Vũ Quốc Ngữ*
Gần đây tôi được một người phụ nữ là vợ của một tù nhân lương tâm kể về một trong những chiêu trò của an ninh cộng sản Việt Nam sử dụng để ép cung nhà hoạt động đó. Vì lý do tế nhị nên tôi không nêu rõ danh tính của đôi vợ chồng này.
Sau khi người chồng bị kết tội trong một phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng cách đây vài ba năm thì người vợ mới được gặp người chồng và được anh chồng kể về việc bị truy hỏi trong thời gian tạm giam.
Anh kể rằng sỹ quan an ninh tìm mọi cách để ép anh phải nhận tội. Bên cạnh việc tra tấn tinh thần của anh cả ngày lẫn đêm, tên sỹ quan an ninh phụ trách việc hỏi cung nói với anh rằng nếu anh không chịu nhận tội, phía công an sẽ bắt người vợ hoặc em gái để giam chung với một số nghi can nghiện ma tuý trong một số vụ án hình sự. Tên này còn nói thêm là nhiều người nghiện bị nhiễm HIV và việc lây nhiễm dễ xảy ra trong điều kiện thiếu vệ sinh và chật hẹp của trại tạm giam ở Việt Nam.
Có lẽ đây chỉ là một lời đe doạ mà chưa được công an thực hiện vì cho tới nay vợ anh và em gái của anh không bị bắt còn anh thì phải nhận một mức án rất cao là 10 năm tù giam và 3 năm quản chế, một chỉ dấu của việc không chịu khai nhận hoặc thú nhận theo kịch bản của công an.
Nghe xong câu chuyện này, tôi hiểu được tại sao một số người bị buộc phải nhận tội, kể cả tội mà họ không thực hiện. Như trong vụ án Đồng Tâm mới đây, nhiều người nhận án treo và được về nhà ngay sau phiên xử. Những người này đã nói với dân làng rằng họ bị buộc phải nhận tội như phía công an yêu cầu vì họ bị đe doạ nếu không nhận tội thì người thân của họ sẽ phải chịu trừng phạt của công an. Công an Việt Nam thì có nhiều “biện pháp nghiệp vụ” lắm, và việc giam người hoạt động hay thân nhân của họ với người nghiện ma tuý hay thậm chí người nhiễm HIV chỉ là chuyện nhỏ.
Một số tù nhân lương tâm đang thi hành án ở nhiều trại giam có tố cáo họ bị đưa vào giam chung với tù hình sự và trong số đó có cả người nghiện. Nhân chuyện này, tôi xin kể trải nghiệm bị giam chung với người nghiện ma tuý của tôi.
Tôi cũng đã từng bị giam chung với người nghiện ma tuý dù thời gian không nhiều. Năm 2011, tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông. Tôi bị đưa về Công an huyện Từ Liêm vào buổi chiều và đến tối thì có lệnh tạm giam về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.” Tôi bị đưa xuống giam tại Trại tạm giam của Công an huyện Từ Liêm. Tôi bị đưa vào trong một phòng đã có 4-5 người, là bị can trong nhiều vụ án hình sự. Cả căn phòng chỉ có một khối bêtông được coi là giường với vài cái chăn hôi, một bể nước ở góc phòng cùng một hố đi vệ sinh. Trong phòng không có điện mà chỉ sử dụng ánh sáng từ hành lang hắt vào.
Khi tôi bị đưa xuống khu giam giữ, tôi bị buộc phải cởi tất cả quần áo và rồi bỏ vào một túi cùng với ví vào kho của trại giam, và phải mặc đồng phục của cơ sở giam giữ này. Tôi không được cung cấp bàn chải hay lược hoặc dao cạo râu trong những ngày bị tạm giam.
