Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 13/9/2020
Tám tháng sau cuộc truy quét đẫm máu ở xã Đồng Tâm vào đầu năm 2020, trong đó cảnh sát chống bạo động bắn chết lãnh đạo tinh thần Lê Đình Kình một cách dã man và bắt giữ gần 30 dân oan địa phương, chế độ cộng sản bắt đầu xét xử sơ thẩm 25 nông dân với cáo buộc “giết người” và bốn người khác về tội “chống lại các quan chức nhà nước đang thi hành công vụ” vào ngày 7/9 và phiên tòa dự kiến kéo dài mười ngày.
Cũng như các vụ án chính trị khác, người thân của bị cáo và bạn bè không được phép vào phòng xử án. Chính quyền Hà Nội và các địa phương khác đã cử mật vụ mặc thường phục đến nhà riêng của các nhà hoạt động và người thân của các bị cáo trong những ngày diễn ra phiên tòa nhằm ngăn cản họ đến khu vực xét xử. Trong phòng xử án, chỉ có bị cáo và luật sư của họ được vào cùng với hội đồng xét xử và công an.
Trong phiên xử, hội đồng xét xử đã có những vi phạm rõ ràng đối với Bộ luật Tố tụng Hình sự do chủ tọa phiên tòa đã phớt lờ một số yêu cầu của luật sư bào chữa, trong đó có việc triệu tập các nhân chứng quan trọng liên quan đến vụ đột kích của cảnh sát ngày 9/1 và sự cần thiết phải tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ án làm rõ cái chết của 3 công an như công an đưa tin, cũng như làm rõ kế hoạch bí mật của Công an thành phố Hà Nội đã được Bộ Công an phê duyệt về việc triển khai hàng nghìn cảnh sát chống bạo động đến Đồng Tâm thực hiện cuộc đàn áp đối với gia đình cụ Lê Đình Kình.
Có tới 19 trong số 29 bị cáo thừa nhận rằng họ đã bị tra tấn trong thời gian tạm giam trước khi xét xử để cưỡng chế nhận tội, tuy nhiên, hội đồng xét xử không có phản hồi.
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa Kết luận điều tra của cảnh sát, Cáo trạng của Viện kiểm sát và lời khai của các bị cáo cũng như các tình tiết do các quan sát viên độc lập thu thập trong vụ án.
Thay vì tiến hành phiên xét xử trong 10 ngày như kế hoạch, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố kết thúc phiên xét xử sau 4 ngày và thông báo rằng hội đồng xét xử sẽ công bố quyết định cuối cùng vào ngày 14/9 mặc dù các luật sư bào chữa kêu gọi tạm dừng phiên xử và tái điều tra vụ án. Sau hai ngày xét xử, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị mức án tử hình đối với Lê Đình Công và Lê Đình Chức, hai con trai của ông Lê Đình Kình và tù chung thân đối với cháu của Lê Đình Doanh. Ba người khiếu kiện đất đai khác bị đề nghị mức án tù từ 14 năm đến 18 năm.
Viện kiểm sát cũng đã sửa đổi tội danh đối với 19 người khiếu kiện đất đai từ “giết người” thành “chống người thi hành công vụ,” nên 23 người trong số họ bị đề nghị hình phạt từ 15 tháng quản chế đến 7 năm tù.
Chế độ cộng sản tiếp tục đàn áp các thành viên của nhóm chuyên nghiệp chưa đăng ký Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) sau khi bắt giữ Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy. Vào các ngày 1-8/9, hai thành viên tên Nguyễn Thiện Nhân ơ rhành phố Hồ Chí Minh và Hoàng Văn Hùng từ Hà Nội đã bị công an địa phương triệu tập để thẩm vấn về tổ chức và bài viết của họ. Ông Đỗ Thành Nhân ở tỉnh Quảng Ngãi cũng được triệu tập để thẩm vấn vào ngày 10 tháng 9, tuy nhiên ông từ chối do thời gian mời quá gấp.
Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục cuộc đàn áp đối với gia đình nhà hoạt động tôn giáo địa phương Trần Văn Thường. Sau khi bắt cóc con ông là anh Trần Văn Khương về trụ sở Công an huyện Xuyên Mộc để thẩm vấn, công an đã đánh đập dã man ông Thường và con ông là anh Trần Văn Khê khi họ đến đồn công an đòi trả tự do cho anh Khương.
