Nhưng năm 2013 đã kết thúc với duy nhất trường hợp Phương Uyên được trả tự do, trong khi những nhà hoạt động nhân quyền khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… vẫn nằm nguyên trong nhà tù cộng sản.
Năm năm sau, vào Tháng Mười năm 2018, công an Việt Nam phải trả tự do trước thời hạn tù cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng vào lần này Quỳnh bị tống xuất đi Mỹ chứ không được ở lại Việt Nam như trường hợp Phương Uyên trước đó.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một người hoạt động nhân quyền có tuổi đời, kinh nghiệm và bề dày thành tích, đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” vào năm 2017 và còn bị chính thể độc đảng ở Việt Nam thâm thù hơn hẳn so với Phương Uyên.
2018 khác 2013 như thế nào?
Có thể so sánh: nếu vào năm 2013 Việt Nam bắt đầu lộ trình vận động ráo riết cho TPP và chỉ thả một tù nhân lương tâm là Nguyễn Phương Uyên, thì trong chiến dịch vận động cho Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA), từ đầu năm 2018 đến Tháng Mười cùng năm Việt Nam đã phải thả hai nhà hoạt động nhân quyền là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài, chưa kể một tù nhân lương tâm khác thuộc đảng Việt Tân là Đặng Xuân Diệu đã bị tống xuất sang Pháp vào Tháng Giêng cùng năm.
Cũng bởi thế, năm 2018 có một điểm khác biệt cơ bản với năm 2013.
Khác với trường hợp Phương Uyên được chính quyền Việt Nam xem là “cá nhỏ” và chỉ xếp thứ năm trong danh sách gồm 5 tù nhân lương tâm mà người Mỹ yêu cầu Việt Nam thả để đổi lấy TPP, cả hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là những gương mặt tiêu biểu hàng đầu trong số những người bất đồng chính kiến còn đang bị án tù giam, để cùng với cái tên Trần Huỳnh Duy Thức – đều là những nhân vật được xem là “cá lớn.”
Khác với năm 2013 khi người Mỹ đành phải hài lòng với món quà “cá nhỏ,” đến năm 2018 tương quan lực lượng trên bàn cờ đấu trí và nhất là đấu lực giữa phương Tây và nhà cầm quyền Việt Nam đã xoay trục đáng kể: Nhà nước Đức – nhân tố trụ cột và thậm chí mang tính quyết định trong việc xem xét có chấp nhận cho Việt Nam tham gia Hiệp Định EVFTA hay không – đã đòi Việt Nam phải trả tự do cho đích danh Luật Sư Nguyễn Văn Đài; còn Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là do chính phủ Mỹ ra điều kiện với Việt Nam.
Nguyễn Văn Đài là cái tên được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm. Vào Tháng Tư năm 2017 trong lúc đang bị Việt Nam giam giữ chờ khởi tố, ông Đài đã được Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao Giải Nhân Quyền 2017 của Hiệp Hội Thẩm Phán Đức.
Trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, có thể đánh giá Nguyễn Văn Đài là người năng nổ, sáng tạo, dám hành động và hành động có hiệu quả nhất, cũng là một trong số ít người có nhiều quan hệ với quốc tế và có ảnh hưởng quốc tế nhiều nhất. Vì thế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, Nguyễn Văn Đài đương nhiên bị xem là nhân vật nguy hiểm nhất, cùng với Hội Anh Em Dân Chủ là tổ chức nguy hiểm nhất.
Hội Anh Em Dân Chủ đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt Trận Tổ Quốc, Tổng Liên Đoàn Lao Động, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân bốn tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.
Việc chính thể Việt Nam chấp nhận trả tự do, dù vẫn theo cách tống xuất ra nước ngoài đối với Nguyễn Văn Đài vào Tháng Sáu năm 2018, không chỉ đơn thuần là việc thả tù nhân chính trị, mà quan trọng hơn nhiều là sự đánh dấu một điểm ngoặt lớn về tính xu thế: sau một thời gian dài co kéo mặc cả với Chính Phủ Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, sức bền mỏi của chính thể Việt Nam đã sa vào vùng giới hạn dưới mà không thể trả treo và kéo dài lâu hơn nữa.