Đến đêm thì phòng của chúng tôi nhận thêm một người mới, là nghi can trong một vụ án buôn bán ma tuý. Anh này còn bị nghiện nữa, quậy phá cả đêm khi lên cơn. Anh ta nhờ một bạn tù tẩm quất để giải cơn nghiền. Tôi cũng được anh ta nhờ đấm lưng. Mặc dù ngại nhưng tôi cũng đấm lưng cho anh ta một vài lần. Rồi anh ta đến bể đựng nước và tắm, việc tắm này xảy ra mấy lần trong đêm. Ban ngày, anh ta được đưa đi hỏi cung và khi quay về thì có vẻ đỡ hơn vì sỹ quan điều tra cho ít thuốc lá để hút.
Tôi thấy anh ta quậy 2 đêm, đến đêm thứ 3 thì đỡ và đêm tiếp theo ngoan hẳn. Sau đó thì anh ta được chuyển phòng hay bị đưa đi đâu đó nên tôi cũng không biết tình trạng sau này của anh ta ra sao. Còn tôi bị giam đến ngày thứ Năm thì được trả tự do.
Khi đó, cộng sản Việt Nam chưa mạnh tay với giới đấu tranh nên tôi không bị khởi tố. Vào thời điểm này, có lẽ tôi khó thoát khỏi án tù cho dù tôi chỉ thực hiện quyền tự do biểu tình và biểu đạt vốn được bảo vệ trong Hiến pháp của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tôi có kể lại những ngày bị tạm giam bởi Công an huyện Từ Liêm và gửi cho Dân Làm Báo đăng ngay sau khi được trả tự do và bài của tôi được khá nhiều trang chia sẻ (https://vietquoc.org/nam-ngay-trong-nha-t%E1%BA%A1m-giam-cong-an-t%E1%BB%AB-liem-ph%E1%BA%A7n-1-2/).
Vũ Quốc Ngữ* là giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Ông từng được Bộ Ngoại giao Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức trao tặng giải Nhân quyền & Pháp quyền năm 2019.
==========
Forcing Activist to Share Cell with Addicts- Trick of Coercion by Vietnam’s Security Forces
Vu Quoc Ngu*
I was recently told by a woman, the wife of a prisoner of conscience, about one of the tricks used by the Vietnamese security forces in a bid to force the activist to make confession. For delicate reasons, I do not specify the identity of this couple.
Only after a husband was convicted in a trial that did not comply with international standards for a fair trial a few years ago can the wife meet her husband and be told by him about being questioned during the pre-trial detention.
He said that the security officers tried everything to force him to confess. Besides torturing him day and night, the security officer in charge of interrogation told him that if he did not plead guilty, the police would arrest his wife or sister and place in the same cell with drug addiction suspects in some criminal cases. He also added that many addicts have been infected with HIV and the infection is easy to occur in the unsanitary and confined conditions of detention centers in Vietnam.
Perhaps this is just a threat that has not been carried out by the police officers because so far his wife and sister have not been arrested and he was sentenced to a very high sentence of 10 years in prison and 3 years of house arrest, an indication of refusing the police’s orders to testify or confess under their script.
After hearing this story, I understood why some people have been forced to confess guilt, including for the works they did not commit. As in the recent Dong Tam case, many people received suspended sentences and were allowed to go home right after the trial. These villagers told their relatives that they were forced to confess guilt as requested by the police because they were threatened that if they do not plead guilty, their relatives will be punished by the police. The Vietnamese police have many “professional measures” and placing activists or their relatives with drug addicts or even HIV-infected people is a trivial matter.
Some prisoners of conscience serving sentences in prisons have accused the police of placing them in cells with criminals and among them addicts. With this in mind, I would like to tell about my experience of being detained in the same cell with a drug addict.
I have also been imprisoned with drug addicts, although time was short. In 2011, I was arrested during a peacful protest in Hanoi against China’s expansionism in the East Sea (South China Sea). I was taken to the Tu Liem District Police in the afternoon of August 21 and in the evening there was a detention order on charges of “disturbing public orders.” I was taken to detention at the Detention Center under authority of the Tu Liem District Police. I was placed in a small cell that had 4-5 suspects who were being accused in many criminal cases. The whole cell has only one block of concrete that is considered a bed with some foul blankets, a water tank in the corner of the room and a toilet hole. There is no electricity in the room, but using only light from outside.