===== 07/9 =====
HRW kêu gọi Cộng sản Việt Nam cho phép quốc tế theo dõi phiên toà xử 29 dân oan Đồng Tâm
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự theo dõi phiên toà xử 29 công dân Đồng Tâm trong các ngày 07-16/9 về cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ.”
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW nói lực lượng an ninh cộng sản Việt Nam cần chấm dứt việc sách nhiễu và theo dõi thân nhân của các bị cáo.
Trong phát biểu của mình ngày 07/9, ông Robertson nói rằng HRW rất lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng dành cho 29 người dân Đồng Tâm đang bị xét xử. Nạn tra tấn và bức cung vốn vẫn phổ biến trong các trại giam của công an trong khi khái niệm tòa án độc lập còn xa vời, và các bản án được đảng Cộng sản định sẵn là các đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam.
Ông cũng nói quyền gặp luật sư của các bị cáo cực kỳ bị hạn chế và chỉ được thực hiện sau khi công an đã thẩm vấn, lấy cung và điều tra xong. Còn có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về những gì đã xảy ra trong vụ tấn công vào xã Đồng Tâm.
Ông nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gấp rút kết tội các bị cáo và mọi người có thể thấy rõ là Hà Nội muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai.
Tuy nói phiên toà là công khai nhưng thân nhân của các bị cáo không được vào khu vực xử án. Nhà cầm quyền Hà Nội và nhiều địa phương khác đã đưa công an tới gần nhà riêng của hàng trăm người bất đồng chính kiến và người hoạt động trong mấy ngày gần đây nhằm ngăn cản họ đi tới khu vực xử án.
Chưa rõ đại diện ngoại giao của các nước có được phép đến quan sát phiên toà cho dù là ở phòng khác gần phòng xử án hay không.
——————–
Thêm hai tù nhân chết trong đồn công an
Công an tỉnh Lào Cai vào hôm qua xác nhận là có 2 tù nhân vừa qua đời trong khi bị tạm giam tại đồn công an. Một người chết trong tư thế “treo cổ” và người kia là do “xuất huyết trong bụng.”
Người bị thiệt mạng vì “xuất huyết trong bụng” là ông Đoàn Quang Dũng, 58 tuổi, một cư dân ở thị xã Sa Pa, bị tử vong vào sáng 27/8 sau một tuần bị bắt giam khi đi mua bạch phiến. Người “treo cổ tự tử” trong đồn công an là ông Nguyễn Trọng Hà, 66 tuổi, quê quán ở tỉnh Thái Nguyên, bị bắt vào ngày 18/3 khi đang vận chuyển 5 bánh bạch phiến từ Sơn La về Lào Cai. Quản giáo tù phát giác cái chết của ông vào lúc 2 giờ sáng ngày 29/8.
Theo RFA, từ đầu năm nay, hàng loạt cái chết kỳ lạ đã diễn ra trong trại giam ở phía bắc, mà các tù nhân chết đều có dính líu đến việc vận chuyển hay mua bán ma túy. Đa số cái chết đều là “treo cổ tự tử” trước hay sau khi bị tuyên án tù.
———————–
Cộng sản Việt Nam ra quy định mới để siết chặt báo chí
Bộ Thông tin và Truyền thông cộng sản Việt Nam vừa trình dự thảo sửa đổi Nghị định 159 về về xử phạt trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, trao thêm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với báo chí trung ương cho các địa phương trong nỗ lực siết chặt hơn tự do báo chí vốn đã ngột ngạt trong nhiều thập kỷ.
Theo dự thảo này, ban lãnh đạo một cơ quan báo chí sẽ bị phạt nếu ký giấy thới thiệu cho phóng viên đi tìm hiểu vấn đề không nằm trong tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Bộ cũng sẽ thành lập đoàn kiểm tra một số tạp chí “lợi dụng tự do báo chí để hoạt động trái pháp luật.”
