Một hội thảo về xã hội dân sự được tổ chức lần thứ 3 tại khách sạn Hà Nội đã gặp… trục trặc kỹ thuật.
Theo đó, thay vì diễn ra trong hai ngày 19-20.12, thì trong buổi sáng ngày 19, BTC đã có cuộc gặp với lại cơ quan chức năng Hà nội về việc tổ chức hội thảo, thẩm quyền giải quyết hội thảo. Cụ thể hơn, hội thảo diễn ra không đúng tinh thần Nghị định 257 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành ngày 14.05.1957.
Theo Nghị định này, tại khoản 3 – Điều 2, nếu ‘Cuộc hội hợp tổ chức ở những nơi công cộng mà Ủy ban Hành chính thành phố hoặc tỉnh đã ấn định’ thì ‘việc báo trước nói trong điều 2 trên đây phải làm chậm nhất là 24 giờ trước giờ hội họp bằng giấy tờ hoặc báo miệng.’[ Điều 3].
|
Cuộc hội thảo đã không diễn ra đúng như kế hoạch vì Nghị định có từ năm 1957 |
Đại diện phía Ban tổ chức hội thảo, ông TS Phạm Quang Tú (thuộc BTC) bày tỏ ngay tại cuộc hội thảo rằng, dù loại bỏ rủi ro trong Nghị định 56 về tổ chức hội thảo (trong đó thậm chí không mời người nước ngoài tham dự), nhưng họ lại không lường trước được việc bị trói buộc bằng Nghị định rất xưa này, và cả về khái niệm ‘công cộng’ mà Chính quyền diễn giải.
Đây không phải lần đầu tiên hội thảo thường niên về xã hội dân sự gặp trục trặc kỹ thuật, nhưng riêng lần này thì buộc phải ngừng giữa chừng. Hội thảo lần này bàn về vai trò ‘của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công’. Thậm chí, trong miêu tả cuộc hội thảo cũng rất lành tính, cụ thể: ‘Đây là một lĩnh vực quan trọng mà nhà nước phải có trách nhiệm chính, bên cạnh đó các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân cần tham gia, góp ý cho nhà nước xây dựng chính sách hiệu quả. Điều này đặc biệt cấp thiết khi nguồn ngân sách đang phải cân đối cho các ưu tiên phát triển khác nhau, và quá trình tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế ngày càng mở rộng.’. Thành phần tham gia hội thảo cũng là nhóm NGO có tư cách pháp nhân bao gồm: Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), Nhóm công tác vì người dân tộc thiểu số (EMWG), Liên minh Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng Khoa học (EBHPD) và Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN)
Nói một cách khác, chính quyền Nhà nước đang tìm cách thu hẹp không gian xã hội dân sự bằng mọi giá, bất kể không gian dân sự đó hướng tới vấn đề gì. Điều này cho thấy sự mở rộng đối tượng cấm bàn về thể chế xã hội dân sự tại Việt Nam không còn nằm ở đảng viên, mà cả người dân, và nhóm quốc tế. Bất chấp những vấn đề mang lại đối với việc xây dựng chính quyền và nhà nước bền vững trong tương lai.
Sự thu hẹp lần này cũng nằm trong bối cảnh, Trung Quốc cũng đã tiến hành những động thái siết chặt quyền dân sự của công dân nước này, đến mức sử dụng bảng chấm điểm công dân bằng trí tuệ nhân tạo (AI) – vốn gây ra nhiều tranh cãi.
Trở lại với vấn đề Việt Nam, N.A – một người tham dự hội thảo Xã hội dân sự thường niên lần này cho biết: sử dụng một văn bản pháp luật có cách đây gần 61 năm để gây khó dễ cho một hội thảo liên quan đến xã hội dân sự, nếu không sách nhiễu thì nên gọi là gì?
Sẽ khó có thể hiểu được Việt Nam đang nghĩ gì, khi mà việc ‘sách nhiễu’ đối với hoạt động của nhóm tổ chức phi chính phủ ở miền Bắc thông qua hội thảo nêu trên (là những tổ chức vốn nhận được rất nhiều sự lưu tâm lẫn tài trợ tích cực từ EU và Mỹ) lại tiến hành trước thềm UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22.01.2019. UPR là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu, nơi mà Việt Nam ‘trắng hóa’ về cam kết đối với dân chủ – nhân quyền, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo
Và những gì đang diễn ra cho thấy, sự thay đổi và có phần áp đặt quan điểm ‘chính trị đảng’ trên hết, hay ‘giữ gìn sự ổn định chính trị’ trước thềm Quốc Hội mới là đang diễn ra, và có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm ra đời hàng loạt các quy định, nghị quyết hạn chế về xã hội dân sự.
