Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 29/9/2019
Chế độ cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, mục tiêu trấn áp trong mấy tháng vừa qua là những Facebooker ít tên tuổi ở những tỉnh sau khi đã bắt giữ nhiều nhân vật cộm cán hơn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu đe doạ người dân không cho họ chỉ trích chính phủ cộng sản.
Trong ngày 23/9, nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng huy động lực lượng công an hùng hậu để bắt giữ anh Nguyễn Quốc Đức Vượng và khám xét tư gia. Bốn ngày sau, công an huyện Đơn Dương công bố việc bắt giữ anh bởi cơ quan an ninh điều tra của tỉnh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Anh sẽ bị biệt giam trong 4 tháng để điều tra về việc sử dụng tài khoản Facebook Vượng Nguyễn để chỉ trích chế độ và “bôi xấu lãnh tụ.” Anh phải đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Cũng trong ngày 23/9, Toà án Nhân dân cấp cao tại thành phố HCM đã bác bỏ kháng cáo của hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, giữ nguyên bản án 6 năm tù giam và 5 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai trong phiên sơ thẩm trong tháng Năm. Hai bà bị bắt vào tháng 10 năm ngoái với cáo buộc theo Điều 117 chỉ vì viết và phát tán tờ rơi kêu gọi biểu tình phản đối chế độ.
Ngày 26/9, nhà báo chống tham nhũng Kiều Đình Liệu từ tạp chí Luật sư Việt Nam đã bị một nhóm côn đồ đánh đập khi ông đang đi trên đường phố của thành phố Pleiku. Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi ông gọi điện thông báo về một vụ vận chuyển gỗ lậu cho Kiểm lâm Gia Lai. Hậu quả của vụ tấn công là ông Liệu bị rơi vào trạng thái bất tỉnh, chấn thương sọ não và chảy máu não. Tính mạng của ông đang rất nguy hiểm.
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Văn Điển, người đang thi hành án tù 6,5 năm tại Trại giam số 5 (Yên Định, Thanh Hoá), đã tuyệt thực từ ngày 22/9 để phản đối việc đối xử hà khắc trong tù. Đây là lần tuyệt thực lần thứ 2 trong vòng 3 tháng gần đây.
Vào ngày thứ Sáu, cộng đồng Việt Kiều ở Sydney đã thắp nến để kêu gọi Chính phủ Australia và cộng đồng quốc tế quan tâm đến trường hợp công dân Australia Châu Văn Khảm đang bị giam giữ ở Việt Nam từ tháng 1 vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự. Ông có thể sẽ bị đem ra xét xử trong thời gian tới, và đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm chỉ vì những hoạt động cổ suý nhân quyền ở Việt Nam.
===== 23/9 =====
Hai Facebooker bị y án 11 năm tù, trong ngày Facebooker Vượng Nguyễn bị bắt giữ
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp người hoạt động trên mạng, y án 11 năm tù giam cho hai nữ Facebooker ở Đồng Nai và bắt giam Facebooker thứ 3 ở Lâm Đồng chỉ vì những hành động ôn hoà thực hiện quyền công dân trong ngày 23/9.
Tại Đồng Nai, Toà án cấp cao tại Sài Gòn đã giữ nguyên hai bản án mà Toà án cộng sản tỉnh Đồng Nai đã tuyên vào ngày 10/5 đối với hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương lần lượt là 6 năm và 5 năm, về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Hai bà bị bắt ngày 13/10/2018 sau 4 ngày tự viết và phát tán khẩu hiệu kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình chống Trung Cộng, dự luật Đặc khu kinh tế và giới thiệu một số trang Facebook nơi chủ nhân thường có bài viết chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam.
Trong phiên sơ thẩm, hai bà không có luật sư riêng vì bị công an Đồng Nai lừa. Tuy nhiên, trong phiên phúc thẩm, ba luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh và Trịnh Vĩnh Phúc không được tự do bào chữa, liên tục bị cắt ngang bởi hội đồng xét xử, và lời bào chữa của họ không được tôn trọng. Chỉ vài giờ sau, chủ toạ phiên toà đọc bản án giữ nguyên án trong phiên sơ thẩm.
Các luật sư cho rằng phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Lâm Đồng đã huy động hàng chục cảnh sát và an ninh để bắt giữ Fabooker Vượng Nguyễn, người được cho là có nhiều bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook. Phía công an dường như không công bố lệnh bắt, do vậy không rõ bắt vì nguyên nhân gì và theo cáo buộc nào.
Gần 20 người đã bị bắt hoặc bị kết án vì viết bài chỉ trích chế độ trên Facebook kể từ đầu năm đến nay.