Nói với BBC News Tiếng Việt, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị Tâm Chánh cho rằng quy định này nhằm siết cổ báo chí và tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích lũng đoạn thị trường.
Ông cũng nói truyền thông nhà nước cộng sản biến độc quyền báo chí của nhà nước thành đặc quyền của nhà báo để kiếm sống, kiếm tiền và thậm chí hình thành những nhóm nhà báo làm công cụ cho các nhóm lợi ích lũng đoạn thông tin, chạy áp phe chính trị, thao túng thị trường.
Quy định của nhà cầm quyền về báo chí tạo ra một rào cản ngăn trở quyền tiếp cận thông tin, ngăn trở thực thi luật báo chí. Điều vô lý là trong khi một nhà báo Việt Nam có thể tự do tác nghiệp ở các nước thì tại mỗi địa phương ở Việt Nam, giới chức trách có thể nại lý do cơ quan báo chí chủ quản của nhà báo này không có tôn chỉ mục đích hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực đó để mà không cho phép nhà báo tiếp cận thông tin.
Việt Nam đứng thứ 175 về tự do báo chí trong tổng số 180 nước theo xếp hạng năm 2020 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF).
===== 08/9 =====
Toà án trong phiên toà xử dân oan Đồng Tâm từ chối triệu tập cựu chủ tịch Hà Nội
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin trong phiên tòa xét xử 29 người dân oan xã Đồng Tâm, chủ tọa thẩm phán Trương Việt Toàn không đồng ý triệu tập cựu chủ tịch uỷ ban thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một số người khác vì những người này không liên quan tới vụ án xảy ra vào ngày 09/1/2020.
Trước đó, trong buổi sáng phiên khai mạc của phiên toà xét xử 29 dân oan Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ,” 13 luật sư đã kiến nghị toà Hà Nội cho triệu tập ông Chung vì Uỷ ban là nơi đồng ý chủ trương của công an thành phố về kế hoạch tấn công vào thôn Hoành vào ngày 09/1 năm nay khi ông này đứng đầu uỷ ban.
Ông Chung cũng là người trực tiếp xuống Đồng Tâm để đối thoại trong vụ người dân bắt giữ hàng chục cảnh sát cơ động làm con tin trong tháng 4 năm 2017.
Các luật sư cũng đề nghị triệu tập bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, người bị cảnh sát bắn chết ngay tại nhà riêng của ông trong đêm tập kích và một số người khác. Toà nói rằng sẽ xem xét đề nghị này.
Luật sư Lê Văn Luân đề nghị triệu tập thêm giám định viên để làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Kình và 3 sỹ quan cảnh sát, những người bị thiêu cháy như cáo buộc của phía công an và viện kiểm sát.
Toà cũng chiếu những đoạn video trong đó nhiều người thú nhận đã chống lại lực lượng công an trong sáng sớm ngày 09/1 cũng như mua vũ khí. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nói rằng những lời khai này không có giá trị vì các bị can bị buộc phải khai theo kịch bản của công an sau khi bị tra tấn và đe doạ.
——————–
Giới hoạt động kêu gọi bảo vệ khẩn cấp nhân chứng Bùi Viết Hiếu trong vụ án Đồng Tâm
Giới bất đồng chính kiến, tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm người dân từ trong nước và hải ngoại đã ký chung vào thư ngỏ mang tên Đơn Yêu cầu Khẩn cấp gửi đến ban lãnh đạo của chế độ cộng sản Việt Nam yêu cầu thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu nhân phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đang diễn ra từ ngày 7/9.
Thư ngỏ được gửi đến chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và tủ tướng Việt Nam sau khi ông Hiểu đưa ra lời khai về việc ông chứng kiến một cảnh sát bắn chết cụ Lê Đình Kình. Lời khai này trái ngược với kết luận điều tra trong vụ án. Bản thân ông Hiểu cũng bị công an cộng sản bắn nhưng may mắn sống sót.
Trong văn bản này, các tổ chức và cá nhân nêu ra 5 điểm trong đó nhấn mạnh việc phải bảo vệ nhân chứng Hiểu, chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.