Việt Nam trong những năm gần đây, với sự phổ biến người dùng internet và mạng xã hội, thì các phong trào bất tuân dân sự hay thực hành dân sự ôn hòa diễn ra ngày một nhiều và có tác động xã hội rất lớn. Những phong trào phản ứng xã hội này được cho là thách thức quyền lực tuyệt đối của ĐCSVN, trong đó, với tư cách là một người nghiên cứu về ĐCSVN lẫn nhà xây dựng đảng cổ điển, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không cho phép điều đó xảy ra.
‘Tôi nghĩ là chính quyền đang lo ngại một sự phản ứng trong tháng 6.2019 (thời điểm xem xét lại dự luật về đặc khu kinh tế). Họ (chính quyền) không muốn tái diễn một sự can thiệp hay phản ứng từ giới xã hội dân sự trong vấn đề này’, N.A cho biết.
Việc cho dừng lại hội thảo xã hội dân sự thường niên cho thấy rằng, giờ đây, dù có cố gắng tỏ ra lành tính nhất có thể, nhân nhượng nhiều nhất có thể, thì bản thân khối xã hội dân sự có tư cách pháp nhân cũng không thể thoát khỏi sự sách nhiễu cho đến kiềm soát theo nhu cầu gia tăng ‘thắt chặt chính trị và quyền lực’.
Nhà nước sẽ giữ quyền lực, thọc sâu bàn tay vô hình và nắn lại không gian xã hội dân sự như cách nhà nước muốn, đó là điều đang diễn ra và có thể sẽ tăng tốc trong thời gian sắp tới.
Việt Nam dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng lẫn người kế nhiệm thế hệ 1 của ông ta sắp tới không hề muốn viễn cảnh Ba Lan diễn ra tại Việt Nam. Một đất nước chuyển đổi được ghi nhận trong lịch sử là có sự thay đổi thể chế đến từ chính sự nâng cao và chuyển động của xã hội dân sự. Không phải ngẫu nhiên và Facebooker Thanh Nguyên đã nhận định chua chát rằng: vì quyền lực của ĐCSVN, ông Trọng có thể triệt tiêu nhiều yếu tố mà ông ta cho rằng nó có thể thúc đẩy sự ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’. Bất kể yếu tố đó là tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
December 20, 2018
Sách nhiễu hội thảo XHDS bằng Nghị định năm 1957?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một hội thảo về xã hội dân sự được tổ chức lần thứ 3 tại khách sạn Hà Nội đã gặp… trục trặc kỹ thuật.
Theo đó, thay vì diễn ra trong hai ngày 19-20.12, thì trong buổi sáng ngày 19, BTC đã có cuộc gặp với lại cơ quan chức năng Hà nội về việc tổ chức hội thảo, thẩm quyền giải quyết hội thảo. Cụ thể hơn, hội thảo diễn ra không đúng tinh thần Nghị định 257 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành ngày 14.05.1957.
Theo Nghị định này, tại khoản 3 – Điều 2, nếu ‘Cuộc hội hợp tổ chức ở những nơi công cộng mà Ủy ban Hành chính thành phố hoặc tỉnh đã ấn định’ thì ‘việc báo trước nói trong điều 2 trên đây phải làm chậm nhất là 24 giờ trước giờ hội họp bằng giấy tờ hoặc báo miệng.’[ Điều 3].
Đại diện phía Ban tổ chức hội thảo, ông TS Phạm Quang Tú (thuộc BTC) bày tỏ ngay tại cuộc hội thảo rằng, dù loại bỏ rủi ro trong Nghị định 56 về tổ chức hội thảo (trong đó thậm chí không mời người nước ngoài tham dự), nhưng họ lại không lường trước được việc bị trói buộc bằng Nghị định rất xưa này, và cả về khái niệm ‘công cộng’ mà Chính quyền diễn giải.