===== 26/9 =====
Nhà báo bị đánh trọng thương sau khi tố cáo tiêu cực ở Gia Lai
Chiều ngày 26/9, nhà báo Kiều Đình Liệu của tạp chí Luật sư Việt Nam bị hành hung một cách dã man bởi một nhóm côn đồ ngay sau khi ông tố cáo một vụ tiêu cực ở tỉnh Gia Lai.
Ông Liệu, người mới chuyển đến làm việc tại tạp chí Luật sư Việt Nam từ báo Người Cao tuổi, bị nhóm côn đồ đi trên một xe oto bán tải chặn ở đường Trường Chinh, phường Trà Bá, thành phố Pleiku. Chúng đánh ông đến mức ông bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu và dường như bị xuất huyết não và chấn thương sọ não.
Gần đây, ông Liệu điều tra thông tin về việc chặt phá, chuyên chở, buôn gỗ lậu ở Gia Lai. Ông bị tấn công sau khi gọi điện báo với Kiểm lâm Gia Lai về việc hai xe chở gỗ lậu từ huyện Đức Cơ. Sau khi đánh đập ông, ba kẻ tấn công đã phá khoá xe của ông để tìm camera hành trình nhằm xoá video về 2 xe gỗ trên.
===== 27/9 =====
Việt Nam bắt giữ Facebooker thứ 13 về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ anh Nguyễn Quốc Đức Vượng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và anh chính là người thứ 13 bị bắt vì những hoạt động trực tuyến kể từ đầu năm 2019 khi Luật An ninh mạng có hiệu lực.
Ngày 24/9, hàng chục công an đến bao vây tư gia của bố mẹ anh Vượng ở thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương và bắt giữ người thanh niên sinh năm 1991. Công an khám nhà và tịch thu máy tính, điện thoại cùng một số vật dụng được coi là “tài liệu.” Ba ngày sau, công an huyện Đơn Dương mới khẳng định rằng việc bắt giữ được tiến hành bởi cơ quan an ninh điều tra của tỉnh, và anh sẽ bị biệt giam trong thời gian ít nhất 4 tháng để điều tra.
Truyền thông nhà nước đưa tin trong hai năm qua, anh Vượng sử dụng tài khoản Facebook mang tên Vượng Nguyễn để “tán phát tài liệu, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi nhọ, nói xấu chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống phá Nhà nước.”
Anh Vượng đã từng tham gia vào cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6/2019 để biểu tình phàn đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Anh đã bị bắt bởi công an phường Tân Tạo, quận Bình Tân và buộc phải nộp phạt 750 nghìn đồng trước khi được trả tự do.
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang tăng cường trấn áp người hoạt động trực tuyến ở các tỉnh nơi có những người bất đồng chính kiến ít tên tuổi nhằm đe doạ những người dân đang rất bất bình với chế độ. Nhiều người trong số họ chỉ chia sẻ những bài viết về những vấn đề nổi cộm ở Việt Nam như tham nhũng tràn lan, cướp đất của dân và bồi thường với giá rẻ mạt, xả thải gây ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng hoặc sự vi phạm chủ quyền của Trung Cộng đối với lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông và sự phản ứng yếu ớt của Hà Nội.
Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 24 người hoạt động trong 9 tháng qua, và kết án 23 người với tổng cộng 106.5 năm tù giam, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Cũng theo tổ chức này thì Việt Nam hiện đang giam giữ 234 tù nhân lương tâm.
===== 28/9 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển tuyệt thực phản đối việc đối xử hà khắc ở Trại 5
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Văn Điển, người đang thi hành án tù 6.5 năm tại Trại giam số 5 (Yên Định, Thanh Hoá), đã tuyệt thực từ ngày 22/9 để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các tù nhân lương tâm.
Ông Nguyễn Thái Văn, bố của anh Điển, người vừa có chuyến thăm gặp anh tại trại giam vào ngày 24/9, nói con trai ông gầy yếu. Anh không nói với bố sẽ tuyệt thực vào ngày nào.
Đây là lần tuyệt thực thứ hai của anh Điển trong vòng 3 tháng. Đầu tháng 7, anh đã từng tuyệt thực, cũng với mục tiêu như hiện nay.
Biện pháp tuyệt thực gần như là vũ khí duy nhất của tù nhân lương tâm trong việc đòi hỏi quyền lợi căn bản trong tù, phản đối việc quản giáo không tôn trọng các qui định của luật pháp; hay để ủng hộ các tù nhân lương tâm khác bị ngược đãi.