Đơn cũng yêu cầu tạm ngừng vụ xử và đề nghị Quốc hội cử người giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, đơn nói không để bộ công an cộng sản điều tra vụ án vì chính bộ này phê duyệt cuộc tấn công đẫm máu vào xã Đồng Tâm và không thể bảo đảm tính khách quan.
Một yêu cầu nữa là nhà cầm quyền phải làm rõ cái chết của cụ Kình theo những đơn tố cáo, hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc sát hại cụ và mưu sát không thành ông Hiểu.
Phiên toà xét xử 25 người dân oan Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và 4 người với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” dự kiến kéo dài 10 ngày tại Hà Nội trong điều kiện an ninh được thắt chặt. Thân nhân của các bị cáo và người hoạt động không được tiếp cận khu vực xử án.
——————-
Nhiều dân oan Đồng Tâm bị tra tấn trong giai đoạn điều tra
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh cho biết có nhiều dân oan Đồng Tâm trong phiên toà đang diễn ra ở Hà Nội đã bị tra tấn trong quá trình hỏi cung ở giai đoạn điều tra.
Trong ngày 08/9, ngày thứ hai của phiên toà xét xử 25 dân oan ở xã Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và 4 người khác với cáo buộc “chống người thi hành công vụ,” luật sư Mạnh đã đặt câu hỏi đối với toàn bộ 29 bị cáo về việc họ có bị tra tấn không và nếu không bị thì giơ tay lên.
Đáp lại với câu hỏi của luật sư Mạnh, chỉ có 10 người giơ tay còn 19 người còn lại im lặng, đồng nghĩa với việc họ thừa nhận đã bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.
Cũng trong cùng ngày, luật sư Ngô Anh Tuấn công bố bản ghi chép về phiên toà Đồng Tâm trong ngày thứ hai. Ghi chép này cho thấy ông Lê Đình Công khai bị đánh hàng ngày bằng dùi cui cao su trong giai đoạn điều tra ông, và điều tra viên đánh ông có tên là Phạm Việt Anh.
Ông Bùi Viết Hiểu, người cao tuổi nhất trong số các bị can, nói rằng ông bị điều tra viên buộc phải nói như chúng yêu cầu rồi quay video và những video này được phía Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội trình chiếu và sử dụng tại phiên toà như một lời thú tội.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Quan sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải có cuộc điều tra độc lập và minh bạch về vụ tấn công của cảnh sát vào Đồng Tâm, đồng thời cho quan sát viên quốc tế vào theo dõi phiên toà vì lo ngại có tra tấn và ép cung đối với các bị cáo.
===== 09/9 =====
Công an Bà Rịa-Vũng Tàu bắt cóc Phật tử, tra tấn thân nhân
Vào lúc 3 giờ sáng, công an huyện Xuyên Mộc đã bắt cóc anh Trần Văn Khương khi anh đang làm công việc bảo vệ của một công ty trong địa bàn huyện. Anh Khương bị đưa về trụ sở của công an huyện và tại đây anh bị tra khảo về tổ chức BPSOS. Công an không đưa ra lệnh bắt giữ hay đưa giấy mời trước đó.
Nhận được tin báo, trong buổi sáng cùng ngày, gia đình anh Khương bao gồm bố anh là ông Trần Văn Thường và hai em trai là Trần Văn Phê và Trần Văn Thông lên trụ sở công an huyện để đòi người thì công an đã đánh 3 người. Họ bị công an khống chế, túm tóc và đập đầu xuống nền bê tông, đấm liên tiếp rất nhiều lên thân thể của họ.
Vào cuối ngày, công an huyện Xuyên Mộc đã trả tự do cho cả 4 bố con. Công an yêu cầu họ không được nói với ai về việc họ đã bị đánh đập.