Việc Việt Nam chấp nhận phóng thích nhân vật nguy hiểm nhất như Nguyễn Văn Đài cũng cho thấy rõ hơn về một điểm ngoặt, nếu không muốn nói là bước ngoặt, trong xu thế buộc phải cởi nới nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam – một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Mỹ tị nạn hồi Tháng Mười, 2018 (Hình: Du Hạ Kim Nguyễn)
Còn việc Việt Nam phải chấp nhận phóng thích Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lại trùng khớp một cách đầy chủ ý với hai sự kiện lớn: EVFTA nhiều khả năng sắp được ký chính thức sau khi Việt Nam phải chấp nhận một số điều kiện về cải thiện nhân quyền của Liên Minh Châu Âu; và chuyến công du Việt Nam vào Tháng Mười năm 2018 của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis – trùng với thời điểm Quỳnh được thả – có thể tiết lộ một “bí mật” lớn của Nguyễn Phú Trọng: Sau nhiều năm cố gắng đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ nhưng chỉ mang lại kết quả bị Bắc Kinh áp chế ngày càng tăng, cuối cùng Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam đã phải quyết định thử nghiệm phương án “đi với Mỹ,” mà trước mắt là dựa vào sức mạnh của hải quân và không quân Mỹ để có thể khai thác được dầu khí trên “vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam” nhưng vẫn bị đường lưỡi bò của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu mang tiềm năng cứu vãn ngân sách đảng khỏi tai họa hộc rỗng.
Thực ra từ quá khứ gần đến hiện tại, mọi việc đều có logic của nó.
Logic của các vụ bắt – thả
Trước đó, sau vụ Mỹ rút khỏi Hiệp Định TPP mà đang mang lại nỗi thất vọng quá lớn cho một chính thể Việt Nam tưởng như đã sắp được “ăn” nhưng lại phải bỏ mâm, chính thể này đã “ăn không được thì đạp đổ” và giận dữ “bắt bù” bằng cách thực hiện một chiến dịch đàn áp nhân quyền rộng khắp Việt Nam trong suốt sau 17 tháng, bắt đầu từ vụ bắt nữ lãnh đạo dân oan Cấn Thị Thêu vào Tháng Sáu năm 2016 và sau đó là hơn ba chục cái tên nhà hoạt động nhân quyền khác bị công an tống giam.
Nhưng đến Tháng Mười Một năm 2017, đã hiện ra tín hiệu le lói đầu tiên cho thấy chiến dịch đàn áp trên đã “đụng tường,” khi nhà cầm quyền và công an Việt Nam rốt cuộc đang phải nhượng bộ trước sức ép phải cải thiện nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu nếu còn muốn giành chút cơ hội được thông qua EVFTA, đặc biệt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt và chính phủ Đức đã quyết định tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Tín hiệu trên đến từ hai vụ bắt – thả đối với hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Dũng và Phạm Đoan Trang, đều cư trú ở Hà Nội. Đây là hai nhà hoạt động nhân quyền xông xáo, luôn nằm trong danh sách bị công an căm ghét và sẵn sàng bắt nếu có cơ hội thuận lợi. Trong tháng Mười Một năm 2018, công an đã bắt hai nhà hoạt động này nhưng sau đó phải thả ra, khác hẳn với rất nhiều trường hợp bị bắt cóc nhưng sau đó bị khởi tố và tống giam luôn vào các tháng trước.
Tín hiệu le lói trên cũng mang đến một tia hy vọng về biểu đồ đàn áp nhân quyền ở Việt Nam đã chạm vào “vùng đỉnh” vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 và đi ngang trong năm 2018.
Thật vậy, kết quả có thể dễ dàng kiểm chứng là từ đầu năm 2018 đến Tháng Mười cùng năm, trong khi phải thả 3 tù nhân lương tâm là Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạm giới hạn việc bắt người hoạt động nhân quyền ở hai cái tên Nguyễn Trung Lĩnh và Lê Anh Hùng – những blogger được quốc tế biết đến, và một số facebooker ở miền Tây Nam Bộ mà tên tuổi hầu như chưa được công luận trong và ngoài nước biết đến.
Cũng trong thời gian trên, khá nhiều người dân liên quan đến cuộc biểu tình chống Luật Đặc Khu vào Tháng Sáu năm 2018 đã bị chính quyền bắt và đưa ra xử tù. Tuy nhiên, trong số những người này đã hầu như không có cái tên nào thuộc giới đấu tranh nhân quyền.
Cùng với tiến trình ký kết và chuẩn bị triển khai EVFTA, đường biểu diễn đàn áp nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế nhiều khả năng sẽ chúc xuống trong năm 2019.
November 5, 2018
Từ Đài đến Quỳnh: 2018 khác 2013 như thế nào?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Luật sư Nguyễn Văn Đài hiện đang tị nạn tại Đức. (Hình: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Bầu không khí “toàn đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích chào mừng EVFTA” vào năm 2018 đang hâm hấp lên men một thứ mùi rất đặc thù – hệt như chiến dịch “đổi tù chính trị lấy thương mại” để được tham gia vào Hiệp Định TPP trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.