Anh Điển, 34 tuổi, bị toà án cộng sản kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong tháng 1 vừa qua, cùng với ông Vũ Quang Thuận và bạn trẻ Trần Hoàng Phúc. Anh bị kết án 6.5 tù giam còn ông Thuận và Phúc bị án 8 năm và 6 năm tương ứng.
===== 29/9 =====
Cộng đồng người Việt ở Australia kêu gọi giải cứu ông Châu Văn Khảm
Cộng đồng người Việt ở Australia đã tổ chức thắp nến cầu nguyện ở Sydney, để kêu gọi Chính phủ của ông Scott Morrison và cộng đồng quốc tế quan tâm đến ông Châu Văn Khảm, người đang bị Việt Nam giam giữ với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.
Theo SBC News, nhiều người gốc Việt đã cùng nhau thắp nến và giương biểu ngữ “Hãy cứu Châu Văn Khảm.” Những người tham gia sự kiện này và gia đình ông cho biết đây là những nỗ lực của họ để nhiều người quan tâm đến trường hợp của ông.
Ông Khảm, 70 tuổi, bị bắt tại Sài Gòn vào giữa tháng 1 năm nay khi gặp ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Hai ông bị giam giữ từ đó tới này mà không được gặp luật sư. Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam nói việc điều tra đã kết thúc và sẽ đưa ông Khảm ra xét xử trong thời gian tới. Nếu bị kết tội, ông có thể đối mặt với mức án từ 10 đến 20 năm.
Gia đình ông nói với SBC News rằng trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 8, Thủ tướng Morrison có vẻ không đề cập đến vụ án này với phía Hà Nội. Gia đình ông hy vọng Australia sẽ hành động mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới khi Hà Nội đưa ông ra xét xử.
Truyền thông nhà nước ở Việt Nam nói ông Khảm là thành viên Việt Tân, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hồi tháng 1/2019 để “huấn luyện” và “kết nạp” một số người vào đảng này cũng như “chuẩn bị cho hoạt động chống phá.”
Chỉ ít ngày sau khi ông bị bắt, Việt Tân ra thông cáo báo chí về sự mất tích của ông Khảm, cho hay ông Khảm về Việt Nam để “tìm hiểu hiện trạng nhân quyền.” Human Rights Watch Australia kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Khảm ngay lập tức và vô điều kiện.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
September 30, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 38 từ 23/9 đến 29/9/2019: Lâm Đồng bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 29/9/2019
Chế độ cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, mục tiêu trấn áp trong mấy tháng vừa qua là những Facebooker ít tên tuổi ở những tỉnh sau khi đã bắt giữ nhiều nhân vật cộm cán hơn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu đe doạ người dân không cho họ chỉ trích chính phủ cộng sản.
Trong ngày 23/9, nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng huy động lực lượng công an hùng hậu để bắt giữ anh Nguyễn Quốc Đức Vượng và khám xét tư gia. Bốn ngày sau, công an huyện Đơn Dương công bố việc bắt giữ anh bởi cơ quan an ninh điều tra của tỉnh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Anh sẽ bị biệt giam trong 4 tháng để điều tra về việc sử dụng tài khoản Facebook Vượng Nguyễn để chỉ trích chế độ và “bôi xấu lãnh tụ.” Anh phải đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Cũng trong ngày 23/9, Toà án Nhân dân cấp cao tại thành phố HCM đã bác bỏ kháng cáo của hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, giữ nguyên bản án 6 năm tù giam và 5 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai trong phiên sơ thẩm trong tháng Năm. Hai bà bị bắt vào tháng 10 năm ngoái với cáo buộc theo Điều 117 chỉ vì viết và phát tán tờ rơi kêu gọi biểu tình phản đối chế độ.
Ngày 26/9, nhà báo chống tham nhũng Kiều Đình Liệu từ tạp chí Luật sư Việt Nam đã bị một nhóm côn đồ đánh đập khi ông đang đi trên đường phố của thành phố Pleiku. Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi ông gọi điện thông báo về một vụ vận chuyển gỗ lậu cho Kiểm lâm Gia Lai. Hậu quả của vụ tấn công là ông Liệu bị rơi vào trạng thái bất tỉnh, chấn thương sọ não và chảy máu não. Tính mạng của ông đang rất nguy hiểm.
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Văn Điển, người đang thi hành án tù 6,5 năm tại Trại giam số 5 (Yên Định, Thanh Hoá), đã tuyệt thực từ ngày 22/9 để phản đối việc đối xử hà khắc trong tù. Đây là lần tuyệt thực lần thứ 2 trong vòng 3 tháng gần đây.
Vào ngày thứ Sáu, cộng đồng Việt Kiều ở Sydney đã thắp nến để kêu gọi Chính phủ Australia và cộng đồng quốc tế quan tâm đến trường hợp công dân Australia Châu Văn Khảm đang bị giam giữ ở Việt Nam từ tháng 1 vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự. Ông có thể sẽ bị đem ra xét xử trong thời gian tới, và đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm chỉ vì những hoạt động cổ suý nhân quyền ở Việt Nam.
===== 23/9 =====
Hai Facebooker bị y án 11 năm tù, trong ngày Facebooker Vượng Nguyễn bị bắt giữ
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp người hoạt động trên mạng, y án 11 năm tù giam cho hai nữ Facebooker ở Đồng Nai và bắt giam Facebooker thứ 3 ở Lâm Đồng chỉ vì những hành động ôn hoà thực hiện quyền công dân trong ngày 23/9.
Tại Đồng Nai, Toà án cấp cao tại Sài Gòn đã giữ nguyên hai bản án mà Toà án cộng sản tỉnh Đồng Nai đã tuyên vào ngày 10/5 đối với hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương lần lượt là 6 năm và 5 năm, về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Hai bà bị bắt ngày 13/10/2018 sau 4 ngày tự viết và phát tán khẩu hiệu kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình chống Trung Cộng, dự luật Đặc khu kinh tế và giới thiệu một số trang Facebook nơi chủ nhân thường có bài viết chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam.
Trong phiên sơ thẩm, hai bà không có luật sư riêng vì bị công an Đồng Nai lừa. Tuy nhiên, trong phiên phúc thẩm, ba luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh và Trịnh Vĩnh Phúc không được tự do bào chữa, liên tục bị cắt ngang bởi hội đồng xét xử, và lời bào chữa của họ không được tôn trọng. Chỉ vài giờ sau, chủ toạ phiên toà đọc bản án giữ nguyên án trong phiên sơ thẩm.
Các luật sư cho rằng phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Lâm Đồng đã huy động hàng chục cảnh sát và an ninh để bắt giữ Fabooker Vượng Nguyễn, người được cho là có nhiều bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook. Phía công an dường như không công bố lệnh bắt, do vậy không rõ bắt vì nguyên nhân gì và theo cáo buộc nào.
Gần 20 người đã bị bắt hoặc bị kết án vì viết bài chỉ trích chế độ trên Facebook kể từ đầu năm đến nay.
===== 26/9 =====
Nhà báo bị đánh trọng thương sau khi tố cáo tiêu cực ở Gia Lai
Chiều ngày 26/9, nhà báo Kiều Đình Liệu của tạp chí Luật sư Việt Nam bị hành hung một cách dã man bởi một nhóm côn đồ ngay sau khi ông tố cáo một vụ tiêu cực ở tỉnh Gia Lai.
Ông Liệu, người mới chuyển đến làm việc tại tạp chí Luật sư Việt Nam từ báo Người Cao tuổi, bị nhóm côn đồ đi trên một xe oto bán tải chặn ở đường Trường Chinh, phường Trà Bá, thành phố Pleiku. Chúng đánh ông đến mức ông bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu và dường như bị xuất huyết não và chấn thương sọ não.
Gần đây, ông Liệu điều tra thông tin về việc chặt phá, chuyên chở, buôn gỗ lậu ở Gia Lai. Ông bị tấn công sau khi gọi điện báo với Kiểm lâm Gia Lai về việc hai xe chở gỗ lậu từ huyện Đức Cơ. Sau khi đánh đập ông, ba kẻ tấn công đã phá khoá xe của ông để tìm camera hành trình nhằm xoá video về 2 xe gỗ trên.
===== 27/9 =====
Việt Nam bắt giữ Facebooker thứ 13 về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ anh Nguyễn Quốc Đức Vượng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và anh chính là người thứ 13 bị bắt vì những hoạt động trực tuyến kể từ đầu năm 2019 khi Luật An ninh mạng có hiệu lực.
Ngày 24/9, hàng chục công an đến bao vây tư gia của bố mẹ anh Vượng ở thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương và bắt giữ người thanh niên sinh năm 1991. Công an khám nhà và tịch thu máy tính, điện thoại cùng một số vật dụng được coi là “tài liệu.” Ba ngày sau, công an huyện Đơn Dương mới khẳng định rằng việc bắt giữ được tiến hành bởi cơ quan an ninh điều tra của tỉnh, và anh sẽ bị biệt giam trong thời gian ít nhất 4 tháng để điều tra.
Truyền thông nhà nước đưa tin trong hai năm qua, anh Vượng sử dụng tài khoản Facebook mang tên Vượng Nguyễn để “tán phát tài liệu, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi nhọ, nói xấu chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống phá Nhà nước.”