Gia đình ông Thường theo Phật giáo, là thành viên lâu năm của Gia đình Phật tử Khánh Biên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Gia đình ông Thường nhiều lần bị công an Xuyên Mộc đàn áp trong nhiều năm qua. Vụ đàn áp này có thể là do gia đình tham gia tổ chức Tưởng niệm Ngày Quốc tế Nạn nhân bị Bạo hành vì lý do Tôn giáo hôm 22/8 vừa qua.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây
September 14, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 37 từ ngày 07/9 đến 13/9/2020: Toà án Hà Nội xét xử 29 dân oan với tội danh nguỵ tạo
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 13/9/2020
Tám tháng sau cuộc truy quét đẫm máu ở xã Đồng Tâm vào đầu năm 2020, trong đó cảnh sát chống bạo động bắn chết lãnh đạo tinh thần Lê Đình Kình một cách dã man và bắt giữ gần 30 dân oan địa phương, chế độ cộng sản bắt đầu xét xử sơ thẩm 25 nông dân với cáo buộc “giết người” và bốn người khác về tội “chống lại các quan chức nhà nước đang thi hành công vụ” vào ngày 7/9 và phiên tòa dự kiến kéo dài mười ngày.
Cũng như các vụ án chính trị khác, người thân của bị cáo và bạn bè không được phép vào phòng xử án. Chính quyền Hà Nội và các địa phương khác đã cử mật vụ mặc thường phục đến nhà riêng của các nhà hoạt động và người thân của các bị cáo trong những ngày diễn ra phiên tòa nhằm ngăn cản họ đến khu vực xét xử. Trong phòng xử án, chỉ có bị cáo và luật sư của họ được vào cùng với hội đồng xét xử và công an.
Trong phiên xử, hội đồng xét xử đã có những vi phạm rõ ràng đối với Bộ luật Tố tụng Hình sự do chủ tọa phiên tòa đã phớt lờ một số yêu cầu của luật sư bào chữa, trong đó có việc triệu tập các nhân chứng quan trọng liên quan đến vụ đột kích của cảnh sát ngày 9/1 và sự cần thiết phải tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ án làm rõ cái chết của 3 công an như công an đưa tin, cũng như làm rõ kế hoạch bí mật của Công an thành phố Hà Nội đã được Bộ Công an phê duyệt về việc triển khai hàng nghìn cảnh sát chống bạo động đến Đồng Tâm thực hiện cuộc đàn áp đối với gia đình cụ Lê Đình Kình.
Có tới 19 trong số 29 bị cáo thừa nhận rằng họ đã bị tra tấn trong thời gian tạm giam trước khi xét xử để cưỡng chế nhận tội, tuy nhiên, hội đồng xét xử không có phản hồi.
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa Kết luận điều tra của cảnh sát, Cáo trạng của Viện kiểm sát và lời khai của các bị cáo cũng như các tình tiết do các quan sát viên độc lập thu thập trong vụ án.
Thay vì tiến hành phiên xét xử trong 10 ngày như kế hoạch, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố kết thúc phiên xét xử sau 4 ngày và thông báo rằng hội đồng xét xử sẽ công bố quyết định cuối cùng vào ngày 14/9 mặc dù các luật sư bào chữa kêu gọi tạm dừng phiên xử và tái điều tra vụ án. Sau hai ngày xét xử, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị mức án tử hình đối với Lê Đình Công và Lê Đình Chức, hai con trai của ông Lê Đình Kình và tù chung thân đối với cháu của Lê Đình Doanh. Ba người khiếu kiện đất đai khác bị đề nghị mức án tù từ 14 năm đến 18 năm.
Viện kiểm sát cũng đã sửa đổi tội danh đối với 19 người khiếu kiện đất đai từ “giết người” thành “chống người thi hành công vụ,” nên 23 người trong số họ bị đề nghị hình phạt từ 15 tháng quản chế đến 7 năm tù.
Chế độ cộng sản tiếp tục đàn áp các thành viên của nhóm chuyên nghiệp chưa đăng ký Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) sau khi bắt giữ Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy. Vào các ngày 1-8/9, hai thành viên tên Nguyễn Thiện Nhân ơ rhành phố Hồ Chí Minh và Hoàng Văn Hùng từ Hà Nội đã bị công an địa phương triệu tập để thẩm vấn về tổ chức và bài viết của họ. Ông Đỗ Thành Nhân ở tỉnh Quảng Ngãi cũng được triệu tập để thẩm vấn vào ngày 10 tháng 9, tuy nhiên ông từ chối do thời gian mời quá gấp.
Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục cuộc đàn áp đối với gia đình nhà hoạt động tôn giáo địa phương Trần Văn Thường. Sau khi bắt cóc con ông là anh Trần Văn Khương về trụ sở Công an huyện Xuyên Mộc để thẩm vấn, công an đã đánh đập dã man ông Thường và con ông là anh Trần Văn Khê khi họ đến đồn công an đòi trả tự do cho anh Khương.
===== 07/9 =====
HRW kêu gọi Cộng sản Việt Nam cho phép quốc tế theo dõi phiên toà xử 29 dân oan Đồng Tâm
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự theo dõi phiên toà xử 29 công dân Đồng Tâm trong các ngày 07-16/9 về cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ.”
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW nói lực lượng an ninh cộng sản Việt Nam cần chấm dứt việc sách nhiễu và theo dõi thân nhân của các bị cáo.
Trong phát biểu của mình ngày 07/9, ông Robertson nói rằng HRW rất lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng dành cho 29 người dân Đồng Tâm đang bị xét xử. Nạn tra tấn và bức cung vốn vẫn phổ biến trong các trại giam của công an trong khi khái niệm tòa án độc lập còn xa vời, và các bản án được đảng Cộng sản định sẵn là các đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam.
Ông cũng nói quyền gặp luật sư của các bị cáo cực kỳ bị hạn chế và chỉ được thực hiện sau khi công an đã thẩm vấn, lấy cung và điều tra xong. Còn có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về những gì đã xảy ra trong vụ tấn công vào xã Đồng Tâm.
Ông nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gấp rút kết tội các bị cáo và mọi người có thể thấy rõ là Hà Nội muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai.
Tuy nói phiên toà là công khai nhưng thân nhân của các bị cáo không được vào khu vực xử án. Nhà cầm quyền Hà Nội và nhiều địa phương khác đã đưa công an tới gần nhà riêng của hàng trăm người bất đồng chính kiến và người hoạt động trong mấy ngày gần đây nhằm ngăn cản họ đi tới khu vực xử án.
Chưa rõ đại diện ngoại giao của các nước có được phép đến quan sát phiên toà cho dù là ở phòng khác gần phòng xử án hay không.
——————–
Thêm hai tù nhân chết trong đồn công an
Công an tỉnh Lào Cai vào hôm qua xác nhận là có 2 tù nhân vừa qua đời trong khi bị tạm giam tại đồn công an. Một người chết trong tư thế “treo cổ” và người kia là do “xuất huyết trong bụng.”
Người bị thiệt mạng vì “xuất huyết trong bụng” là ông Đoàn Quang Dũng, 58 tuổi, một cư dân ở thị xã Sa Pa, bị tử vong vào sáng 27/8 sau một tuần bị bắt giam khi đi mua bạch phiến. Người “treo cổ tự tử” trong đồn công an là ông Nguyễn Trọng Hà, 66 tuổi, quê quán ở tỉnh Thái Nguyên, bị bắt vào ngày 18/3 khi đang vận chuyển 5 bánh bạch phiến từ Sơn La về Lào Cai. Quản giáo tù phát giác cái chết của ông vào lúc 2 giờ sáng ngày 29/8.
Theo RFA, từ đầu năm nay, hàng loạt cái chết kỳ lạ đã diễn ra trong trại giam ở phía bắc, mà các tù nhân chết đều có dính líu đến việc vận chuyển hay mua bán ma túy. Đa số cái chết đều là “treo cổ tự tử” trước hay sau khi bị tuyên án tù.
———————–
Cộng sản Việt Nam ra quy định mới để siết chặt báo chí
Bộ Thông tin và Truyền thông cộng sản Việt Nam vừa trình dự thảo sửa đổi Nghị định 159 về về xử phạt trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, trao thêm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với báo chí trung ương cho các địa phương trong nỗ lực siết chặt hơn tự do báo chí vốn đã ngột ngạt trong nhiều thập kỷ.
Theo dự thảo này, ban lãnh đạo một cơ quan báo chí sẽ bị phạt nếu ký giấy thới thiệu cho phóng viên đi tìm hiểu vấn đề không nằm trong tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Bộ cũng sẽ thành lập đoàn kiểm tra một số tạp chí “lợi dụng tự do báo chí để hoạt động trái pháp luật.”