Từ Phương Uyên đến Như Quỳnh
Sau chuyến công du Washington vào Tháng Bảy năm 2013 của Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – mà đã được Tổng Thống Barack Obama hứa hẹn về khả năng Mỹ sẽ chấp nhận cho Việt Nam gia nhập TPP, chỉ vài chục ngày sau tòa án tỉnh Long An đã trả tự do cho sinh viên nhân quyền Nguyễn Phương Uyên ngay tại phiên tòa xử phúc thẩm, cho dù trước đó cô đã bị án sơ thẩm đến 6 năm mà chẳng có hy vọng nào giảm án dù chỉ một ngày. Sau đó, nhiều thông tin cho biết Phương Uyên nằm trong danh sách gồm năm tù nhân lương tâm mà người Mỹ yêu cầu Việt Nam thả để đổi lấy TPP.
Nhưng năm 2013 đã kết thúc với duy nhất trường hợp Phương Uyên được trả tự do, trong khi những nhà hoạt động nhân quyền khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… vẫn nằm nguyên trong nhà tù cộng sản.
Năm năm sau, vào Tháng Mười năm 2018, công an Việt Nam phải trả tự do trước thời hạn tù cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng vào lần này Quỳnh bị tống xuất đi Mỹ chứ không được ở lại Việt Nam như trường hợp Phương Uyên trước đó.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một người hoạt động nhân quyền có tuổi đời, kinh nghiệm và bề dày thành tích, đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” vào năm 2017 và còn bị chính thể độc đảng ở Việt Nam thâm thù hơn hẳn so với Phương Uyên.
2018 khác 2013 như thế nào?
Có thể so sánh: nếu vào năm 2013 Việt Nam bắt đầu lộ trình vận động ráo riết cho TPP và chỉ thả một tù nhân lương tâm là Nguyễn Phương Uyên, thì trong chiến dịch vận động cho Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA), từ đầu năm 2018 đến Tháng Mười cùng năm Việt Nam đã phải thả hai nhà hoạt động nhân quyền là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài, chưa kể một tù nhân lương tâm khác thuộc đảng Việt Tân là Đặng Xuân Diệu đã bị tống xuất sang Pháp vào Tháng Giêng cùng năm.
Cũng bởi thế, năm 2018 có một điểm khác biệt cơ bản với năm 2013.
Khác với trường hợp Phương Uyên được chính quyền Việt Nam xem là “cá nhỏ” và chỉ xếp thứ năm trong danh sách gồm 5 tù nhân lương tâm mà người Mỹ yêu cầu Việt Nam thả để đổi lấy TPP, cả hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là những gương mặt tiêu biểu hàng đầu trong số những người bất đồng chính kiến còn đang bị án tù giam, để cùng với cái tên Trần Huỳnh Duy Thức – đều là những nhân vật được xem là “cá lớn.”
Khác với năm 2013 khi người Mỹ đành phải hài lòng với món quà “cá nhỏ,” đến năm 2018 tương quan lực lượng trên bàn cờ đấu trí và nhất là đấu lực giữa phương Tây và nhà cầm quyền Việt Nam đã xoay trục đáng kể: Nhà nước Đức – nhân tố trụ cột và thậm chí mang tính quyết định trong việc xem xét có chấp nhận cho Việt Nam tham gia Hiệp Định EVFTA hay không – đã đòi Việt Nam phải trả tự do cho đích danh Luật Sư Nguyễn Văn Đài; còn Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là do chính phủ Mỹ ra điều kiện với Việt Nam.
Nguyễn Văn Đài là cái tên được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm. Vào Tháng Tư năm 2017 trong lúc đang bị Việt Nam giam giữ chờ khởi tố, ông Đài đã được Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao Giải Nhân Quyền 2017 của Hiệp Hội Thẩm Phán Đức.
Trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, có thể đánh giá Nguyễn Văn Đài là người năng nổ, sáng tạo, dám hành động và hành động có hiệu quả nhất, cũng là một trong số ít người có nhiều quan hệ với quốc tế và có ảnh hưởng quốc tế nhiều nhất. Vì thế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, Nguyễn Văn Đài đương nhiên bị xem là nhân vật nguy hiểm nhất, cùng với Hội Anh Em Dân Chủ là tổ chức nguy hiểm nhất.
Hội Anh Em Dân Chủ đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt Trận Tổ Quốc, Tổng Liên Đoàn Lao Động, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân bốn tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.
Việc chính thể Việt Nam chấp nhận trả tự do, dù vẫn theo cách tống xuất ra nước ngoài đối với Nguyễn Văn Đài vào Tháng Sáu năm 2018, không chỉ đơn thuần là việc thả tù nhân chính trị, mà quan trọng hơn nhiều là sự đánh dấu một điểm ngoặt lớn về tính xu thế: sau một thời gian dài co kéo mặc cả với Chính Phủ Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, sức bền mỏi của chính thể Việt Nam đã sa vào vùng giới hạn dưới mà không thể trả treo và kéo dài lâu hơn nữa.