Đây không phải lần đầu tiên hội thảo thường niên về xã hội dân sự gặp trục trặc kỹ thuật, nhưng riêng lần này thì buộc phải ngừng giữa chừng. Hội thảo lần này bàn về vai trò ‘của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công’. Thậm chí, trong miêu tả cuộc hội thảo cũng rất lành tính, cụ thể: ‘Đây là một lĩnh vực quan trọng mà nhà nước phải có trách nhiệm chính, bên cạnh đó các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân cần tham gia, góp ý cho nhà nước xây dựng chính sách hiệu quả. Điều này đặc biệt cấp thiết khi nguồn ngân sách đang phải cân đối cho các ưu tiên phát triển khác nhau, và quá trình tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế ngày càng mở rộng.’. Thành phần tham gia hội thảo cũng là nhóm NGO có tư cách pháp nhân bao gồm: Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), Nhóm công tác vì người dân tộc thiểu số (EMWG), Liên minh Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng Khoa học (EBHPD) và Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN)
Nói một cách khác, chính quyền Nhà nước đang tìm cách thu hẹp không gian xã hội dân sự bằng mọi giá, bất kể không gian dân sự đó hướng tới vấn đề gì. Điều này cho thấy sự mở rộng đối tượng cấm bàn về thể chế xã hội dân sự tại Việt Nam không còn nằm ở đảng viên, mà cả người dân, và nhóm quốc tế. Bất chấp những vấn đề mang lại đối với việc xây dựng chính quyền và nhà nước bền vững trong tương lai.
Sự thu hẹp lần này cũng nằm trong bối cảnh, Trung Quốc cũng đã tiến hành những động thái siết chặt quyền dân sự của công dân nước này, đến mức sử dụng bảng chấm điểm công dân bằng trí tuệ nhân tạo (AI) – vốn gây ra nhiều tranh cãi.
Trở lại với vấn đề Việt Nam, N.A – một người tham dự hội thảo Xã hội dân sự thường niên lần này cho biết: sử dụng một văn bản pháp luật có cách đây gần 61 năm để gây khó dễ cho một hội thảo liên quan đến xã hội dân sự, nếu không sách nhiễu thì nên gọi là gì?
Sẽ khó có thể hiểu được Việt Nam đang nghĩ gì, khi mà việc ‘sách nhiễu’ đối với hoạt động của nhóm tổ chức phi chính phủ ở miền Bắc thông qua hội thảo nêu trên (là những tổ chức vốn nhận được rất nhiều sự lưu tâm lẫn tài trợ tích cực từ EU và Mỹ) lại tiến hành trước thềm UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22.01.2019. UPR là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu, nơi mà Việt Nam ‘trắng hóa’ về cam kết đối với dân chủ – nhân quyền, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo
Và những gì đang diễn ra cho thấy, sự thay đổi và có phần áp đặt quan điểm ‘chính trị đảng’ trên hết, hay ‘giữ gìn sự ổn định chính trị’ trước thềm Quốc Hội mới là đang diễn ra, và có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm ra đời hàng loạt các quy định, nghị quyết hạn chế về xã hội dân sự.
Việt Nam trong những năm gần đây, với sự phổ biến người dùng internet và mạng xã hội, thì các phong trào bất tuân dân sự hay thực hành dân sự ôn hòa diễn ra ngày một nhiều và có tác động xã hội rất lớn. Những phong trào phản ứng xã hội này được cho là thách thức quyền lực tuyệt đối của ĐCSVN, trong đó, với tư cách là một người nghiên cứu về ĐCSVN lẫn nhà xây dựng đảng cổ điển, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không cho phép điều đó xảy ra.
‘Tôi nghĩ là chính quyền đang lo ngại một sự phản ứng trong tháng 6.2019 (thời điểm xem xét lại dự luật về đặc khu kinh tế). Họ (chính quyền) không muốn tái diễn một sự can thiệp hay phản ứng từ giới xã hội dân sự trong vấn đề này’, N.A cho biết.
Việc cho dừng lại hội thảo xã hội dân sự thường niên cho thấy rằng, giờ đây, dù có cố gắng tỏ ra lành tính nhất có thể, nhân nhượng nhiều nhất có thể, thì bản thân khối xã hội dân sự có tư cách pháp nhân cũng không thể thoát khỏi sự sách nhiễu cho đến kiềm soát theo nhu cầu gia tăng ‘thắt chặt chính trị và quyền lực’.
Nhà nước sẽ giữ quyền lực, thọc sâu bàn tay vô hình và nắn lại không gian xã hội dân sự như cách nhà nước muốn, đó là điều đang diễn ra và có thể sẽ tăng tốc trong thời gian sắp tới.
Việt Nam dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng lẫn người kế nhiệm thế hệ 1 của ông ta sắp tới không hề muốn viễn cảnh Ba Lan diễn ra tại Việt Nam. Một đất nước chuyển đổi được ghi nhận trong lịch sử là có sự thay đổi thể chế đến từ chính sự nâng cao và chuyển động của xã hội dân sự. Không phải ngẫu nhiên và Facebooker Thanh Nguyên đã nhận định chua chát rằng: vì quyền lực của ĐCSVN, ông Trọng có thể triệt tiêu nhiều yếu tố mà ông ta cho rằng nó có thể thúc đẩy sự ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’. Bất kể yếu tố đó là tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.