Nói với BBC News Tiếng Việt, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị Tâm Chánh cho rằng quy định này nhằm siết cổ báo chí và tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích lũng đoạn thị trường.
Ông cũng nói truyền thông nhà nước cộng sản biến độc quyền báo chí của nhà nước thành đặc quyền của nhà báo để kiếm sống, kiếm tiền và thậm chí hình thành những nhóm nhà báo làm công cụ cho các nhóm lợi ích lũng đoạn thông tin, chạy áp phe chính trị, thao túng thị trường.
Quy định của nhà cầm quyền về báo chí tạo ra một rào cản ngăn trở quyền tiếp cận thông tin, ngăn trở thực thi luật báo chí. Điều vô lý là trong khi một nhà báo Việt Nam có thể tự do tác nghiệp ở các nước thì tại mỗi địa phương ở Việt Nam, giới chức trách có thể nại lý do cơ quan báo chí chủ quản của nhà báo này không có tôn chỉ mục đích hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực đó để mà không cho phép nhà báo tiếp cận thông tin.
Việt Nam đứng thứ 175 về tự do báo chí trong tổng số 180 nước theo xếp hạng năm 2020 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF).
===== 08/9 =====
Toà án trong phiên toà xử dân oan Đồng Tâm từ chối triệu tập cựu chủ tịch Hà Nội
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin trong phiên tòa xét xử 29 người dân oan xã Đồng Tâm, chủ tọa thẩm phán Trương Việt Toàn không đồng ý triệu tập cựu chủ tịch uỷ ban thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một số người khác vì những người này không liên quan tới vụ án xảy ra vào ngày 09/1/2020.
Trước đó, trong buổi sáng phiên khai mạc của phiên toà xét xử 29 dân oan Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ,” 13 luật sư đã kiến nghị toà Hà Nội cho triệu tập ông Chung vì Uỷ ban là nơi đồng ý chủ trương của công an thành phố về kế hoạch tấn công vào thôn Hoành vào ngày 09/1 năm nay khi ông này đứng đầu uỷ ban.
Ông Chung cũng là người trực tiếp xuống Đồng Tâm để đối thoại trong vụ người dân bắt giữ hàng chục cảnh sát cơ động làm con tin trong tháng 4 năm 2017.
Các luật sư cũng đề nghị triệu tập bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, người bị cảnh sát bắn chết ngay tại nhà riêng của ông trong đêm tập kích và một số người khác. Toà nói rằng sẽ xem xét đề nghị này.
Luật sư Lê Văn Luân đề nghị triệu tập thêm giám định viên để làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Kình và 3 sỹ quan cảnh sát, những người bị thiêu cháy như cáo buộc của phía công an và viện kiểm sát.
Toà cũng chiếu những đoạn video trong đó nhiều người thú nhận đã chống lại lực lượng công an trong sáng sớm ngày 09/1 cũng như mua vũ khí. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nói rằng những lời khai này không có giá trị vì các bị can bị buộc phải khai theo kịch bản của công an sau khi bị tra tấn và đe doạ.
——————–
Giới hoạt động kêu gọi bảo vệ khẩn cấp nhân chứng Bùi Viết Hiếu trong vụ án Đồng Tâm
Giới bất đồng chính kiến, tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm người dân từ trong nước và hải ngoại đã ký chung vào thư ngỏ mang tên Đơn Yêu cầu Khẩn cấp gửi đến ban lãnh đạo của chế độ cộng sản Việt Nam yêu cầu thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu nhân phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đang diễn ra từ ngày 7/9.
Thư ngỏ được gửi đến chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và tủ tướng Việt Nam sau khi ông Hiểu đưa ra lời khai về việc ông chứng kiến một cảnh sát bắn chết cụ Lê Đình Kình. Lời khai này trái ngược với kết luận điều tra trong vụ án. Bản thân ông Hiểu cũng bị công an cộng sản bắn nhưng may mắn sống sót.
Trong văn bản này, các tổ chức và cá nhân nêu ra 5 điểm trong đó nhấn mạnh việc phải bảo vệ nhân chứng Hiểu, chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.