Before being placed in the detention cell, I was forced to take off all my clothes and put it together with my wallet in the detention facility storage, and had to wear the detention center’s uniform. I was not given a brush or comb or razor during my detention.
At night, our room received a new person, a suspect in a drug trafficking case. He was also addicted, messing up all night when he felt drug missing attack. He asked a fellow inmate to lather him to relieve the crush. He also asked me to make massage for him. Though feeling uneasily, I made massage for him for a couple of times. Then he went to the water tank and took a shower, which happened several times in the night. During the day, he was taken to interrogation and when he returned he seemed better because the investigating officer gave him some cigarettes.
I saw him stirring for 2 nights, by the third night he was better and the next night he was calm. After that, he was transferred or sent somewhere so I don’t know what his future situation would be. And I was detained until August 25 then I was released.
At that time, the Vietnamese communists were not so hard with the activists as now, so I was not prosecuted. If they had arrested me now, it may be difficult for me to get out of being prosecuted even though I only exercise the right to freedom of expression and expression, which are protected by Vietnam’s Constitution and the international conventions that Vietnam has signed. I have told about the days I was detained by the Tu Liem district police and sent it to Dan Lam Bao (Citizen Journalist) which published right after my release and my article was shared by many pages (https://vietquoc.org/nam-ngay-trong-nha-t%E1%BA%A1m-giam-cong-an-t%E1%BB%AB-liem-ph%E1%BA%A7n-1-2/).
*Vu Quoc Ngu is the director of Defend the Defenders, a independent human rights group based in Hanoi, Vietnam. He was awarded the Human Rights & Rule of Law Award 2019 by the Ministry of Foreign Affairs of the French Republic and the Federal Republic of Germany.
October 9, 2020
Giam chung với người nghiện- Một chiêu trò ép cung của an ninh cộng sản Việt Nam trong vụ án chính trị
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vũ Quốc Ngữ*
Gần đây tôi được một người phụ nữ là vợ của một tù nhân lương tâm kể về một trong những chiêu trò của an ninh cộng sản Việt Nam sử dụng để ép cung nhà hoạt động đó. Vì lý do tế nhị nên tôi không nêu rõ danh tính của đôi vợ chồng này.
Sau khi người chồng bị kết tội trong một phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng cách đây vài ba năm thì người vợ mới được gặp người chồng và được anh chồng kể về việc bị truy hỏi trong thời gian tạm giam.
Anh kể rằng sỹ quan an ninh tìm mọi cách để ép anh phải nhận tội. Bên cạnh việc tra tấn tinh thần của anh cả ngày lẫn đêm, tên sỹ quan an ninh phụ trách việc hỏi cung nói với anh rằng nếu anh không chịu nhận tội, phía công an sẽ bắt người vợ hoặc em gái để giam chung với một số nghi can nghiện ma tuý trong một số vụ án hình sự. Tên này còn nói thêm là nhiều người nghiện bị nhiễm HIV và việc lây nhiễm dễ xảy ra trong điều kiện thiếu vệ sinh và chật hẹp của trại tạm giam ở Việt Nam.
Có lẽ đây chỉ là một lời đe doạ mà chưa được công an thực hiện vì cho tới nay vợ anh và em gái của anh không bị bắt còn anh thì phải nhận một mức án rất cao là 10 năm tù giam và 3 năm quản chế, một chỉ dấu của việc không chịu khai nhận hoặc thú nhận theo kịch bản của công an.
Nghe xong câu chuyện này, tôi hiểu được tại sao một số người bị buộc phải nhận tội, kể cả tội mà họ không thực hiện. Như trong vụ án Đồng Tâm mới đây, nhiều người nhận án treo và được về nhà ngay sau phiên xử. Những người này đã nói với dân làng rằng họ bị buộc phải nhận tội như phía công an yêu cầu vì họ bị đe doạ nếu không nhận tội thì người thân của họ sẽ phải chịu trừng phạt của công an. Công an Việt Nam thì có nhiều “biện pháp nghiệp vụ” lắm, và việc giam người hoạt động hay thân nhân của họ với người nghiện ma tuý hay thậm chí người nhiễm HIV chỉ là chuyện nhỏ.
Một số tù nhân lương tâm đang thi hành án ở nhiều trại giam có tố cáo họ bị đưa vào giam chung với tù hình sự và trong số đó có cả người nghiện. Nhân chuyện này, tôi xin kể trải nghiệm bị giam chung với người nghiện ma tuý của tôi.
Tôi cũng đã từng bị giam chung với người nghiện ma tuý dù thời gian không nhiều. Năm 2011, tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông. Tôi bị đưa về Công an huyện Từ Liêm vào buổi chiều và đến tối thì có lệnh tạm giam về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.” Tôi bị đưa xuống giam tại Trại tạm giam của Công an huyện Từ Liêm. Tôi bị đưa vào trong một phòng đã có 4-5 người, là bị can trong nhiều vụ án hình sự. Cả căn phòng chỉ có một khối bêtông được coi là giường với vài cái chăn hôi, một bể nước ở góc phòng cùng một hố đi vệ sinh. Trong phòng không có điện mà chỉ sử dụng ánh sáng từ hành lang hắt vào.
Khi tôi bị đưa xuống khu giam giữ, tôi bị buộc phải cởi tất cả quần áo và rồi bỏ vào một túi cùng với ví vào kho của trại giam, và phải mặc đồng phục của cơ sở giam giữ này. Tôi không được cung cấp bàn chải hay lược hoặc dao cạo râu trong những ngày bị tạm giam.
Đến đêm thì phòng của chúng tôi nhận thêm một người mới, là nghi can trong một vụ án buôn bán ma tuý. Anh này còn bị nghiện nữa, quậy phá cả đêm khi lên cơn. Anh ta nhờ một bạn tù tẩm quất để giải cơn nghiền. Tôi cũng được anh ta nhờ đấm lưng. Mặc dù ngại nhưng tôi cũng đấm lưng cho anh ta một vài lần. Rồi anh ta đến bể đựng nước và tắm, việc tắm này xảy ra mấy lần trong đêm. Ban ngày, anh ta được đưa đi hỏi cung và khi quay về thì có vẻ đỡ hơn vì sỹ quan điều tra cho ít thuốc lá để hút.
Tôi thấy anh ta quậy 2 đêm, đến đêm thứ 3 thì đỡ và đêm tiếp theo ngoan hẳn. Sau đó thì anh ta được chuyển phòng hay bị đưa đi đâu đó nên tôi cũng không biết tình trạng sau này của anh ta ra sao. Còn tôi bị giam đến ngày thứ Năm thì được trả tự do.
Khi đó, cộng sản Việt Nam chưa mạnh tay với giới đấu tranh nên tôi không bị khởi tố. Vào thời điểm này, có lẽ tôi khó thoát khỏi án tù cho dù tôi chỉ thực hiện quyền tự do biểu tình và biểu đạt vốn được bảo vệ trong Hiến pháp của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tôi có kể lại những ngày bị tạm giam bởi Công an huyện Từ Liêm và gửi cho Dân Làm Báo đăng ngay sau khi được trả tự do và bài của tôi được khá nhiều trang chia sẻ (https://vietquoc.org/nam-ngay-trong-nha-t%E1%BA%A1m-giam-cong-an-t%E1%BB%AB-liem-ph%E1%BA%A7n-1-2/).
Vũ Quốc Ngữ* là giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Ông từng được Bộ Ngoại giao Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức trao tặng giải Nhân quyền & Pháp quyền năm 2019.
==========
Forcing Activist to Share Cell with Addicts- Trick of Coercion by Vietnam’s Security Forces
Vu Quoc Ngu*
I was recently told by a woman, the wife of a prisoner of conscience, about one of the tricks used by the Vietnamese security forces in a bid to force the activist to make confession. For delicate reasons, I do not specify the identity of this couple.
Only after a husband was convicted in a trial that did not comply with international standards for a fair trial a few years ago can the wife meet her husband and be told by him about being questioned during the pre-trial detention.
He said that the security officers tried everything to force him to confess. Besides torturing him day and night, the security officer in charge of interrogation told him that if he did not plead guilty, the police would arrest his wife or sister and place in the same cell with drug addiction suspects in some criminal cases. He also added that many addicts have been infected with HIV and the infection is easy to occur in the unsanitary and confined conditions of detention centers in Vietnam.
Perhaps this is just a threat that has not been carried out by the police officers because so far his wife and sister have not been arrested and he was sentenced to a very high sentence of 10 years in prison and 3 years of house arrest, an indication of refusing the police’s orders to testify or confess under their script.
After hearing this story, I understood why some people have been forced to confess guilt, including for the works they did not commit. As in the recent Dong Tam case, many people received suspended sentences and were allowed to go home right after the trial. These villagers told their relatives that they were forced to confess guilt as requested by the police because they were threatened that if they do not plead guilty, their relatives will be punished by the police. The Vietnamese police have many “professional measures” and placing activists or their relatives with drug addicts or even HIV-infected people is a trivial matter.
Some prisoners of conscience serving sentences in prisons have accused the police of placing them in cells with criminals and among them addicts. With this in mind, I would like to tell about my experience of being detained in the same cell with a drug addict.
I have also been imprisoned with drug addicts, although time was short. In 2011, I was arrested during a peacful protest in Hanoi against China’s expansionism in the East Sea (South China Sea). I was taken to the Tu Liem District Police in the afternoon of August 21 and in the evening there was a detention order on charges of “disturbing public orders.” I was taken to detention at the Detention Center under authority of the Tu Liem District Police. I was placed in a small cell that had 4-5 suspects who were being accused in many criminal cases. The whole cell has only one block of concrete that is considered a bed with some foul blankets, a water tank in the corner of the room and a toilet hole. There is no electricity in the room, but using only light from outside.
Before being placed in the detention cell, I was forced to take off all my clothes and put it together with my wallet in the detention facility storage, and had to wear the detention center’s uniform. I was not given a brush or comb or razor during my detention.
At night, our room received a new person, a suspect in a drug trafficking case. He was also addicted, messing up all night when he felt drug missing attack. He asked a fellow inmate to lather him to relieve the crush. He also asked me to make massage for him. Though feeling uneasily, I made massage for him for a couple of times. Then he went to the water tank and took a shower, which happened several times in the night. During the day, he was taken to interrogation and when he returned he seemed better because the investigating officer gave him some cigarettes.
I saw him stirring for 2 nights, by the third night he was better and the next night he was calm. After that, he was transferred or sent somewhere so I don’t know what his future situation would be. And I was detained until August 25 then I was released.
At that time, the Vietnamese communists were not so hard with the activists as now, so I was not prosecuted. If they had arrested me now, it may be difficult for me to get out of being prosecuted even though I only exercise the right to freedom of expression and expression, which are protected by Vietnam’s Constitution and the international conventions that Vietnam has signed. I have told about the days I was detained by the Tu Liem district police and sent it to Dan Lam Bao (Citizen Journalist) which published right after my release and my article was shared by many pages (https://vietquoc.org/nam-ngay-trong-nha-t%E1%BA%A1m-giam-cong-an-t%E1%BB%AB-liem-ph%E1%BA%A7n-1-2/).
*Vu Quoc Ngu is the director of Defend the Defenders, a independent human rights group based in Hanoi, Vietnam. He was awarded the Human Rights & Rule of Law Award 2019 by the Ministry of Foreign Affairs of the French Republic and the Federal Republic of Germany.