Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu vừa lên tiếng về việc tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực ở trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Trong thông cáo hôm 27/11, Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) cho biết nhà đấu tranh vì nhân quyền Việt Nam Nguyễn Bắc Truyển và hai tù nhân lương tâm khác – bị giam giữ trong nhà tù An Điềm do Bộ Công an Việt Nam quản lý – đang tuyệt thực để phản đối sự đối xử bất công của các giám thị trại giam.
“Cuộc tuyệt thực của ông Truyển bắt đầu vào ngày 26/11 và sẽ tiếp tục cho đến khi các điều kiện và việc đối xử của trại giam đối với tù nhân được cải thiện”, thông cáo của CSW viết.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của ông Truyển, cho VOA biết ông Truyển có gọi điện thoại về gia đình và cho biết ông đã tuyệt thực cùng với hai tù nhân khác là Nguyễn Văn Hóa và Phạm Văn Điệp.
“Tôi hỏi anh Truyển lý do vì sao tuyệt thực, anh nói là vì trại giam An Điềm đối xử bất công với tù nhân. Anh nói anh Hóa đã tuyệt thực sang đến này thứ 4 rồi”.
“Anh Truyển và Hóa có cùng bức xúc về việc hai bức thư của anh Truyển đã gửi [về gia đình] từ tháng 4 mà trại giam đã tịch thu cho đến nay vẫn chưa nói rõ lý do và không lập biên bản”.
“Vào năm 2019, anh Truyển làm đơn yêu cầu được đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa nhưng không được đi thăm khám. Từ khi bị bắt cho đến nay đã ba năm mà vẫn chưa được khám”.
Hôm 27/11, bà Nguyễn Thị Huệ, chị của tù nhân Nguyễn Văn Hóa cho đài RFA biết ông Hóa đã tuyệt thực sang ngày thứ 8. Theo đài này, một ngày trước đó, bà Huệ đã vào trại An Điềm thăm ông Hoá và cho biết rằng ông Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực sang ngày thứ 2, và ông Phạm Văn Điệp tuyệt thực sang ngày thứ 4.
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam để tìm hiểu thêm thông tin về việc các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa, và Phạm Văn Điệp tuyệt thực nhưng chưa được phản hồi.
CSW cho biết đây không phải là lần đầu tiên ông Truyển tuyệt thực trong tù. Vào tháng 5/2019, CSW loan tin rằng ông Truyển và ba tù nhân lương tâm khác đã tuyệt thực để phản đối sự đối xử bất công đối với ông Nguyễn Văn Hóa.
Ông Mervyn Thomas, Chủ tịch sáng lập CSW cho biết trong thông cáo: “Việc ông Nguyễn Bắc Truyển và những người khác bị buộc phải tuyệt thực như một cách duy nhất để lên tiếng về các bức xúc của họ, phản ánh một thực tế đáng buồn về tình trạng của các tù nhân lương tâm ở Việt Nam”.
CSW nhắc lại rằng ông Truyển ngay từ đầu lẽ ra không phải bị bỏ tù. “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông ấy, đồng thời kêu gọi nhà chức trách Việt Nam đảm bảo rằng những người đấu tranh cho nhân quyền trong nước được tự do thực hiện điều này mà không sợ bị sách nhiễu, bị trấn áp bằng bạo lực hoặc bị bỏ tù”, ông Thomas nói thêm.
Bà Bùi Thị Kim Phượng cho VOA biết thêm về việc Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu cũng quan tâm đến tình hình gần đây của ông Nguyễn Bắc Truyển:
“Anh Truyển tuyệt thực ngày 26/11 thì sang ngày 27/11 bên phía Lãnh sự quán Hoa Kỳ có hỏi thăm tôi để tìm hiểu về tình hình của anh Truyển”.
“Vào tháng trước, báo cáo tự do tôn giáo toàn cầu của Cộng hòa Liên bang Đức cũng có nhắc đến anh Truyển và những đóng góp của anh, cũng như việc một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bách hại”.
Ngày 28/10/2020, Đức công bố bản báo cáo thứ nhì về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có nêu các trường hợp vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Phúc trình của chính phủ Đức nêu các dẫn chứng cụ thể về chính sách đàn áp tự do tôn giáo Việt Nam, sự dung túng của chính quyền đối với các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận, việc các nhóm bạo lực hành hung tấn công các lãnh đạo tôn giáo và những cộng đồng tôn giáo độc lập, không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền.
Trước đó, vào ngày 20/10/2020, ông Nguyễn Bắc Truyển được tổ chức nhân quyền và truyền giáo Na Uy Stefanus Alliance International vinh danh giải thưởng Stefanus 2020.
Trong lá thư thông báo cho gia đình ông Truyển, bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Ủy ban bình chọn giải thưởng Stefanus 2020, viết: “Ông Nguyễn Bắc Truyển đã được chọn để nhận Giải thưởng năm nay nhằm ghi nhận sự bền bỉ và tận tụy, bất chấp những hy sinh cá nhân của ông trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo hay Đức tin ở Việt Nam, không những cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo không được nhà nước công nhận mà còn cho các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng khác ở đất nước của ông”.
Nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền Việt Nam tống giam từ tháng 7/2017 và đang thụ án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân”.