Đơn cũng yêu cầu tạm ngừng vụ xử và đề nghị Quốc hội cử người giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, đơn nói không để bộ công an cộng sản điều tra vụ án vì chính bộ này phê duyệt cuộc tấn công đẫm máu vào xã Đồng Tâm và không thể bảo đảm tính khách quan.
Một yêu cầu nữa là nhà cầm quyền phải làm rõ cái chết của cụ Kình theo những đơn tố cáo, hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc sát hại cụ và mưu sát không thành ông Hiểu.
Phiên toà xét xử 25 người dân oan Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và 4 người với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” dự kiến kéo dài 10 ngày tại Hà Nội trong điều kiện an ninh được thắt chặt. Thân nhân của các bị cáo và người hoạt động không được tiếp cận khu vực xử án.
——————-
Nhiều dân oan Đồng Tâm bị tra tấn trong giai đoạn điều tra
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh cho biết có nhiều dân oan Đồng Tâm trong phiên toà đang diễn ra ở Hà Nội đã bị tra tấn trong quá trình hỏi cung ở giai đoạn điều tra.
Trong ngày 08/9, ngày thứ hai của phiên toà xét xử 25 dân oan ở xã Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và 4 người khác với cáo buộc “chống người thi hành công vụ,” luật sư Mạnh đã đặt câu hỏi đối với toàn bộ 29 bị cáo về việc họ có bị tra tấn không và nếu không bị thì giơ tay lên.
Đáp lại với câu hỏi của luật sư Mạnh, chỉ có 10 người giơ tay còn 19 người còn lại im lặng, đồng nghĩa với việc họ thừa nhận đã bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.
Cũng trong cùng ngày, luật sư Ngô Anh Tuấn công bố bản ghi chép về phiên toà Đồng Tâm trong ngày thứ hai. Ghi chép này cho thấy ông Lê Đình Công khai bị đánh hàng ngày bằng dùi cui cao su trong giai đoạn điều tra ông, và điều tra viên đánh ông có tên là Phạm Việt Anh.
Ông Bùi Viết Hiểu, người cao tuổi nhất trong số các bị can, nói rằng ông bị điều tra viên buộc phải nói như chúng yêu cầu rồi quay video và những video này được phía Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội trình chiếu và sử dụng tại phiên toà như một lời thú tội.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Quan sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải có cuộc điều tra độc lập và minh bạch về vụ tấn công của cảnh sát vào Đồng Tâm, đồng thời cho quan sát viên quốc tế vào theo dõi phiên toà vì lo ngại có tra tấn và ép cung đối với các bị cáo.
===== 09/9 =====
Công an Bà Rịa-Vũng Tàu bắt cóc Phật tử, tra tấn thân nhân
Vào lúc 3 giờ sáng, công an huyện Xuyên Mộc đã bắt cóc anh Trần Văn Khương khi anh đang làm công việc bảo vệ của một công ty trong địa bàn huyện. Anh Khương bị đưa về trụ sở của công an huyện và tại đây anh bị tra khảo về tổ chức BPSOS. Công an không đưa ra lệnh bắt giữ hay đưa giấy mời trước đó.
Nhận được tin báo, trong buổi sáng cùng ngày, gia đình anh Khương bao gồm bố anh là ông Trần Văn Thường và hai em trai là Trần Văn Phê và Trần Văn Thông lên trụ sở công an huyện để đòi người thì công an đã đánh 3 người. Họ bị công an khống chế, túm tóc và đập đầu xuống nền bê tông, đấm liên tiếp rất nhiều lên thân thể của họ.
Vào cuối ngày, công an huyện Xuyên Mộc đã trả tự do cho cả 4 bố con. Công an yêu cầu họ không được nói với ai về việc họ đã bị đánh đập.
Gia đình ông Thường theo Phật giáo, là thành viên lâu năm của Gia đình Phật tử Khánh Biên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Gia đình ông Thường nhiều lần bị công an Xuyên Mộc đàn áp trong nhiều năm qua. Vụ đàn áp này có thể là do gia đình tham gia tổ chức Tưởng niệm Ngày Quốc tế Nạn nhân bị Bạo hành vì lý do Tôn giáo hôm 22/8 vừa qua.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây