VOA: Hàng trăm nạn nhân của nạn buôn người đã mất tích sau khi họ được giới thiệu đến chương trình của chính phủ Anh được thiết kế ra để bảo vệ họ, phần lớn trong số nạn nhân trưởng thành là người Việt Nam, tờ The Guardian đưa tin hôm 2/3.
Thông tin được đưa ra sau khi Bộ trưởng Nhập cư của Anh, Robert Jenrick, thừa nhận hồi tháng 1 rằng kể từ năm 2021, khoảng 200 trẻ em xin tị nạn đã mất tích khỏi các khách sạn mà Bộ Nội vụ và các nhà thầu của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm.
Theo dữ liệu mà The Guardian có được về quyền tự do thông tin từ Bộ Nội vụ Anh, có 566 nạn nhân có thể là nạn nhân buôn người hoặc đã được xác nhận là nạn nhân buôn người từ Vương quốc Anh và các quốc gia khác, được phân loại là “mất tích” từ năm 2020 đến năm 2022, sau khi được chuyển đến cơ chế giới thiệu quốc gia (NRM ), vốn được thiết kế để bảo vệ an toàn và hỗ trợ cho nạn nhân.
Con số cao nhất là 258 nạn nhân vào năm 2022, tăng từ 232 người vào năm 2021 và 76 vào năm 2020. Phần lớn trẻ em mất tích là bé trai người Albania và phần lớn người trưởng thành mất tích là đàn ông Việt Nam.
Tờ báo Anh cho biết các tổ chức ủng hộ nạn nhân buôn người đã bày tỏ lo ngại về dữ liệu trên và kêu gọi Bộ Nội vụ Anh mau chóng điều tra những gì đã xảy ra với hàng trăm nạn nhân mất tích.
Bà Kathy Betteridge, Giám đốc chống buôn người và chế độ nô lệ hiện đại của Salvation Army, nơi có hợp đồng chăm sóc các nạn nhân buôn người với Bộ Nội vụ Anh, cho biết: “Các băng nhóm tội phạm sử dụng nhiều kỹ thuật để gài bẫy mọi người làm nô lệ hiện đại, trong đó bao gồm bạo lực và đe dọa đối với gia đình nạn nhân. Tất nhiên, nhân viên của chúng tôi giải thích là họ sẽ được dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi bảo vệ an toàn trên thực tế như thế nào, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo an toàn cho gia đình họ. Đối với một số người, nỗi sợ hãi quá lớn”.
Bà nói: “Đáng buồn thay, hầu hết những người bỏ trốn là công dân Việt Nam và điều này dường như có liên quan đến mức độ áp lực tâm lý nghiêm trọng mà họ phải chịu từ những kẻ buôn người. Khi họ đến các dịch vụ của chúng tôi, họ đặc biệt cảnh giác với chính quyền và lo lắng về các mối đe dọa đối với gia đình họ”.
Theo tổ chức Chống Buôn người Quốc tế, tình trạng buôn người từ Việt Nam sang Vương quốc Anh đang ngày càng gia tăng. Phần lớn bị đưa vào các cơ sở sản xuất cần sa, tiệm làm móng và ép buộc làm gái mại dâm. Đa số các nạn nhân buôn người còn rất trẻ, đôi khi là trẻ em, rất dễ bị bóc lột dưới bàn tay của những kẻ buôn người với những lời hứa hão huyền về những công việc hấp dẫn và lương cao. Chính sự tự nguyện của các nạn nhân, vốn phần lớn xuất thân nghèo khổ, đã gây ra những thách thức và khó cho giới hữu trách Anh trong việc trấn áp tội phạm buôn người.
Một báo cáo năm 2017 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm, các mạng lưới buôn người đưa khoảng 18.000 người từ Việt Nam sang châu Âu. Giao dịch bất hợp pháp này mang đến khoảng 300 triệu euro (315,6 triệu USD) cho các mạng lưới buôn người.
March 6, 2023
Báo cáo Anh: Hàng trăm nạn nhân buôn người bị mất tích, đa số là người Việt
by Defend the Defenders • [Human Rights]
VOA: Hàng trăm nạn nhân của nạn buôn người đã mất tích sau khi họ được giới thiệu đến chương trình của chính phủ Anh được thiết kế ra để bảo vệ họ, phần lớn trong số nạn nhân trưởng thành là người Việt Nam, tờ The Guardian đưa tin hôm 2/3.
Thông tin được đưa ra sau khi Bộ trưởng Nhập cư của Anh, Robert Jenrick, thừa nhận hồi tháng 1 rằng kể từ năm 2021, khoảng 200 trẻ em xin tị nạn đã mất tích khỏi các khách sạn mà Bộ Nội vụ và các nhà thầu của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm.
Theo dữ liệu mà The Guardian có được về quyền tự do thông tin từ Bộ Nội vụ Anh, có 566 nạn nhân có thể là nạn nhân buôn người hoặc đã được xác nhận là nạn nhân buôn người từ Vương quốc Anh và các quốc gia khác, được phân loại là “mất tích” từ năm 2020 đến năm 2022, sau khi được chuyển đến cơ chế giới thiệu quốc gia (NRM ), vốn được thiết kế để bảo vệ an toàn và hỗ trợ cho nạn nhân.
Con số cao nhất là 258 nạn nhân vào năm 2022, tăng từ 232 người vào năm 2021 và 76 vào năm 2020. Phần lớn trẻ em mất tích là bé trai người Albania và phần lớn người trưởng thành mất tích là đàn ông Việt Nam.
Tờ báo Anh cho biết các tổ chức ủng hộ nạn nhân buôn người đã bày tỏ lo ngại về dữ liệu trên và kêu gọi Bộ Nội vụ Anh mau chóng điều tra những gì đã xảy ra với hàng trăm nạn nhân mất tích.
Bà Kathy Betteridge, Giám đốc chống buôn người và chế độ nô lệ hiện đại của Salvation Army, nơi có hợp đồng chăm sóc các nạn nhân buôn người với Bộ Nội vụ Anh, cho biết: “Các băng nhóm tội phạm sử dụng nhiều kỹ thuật để gài bẫy mọi người làm nô lệ hiện đại, trong đó bao gồm bạo lực và đe dọa đối với gia đình nạn nhân. Tất nhiên, nhân viên của chúng tôi giải thích là họ sẽ được dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi bảo vệ an toàn trên thực tế như thế nào, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo an toàn cho gia đình họ. Đối với một số người, nỗi sợ hãi quá lớn”.
Bà nói: “Đáng buồn thay, hầu hết những người bỏ trốn là công dân Việt Nam và điều này dường như có liên quan đến mức độ áp lực tâm lý nghiêm trọng mà họ phải chịu từ những kẻ buôn người. Khi họ đến các dịch vụ của chúng tôi, họ đặc biệt cảnh giác với chính quyền và lo lắng về các mối đe dọa đối với gia đình họ”.
Theo tổ chức Chống Buôn người Quốc tế, tình trạng buôn người từ Việt Nam sang Vương quốc Anh đang ngày càng gia tăng. Phần lớn bị đưa vào các cơ sở sản xuất cần sa, tiệm làm móng và ép buộc làm gái mại dâm. Đa số các nạn nhân buôn người còn rất trẻ, đôi khi là trẻ em, rất dễ bị bóc lột dưới bàn tay của những kẻ buôn người với những lời hứa hão huyền về những công việc hấp dẫn và lương cao. Chính sự tự nguyện của các nạn nhân, vốn phần lớn xuất thân nghèo khổ, đã gây ra những thách thức và khó cho giới hữu trách Anh trong việc trấn áp tội phạm buôn người.
Một báo cáo năm 2017 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm, các mạng lưới buôn người đưa khoảng 18.000 người từ Việt Nam sang châu Âu. Giao dịch bất hợp pháp này mang đến khoảng 300 triệu euro (315,6 triệu USD) cho các mạng lưới buôn người.