December 1, 2020
CSW lên tiếng về việc ông Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu vừa lên tiếng về việc tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực ở trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Trong thông cáo hôm 27/11, Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) cho biết nhà đấu tranh vì nhân quyền Việt Nam Nguyễn Bắc Truyển và hai tù nhân lương tâm khác – bị giam giữ trong nhà tù An Điềm do Bộ Công an Việt Nam quản lý – đang tuyệt thực để phản đối sự đối xử bất công của các giám thị trại giam.
“Cuộc tuyệt thực của ông Truyển bắt đầu vào ngày 26/11 và sẽ tiếp tục cho đến khi các điều kiện và việc đối xử của trại giam đối với tù nhân được cải thiện”, thông cáo của CSW viết.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của ông Truyển, cho VOA biết ông Truyển có gọi điện thoại về gia đình và cho biết ông đã tuyệt thực cùng với hai tù nhân khác là Nguyễn Văn Hóa và Phạm Văn Điệp.
“Tôi hỏi anh Truyển lý do vì sao tuyệt thực, anh nói là vì trại giam An Điềm đối xử bất công với tù nhân. Anh nói anh Hóa đã tuyệt thực sang đến này thứ 4 rồi”.
“Anh Truyển và Hóa có cùng bức xúc về việc hai bức thư của anh Truyển đã gửi [về gia đình] từ tháng 4 mà trại giam đã tịch thu cho đến nay vẫn chưa nói rõ lý do và không lập biên bản”.
“Vào năm 2019, anh Truyển làm đơn yêu cầu được đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa nhưng không được đi thăm khám. Từ khi bị bắt cho đến nay đã ba năm mà vẫn chưa được khám”.
Hôm 27/11, bà Nguyễn Thị Huệ, chị của tù nhân Nguyễn Văn Hóa cho đài RFA biết ông Hóa đã tuyệt thực sang ngày thứ 8. Theo đài này, một ngày trước đó, bà Huệ đã vào trại An Điềm thăm ông Hoá và cho biết rằng ông Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực sang ngày thứ 2, và ông Phạm Văn Điệp tuyệt thực sang ngày thứ 4.
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam để tìm hiểu thêm thông tin về việc các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa, và Phạm Văn Điệp tuyệt thực nhưng chưa được phản hồi.
CSW cho biết đây không phải là lần đầu tiên ông Truyển tuyệt thực trong tù. Vào tháng 5/2019, CSW loan tin rằng ông Truyển và ba tù nhân lương tâm khác đã tuyệt thực để phản đối sự đối xử bất công đối với ông Nguyễn Văn Hóa.
Ông Mervyn Thomas, Chủ tịch sáng lập CSW cho biết trong thông cáo: “Việc ông Nguyễn Bắc Truyển và những người khác bị buộc phải tuyệt thực như một cách duy nhất để lên tiếng về các bức xúc của họ, phản ánh một thực tế đáng buồn về tình trạng của các tù nhân lương tâm ở Việt Nam”.
CSW nhắc lại rằng ông Truyển ngay từ đầu lẽ ra không phải bị bỏ tù. “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông ấy, đồng thời kêu gọi nhà chức trách Việt Nam đảm bảo rằng những người đấu tranh cho nhân quyền trong nước được tự do thực hiện điều này mà không sợ bị sách nhiễu, bị trấn áp bằng bạo lực hoặc bị bỏ tù”, ông Thomas nói thêm.
Bà Bùi Thị Kim Phượng cho VOA biết thêm về việc Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu cũng quan tâm đến tình hình gần đây của ông Nguyễn Bắc Truyển:
“Anh Truyển tuyệt thực ngày 26/11 thì sang ngày 27/11 bên phía Lãnh sự quán Hoa Kỳ có hỏi thăm tôi để tìm hiểu về tình hình của anh Truyển”.
“Vào tháng trước, báo cáo tự do tôn giáo toàn cầu của Cộng hòa Liên bang Đức cũng có nhắc đến anh Truyển và những đóng góp của anh, cũng như việc một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bách hại”.
Ngày 28/10/2020, Đức công bố bản báo cáo thứ nhì về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có nêu các trường hợp vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Phúc trình của chính phủ Đức nêu các dẫn chứng cụ thể về chính sách đàn áp tự do tôn giáo Việt Nam, sự dung túng của chính quyền đối với các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận, việc các nhóm bạo lực hành hung tấn công các lãnh đạo tôn giáo và những cộng đồng tôn giáo độc lập, không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền.
Trước đó, vào ngày 20/10/2020, ông Nguyễn Bắc Truyển được tổ chức nhân quyền và truyền giáo Na Uy Stefanus Alliance International vinh danh giải thưởng Stefanus 2020.
Trong lá thư thông báo cho gia đình ông Truyển, bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Ủy ban bình chọn giải thưởng Stefanus 2020, viết: “Ông Nguyễn Bắc Truyển đã được chọn để nhận Giải thưởng năm nay nhằm ghi nhận sự bền bỉ và tận tụy, bất chấp những hy sinh cá nhân của ông trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo hay Đức tin ở Việt Nam, không những cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo không được nhà nước công nhận mà còn cho các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng khác ở đất nước của ông”.
Nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền Việt Nam tống giam từ tháng 7/2017 và đang thụ án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân”.