Việc Việt Nam chấp nhận phóng thích nhân vật nguy hiểm nhất như Nguyễn Văn Đài cũng cho thấy rõ hơn về một điểm ngoặt, nếu không muốn nói là bước ngoặt, trong xu thế buộc phải cởi nới nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam – một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Mỹ tị nạn hồi Tháng Mười, 2018 (Hình: Du Hạ Kim Nguyễn)
Còn việc Việt Nam phải chấp nhận phóng thích Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lại trùng khớp một cách đầy chủ ý với hai sự kiện lớn: EVFTA nhiều khả năng sắp được ký chính thức sau khi Việt Nam phải chấp nhận một số điều kiện về cải thiện nhân quyền của Liên Minh Châu Âu; và chuyến công du Việt Nam vào Tháng Mười năm 2018 của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis – trùng với thời điểm Quỳnh được thả – có thể tiết lộ một “bí mật” lớn của Nguyễn Phú Trọng: Sau nhiều năm cố gắng đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ nhưng chỉ mang lại kết quả bị Bắc Kinh áp chế ngày càng tăng, cuối cùng Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam đã phải quyết định thử nghiệm phương án “đi với Mỹ,” mà trước mắt là dựa vào sức mạnh của hải quân và không quân Mỹ để có thể khai thác được dầu khí trên “vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam” nhưng vẫn bị đường lưỡi bò của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu mang tiềm năng cứu vãn ngân sách đảng khỏi tai họa hộc rỗng.
Thực ra từ quá khứ gần đến hiện tại, mọi việc đều có logic của nó.
Logic của các vụ bắt – thả
Trước đó, sau vụ Mỹ rút khỏi Hiệp Định TPP mà đang mang lại nỗi thất vọng quá lớn cho một chính thể Việt Nam tưởng như đã sắp được “ăn” nhưng lại phải bỏ mâm, chính thể này đã “ăn không được thì đạp đổ” và giận dữ “bắt bù” bằng cách thực hiện một chiến dịch đàn áp nhân quyền rộng khắp Việt Nam trong suốt sau 17 tháng, bắt đầu từ vụ bắt nữ lãnh đạo dân oan Cấn Thị Thêu vào Tháng Sáu năm 2016 và sau đó là hơn ba chục cái tên nhà hoạt động nhân quyền khác bị công an tống giam.
Nhưng đến Tháng Mười Một năm 2017, đã hiện ra tín hiệu le lói đầu tiên cho thấy chiến dịch đàn áp trên đã “đụng tường,” khi nhà cầm quyền và công an Việt Nam rốt cuộc đang phải nhượng bộ trước sức ép phải cải thiện nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu nếu còn muốn giành chút cơ hội được thông qua EVFTA, đặc biệt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt và chính phủ Đức đã quyết định tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Tín hiệu trên đến từ hai vụ bắt – thả đối với hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Dũng và Phạm Đoan Trang, đều cư trú ở Hà Nội. Đây là hai nhà hoạt động nhân quyền xông xáo, luôn nằm trong danh sách bị công an căm ghét và sẵn sàng bắt nếu có cơ hội thuận lợi. Trong tháng Mười Một năm 2018, công an đã bắt hai nhà hoạt động này nhưng sau đó phải thả ra, khác hẳn với rất nhiều trường hợp bị bắt cóc nhưng sau đó bị khởi tố và tống giam luôn vào các tháng trước.
Tín hiệu le lói trên cũng mang đến một tia hy vọng về biểu đồ đàn áp nhân quyền ở Việt Nam đã chạm vào “vùng đỉnh” vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 và đi ngang trong năm 2018.
Thật vậy, kết quả có thể dễ dàng kiểm chứng là từ đầu năm 2018 đến Tháng Mười cùng năm, trong khi phải thả 3 tù nhân lương tâm là Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạm giới hạn việc bắt người hoạt động nhân quyền ở hai cái tên Nguyễn Trung Lĩnh và Lê Anh Hùng – những blogger được quốc tế biết đến, và một số facebooker ở miền Tây Nam Bộ mà tên tuổi hầu như chưa được công luận trong và ngoài nước biết đến.
Cũng trong thời gian trên, khá nhiều người dân liên quan đến cuộc biểu tình chống Luật Đặc Khu vào Tháng Sáu năm 2018 đã bị chính quyền bắt và đưa ra xử tù. Tuy nhiên, trong số những người này đã hầu như không có cái tên nào thuộc giới đấu tranh nhân quyền.
Cùng với tiến trình ký kết và chuẩn bị triển khai EVFTA, đường biểu diễn đàn áp nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế nhiều khả năng sẽ chúc xuống trong năm 2019.