Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp quốc (Uỷ ban) nói rằng mức độ hiểu biết của nhà nước Việt Nam về Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) còn khiếm khuyết trongvăn bản Nhận xét Kết luận về Việt Nammà Uỷ ban đã công bố ngày 28/3.
“Ủy ban lấy làm tiếc là mức độ hiểu biết về ICCPR của nhà nước thành viên còn khiếm khuyết, mặc dù đã có nhiều sáng kiến nâng cao nhận thức,”Uỷ ban nói trongbản Nhận xét Kết luận về ViệtNam sau hai phiên điều trần của nhàcầm quyềnViệt Nam về việc thực thi công ước này vào haingày 11-12/3/2019 vừa qua tại Geneva.
QT: Bàn chủ toạ cuộc điều trần vềthực thi ICCPR của Việt Nam trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ngày 11/3/2019. (Ảnh: UN Web TV)
Bản nhận xét gồm 59 mục trong đó có 2 mục gồm 9 khoản hoan nghênh những mặt tích cực trong việc thực hiện ICCPR ở Việt Nam như phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, Công ước về Quyền của Người khuyết tật, và sửa đổi một số luật nhằm cải thiện nhân quyền. Trongphần lớn nội dung còn lại lên tới 52 đoạn, Ủy ban nêu lên nhữnglo ngạivề việc thực thi nhân quyền của nhà nước Việt Nam.
TheoỦy ban, Hiến pháp Việt Nam đã không tích hợp đầy đủ các quyền được đảm bảo trong Công ước, và pháp luật quốc gia đặt ra những hạn chế quá rộng làm ảnh hưởng lên mức độ thụ hưởng các quyền được nêu trong Công ước, chẳng hạn như hạn chế vì lý do an ninh quốc gia.
QT: Việt Nam sử dụng bạo lực để giải tán biểu tình ôn hoà (Nguồn ảnh: Internet)
TheoUỷ ban, Việt Nam đã vi phạm công ước khi đặt ra nhiều hạn chế liên quan đến tự do biểu đạt. Ủy ban yêu cầu HàNộikhẩn cấp thực hiện các biện pháp để thay đổi tình trạng này.
Ủy ban dành phần lớn nội dung củabản nhật xét để nêu lên sự gia tăng đàn áp nhắm vào người bảo vệ nhân quyền, lãnh đạo tôn giáo và ngườihoạt động xã hộinhư đe dọa và tấn công bạo lực, cho đến việc bắt bớ, giam cầm nhằm ngăn cản họ thực hiện các hoạt động hợp pháp của mình.
TheoUỷ ban, việc Việt Nam cấm xuất cảnh, tịch thu hay từ chối cấp hộ chiếu, hoặc buộc những nhà hoạt động phải sống lưu vong là các biện pháp vi phạm quyền tự do đi lại, tự do xuất cảnh và quyền được quay trở về quốc gia của công dân.
Ủy ban cũng nêu ra một quy trình giam giữ không được đảm bảo tính pháp lýnhư giam giữ dài hạn mà không được gặp gia đình và luật sư.
Ủy ban cũng bày tỏ sựlo ngại trước các cáo buộc lựclượng thực thi pháp luật sử dụng vũ lực quá mức và bắt giữ tùy tiện đối với người biểu tình để giải tán nhiềucuộc biểu tình ôn hòa.
March 31, 2019
Liên Hợp Quốc: Mức độ hiểu biết về ICCPR của Việt Nam còn khiếm khuyết
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Defend the Defenders, March 29, 2019
Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp quốc (Uỷ ban) nói rằng mức độ hiểu biết của nhà nước Việt Nam về Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) còn khiếm khuyết trongvăn bản Nhận xét Kết luận về Việt Nammà Uỷ ban đã công bố ngày 28/3.
“Ủy ban lấy làm tiếc là mức độ hiểu biết về ICCPR của nhà nước thành viên còn khiếm khuyết, mặc dù đã có nhiều sáng kiến nâng cao nhận thức,”Uỷ ban nói trongbản Nhận xét Kết luận về ViệtNam sau hai phiên điều trần của nhàcầm quyềnViệt Nam về việc thực thi công ước này vào haingày 11-12/3/2019 vừa qua tại Geneva.
QT: Bàn chủ toạ cuộc điều trần vềthực thi ICCPR của Việt Nam trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ngày 11/3/2019. (Ảnh: UN Web TV)
Bản nhận xét gồm 59 mục trong đó có 2 mục gồm 9 khoản hoan nghênh những mặt tích cực trong việc thực hiện ICCPR ở Việt Nam như phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, Công ước về Quyền của Người khuyết tật, và sửa đổi một số luật nhằm cải thiện nhân quyền. Trongphần lớn nội dung còn lại lên tới 52 đoạn, Ủy ban nêu lên nhữnglo ngạivề việc thực thi nhân quyền của nhà nước Việt Nam.
TheoỦy ban, Hiến pháp Việt Nam đã không tích hợp đầy đủ các quyền được đảm bảo trong Công ước, và pháp luật quốc gia đặt ra những hạn chế quá rộng làm ảnh hưởng lên mức độ thụ hưởng các quyền được nêu trong Công ước, chẳng hạn như hạn chế vì lý do an ninh quốc gia.
QT: Việt Nam sử dụng bạo lực để giải tán biểu tình ôn hoà (Nguồn ảnh: Internet)
TheoUỷ ban, Việt Nam đã vi phạm công ước khi đặt ra nhiều hạn chế liên quan đến tự do biểu đạt. Ủy ban yêu cầu HàNộikhẩn cấp thực hiện các biện pháp để thay đổi tình trạng này.
Ủy ban dành phần lớn nội dung củabản nhật xét để nêu lên sự gia tăng đàn áp nhắm vào người bảo vệ nhân quyền, lãnh đạo tôn giáo và ngườihoạt động xã hộinhư đe dọa và tấn công bạo lực, cho đến việc bắt bớ, giam cầm nhằm ngăn cản họ thực hiện các hoạt động hợp pháp của mình.
TheoUỷ ban, việc Việt Nam cấm xuất cảnh, tịch thu hay từ chối cấp hộ chiếu, hoặc buộc những nhà hoạt động phải sống lưu vong là các biện pháp vi phạm quyền tự do đi lại, tự do xuất cảnh và quyền được quay trở về quốc gia của công dân.
Ủy ban cũng nêu ra một quy trình giam giữ không được đảm bảo tính pháp lýnhư giam giữ dài hạn mà không được gặp gia đình và luật sư.
Ủy ban cũng bày tỏ sựlo ngại trước các cáo buộc lựclượng thực thi pháp luật sử dụng vũ lực quá mức và bắt giữ tùy tiện đối với người biểu tình để giải tán nhiềucuộc biểu tình ôn hòa.