Anh Vượng đã từng tham gia vào cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6/2019 để biểu tình phàn đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Anh đã bị bắt bởi công an phường Tân Tạo, quận Bình Tân và buộc phải nộp phạt 750 nghìn đồng trước khi được trả tự do.
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang tăng cường trấn áp người hoạt động trực tuyến ở các tỉnh nơi có những người bất đồng chính kiến ít tên tuổi nhằm đe doạ những người dân đang rất bất bình với chế độ. Nhiều người trong số họ chỉ chia sẻ những bài viết về những vấn đề nổi cộm ở Việt Nam như tham nhũng tràn lan, cướp đất của dân và bồi thường với giá rẻ mạt, xả thải gây ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng hoặc sự vi phạm chủ quyền của Trung Cộng đối với lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông và sự phản ứng yếu ớt của Hà Nội.
Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 24 người hoạt động trong 9 tháng qua, và kết án 23 người với tổng cộng 106.5 năm tù giam, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Cũng theo tổ chức này thì Việt Nam hiện đang giam giữ 234 tù nhân lương tâm.
===== 28/9 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển tuyệt thực phản đối việc đối xử hà khắc ở Trại 5
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Văn Điển, người đang thi hành án tù 6.5 năm tại Trại giam số 5 (Yên Định, Thanh Hoá), đã tuyệt thực từ ngày 22/9 để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các tù nhân lương tâm.
Ông Nguyễn Thái Văn, bố của anh Điển, người vừa có chuyến thăm gặp anh tại trại giam vào ngày 24/9, nói con trai ông gầy yếu. Anh không nói với bố sẽ tuyệt thực vào ngày nào.
Đây là lần tuyệt thực thứ hai của anh Điển trong vòng 3 tháng. Đầu tháng 7, anh đã từng tuyệt thực, cũng với mục tiêu như hiện nay.
Biện pháp tuyệt thực gần như là vũ khí duy nhất của tù nhân lương tâm trong việc đòi hỏi quyền lợi căn bản trong tù, phản đối việc quản giáo không tôn trọng các qui định của luật pháp; hay để ủng hộ các tù nhân lương tâm khác bị ngược đãi.
Anh Điển, 34 tuổi, bị toà án cộng sản kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong tháng 1 vừa qua, cùng với ông Vũ Quang Thuận và bạn trẻ Trần Hoàng Phúc. Anh bị kết án 6.5 tù giam còn ông Thuận và Phúc bị án 8 năm và 6 năm tương ứng.
===== 29/9 =====
Cộng đồng người Việt ở Australia kêu gọi giải cứu ông Châu Văn Khảm
Cộng đồng người Việt ở Australia đã tổ chức thắp nến cầu nguyện ở Sydney, để kêu gọi Chính phủ của ông Scott Morrison và cộng đồng quốc tế quan tâm đến ông Châu Văn Khảm, người đang bị Việt Nam giam giữ với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.
Theo SBC News, nhiều người gốc Việt đã cùng nhau thắp nến và giương biểu ngữ “Hãy cứu Châu Văn Khảm.” Những người tham gia sự kiện này và gia đình ông cho biết đây là những nỗ lực của họ để nhiều người quan tâm đến trường hợp của ông.
Ông Khảm, 70 tuổi, bị bắt tại Sài Gòn vào giữa tháng 1 năm nay khi gặp ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Hai ông bị giam giữ từ đó tới này mà không được gặp luật sư. Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam nói việc điều tra đã kết thúc và sẽ đưa ông Khảm ra xét xử trong thời gian tới. Nếu bị kết tội, ông có thể đối mặt với mức án từ 10 đến 20 năm.
Gia đình ông nói với SBC News rằng trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 8, Thủ tướng Morrison có vẻ không đề cập đến vụ án này với phía Hà Nội. Gia đình ông hy vọng Australia sẽ hành động mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới khi Hà Nội đưa ông ra xét xử.
Truyền thông nhà nước ở Việt Nam nói ông Khảm là thành viên Việt Tân, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hồi tháng 1/2019 để “huấn luyện” và “kết nạp” một số người vào đảng này cũng như “chuẩn bị cho hoạt động chống phá.”
Chỉ ít ngày sau khi ông bị bắt, Việt Tân ra thông cáo báo chí về sự mất tích của ông Khảm, cho hay ông Khảm về Việt Nam để “tìm hiểu hiện trạng nhân quyền.” Human Rights Watch Australia kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Khảm ngay lập tức và vô điều kiện.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây