Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền tự do biểu đạt và hội họp.
Báo cáo thường niên về nhân quyền – dân chủ trên thế giới năm 2022, trong đó có Việt Nam, của Liên minh Châu Âu (EU) công bố ngày 31/7 kết luận như vừa nêu.
Báo cáo nêu tiếp: không gian xã hội dân sự tại Việt Nam tiếp tục bị co hẹp lại. Một số luật, nghị định đưa ra những giới hạn thêm nữa trong các lĩnh vực an ninh mạng, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, và tự do tôn giáo đã được ban hành hay đang trong quá trình soạn thảo.
Các nhà báo, bloggers và những người bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường tiếp tục bị bắt và truy tố theo những cáo buộc mơ hồ về tội vi phạm an ninh quốc gia hay trốn thuế. Nhiều người trong số đó bị đưa ra xử và nhận án nặng trong những phiên tòa không công khai cho mọi người tham dự.
Báo cáo cho biết tiếp tục có những cáo buộc về những phiên tòa bất công như việc từ chối đại diện pháp lý cho người bị xét xử, những điều kiện khắc nghiệt trong tù như thời gian bị giam không được tiếp xúc với bên ngoài dài trước khi xét xử, bị từ chối hay không được điều trị y tế phù hợp, bị từ chối cho gia đình thăm gặp, bị chuyển đi trại xa như biện pháp trừng phạt, bị biệt giam…
Án tử hình tiếp tục là mối quan ngại lớn tại Việt Nam, và tiếp tục được áp dụng theo cách thiếu minh bạch, cơ quan chức năng không công bố dữ liệu về việc hành quyết tử tù.
Quan ngại về quyền tự do tôn giáo của người thiểu số và quyền đất đai của người dân vẫn còn.
Quyền tự do báo chí vẫn bị hạn chế một cách nghiêm ngặt. Tất cả các hình thức truyền thông gồm báo in, truyền thanh- truyền hình, báo mạng, điện tử đều bị kiểm soát dữ dội. Những trang mạng chính trị độc lập đều bị chặn, các công ty mạng xã hội bị buộc phải đóng những tài khoản hay xóa những nội dung mang tính chỉ trích chính phủ.
Báo cáo của EU nhắc lại xếp hạng chỉ số tự do báo chí năm 2022 do tổ chức Phóng viên Không Biên giới thực hiện; theo đó Việt Nam đứng thứ 174 trên 180 quốc gia.
EU cho biết luôn chính thức đưa vào các cuộc thảo luận song phương với phía Việt Nam ở mọi cấp vấn đề nhân quyền. EU hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên và những quốc gia tôn trọng dân chủ- nhân quyền duy trì công tác trao đổi thường xuyên về vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và luôn lặp lại kêu gọi Hà Nội thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế, trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt cả trên mạng và trong đời sống thực. (RFA)
August 6, 2023
Báo cáo nhân quyền- dân chủ 2022 của EU: Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền chính trị, dân sự
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền tự do biểu đạt và hội họp.
Báo cáo thường niên về nhân quyền – dân chủ trên thế giới năm 2022, trong đó có Việt Nam, của Liên minh Châu Âu (EU) công bố ngày 31/7 kết luận như vừa nêu.
Báo cáo nêu tiếp: không gian xã hội dân sự tại Việt Nam tiếp tục bị co hẹp lại. Một số luật, nghị định đưa ra những giới hạn thêm nữa trong các lĩnh vực an ninh mạng, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, và tự do tôn giáo đã được ban hành hay đang trong quá trình soạn thảo.
Các nhà báo, bloggers và những người bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường tiếp tục bị bắt và truy tố theo những cáo buộc mơ hồ về tội vi phạm an ninh quốc gia hay trốn thuế. Nhiều người trong số đó bị đưa ra xử và nhận án nặng trong những phiên tòa không công khai cho mọi người tham dự.
Báo cáo cho biết tiếp tục có những cáo buộc về những phiên tòa bất công như việc từ chối đại diện pháp lý cho người bị xét xử, những điều kiện khắc nghiệt trong tù như thời gian bị giam không được tiếp xúc với bên ngoài dài trước khi xét xử, bị từ chối hay không được điều trị y tế phù hợp, bị từ chối cho gia đình thăm gặp, bị chuyển đi trại xa như biện pháp trừng phạt, bị biệt giam…
Án tử hình tiếp tục là mối quan ngại lớn tại Việt Nam, và tiếp tục được áp dụng theo cách thiếu minh bạch, cơ quan chức năng không công bố dữ liệu về việc hành quyết tử tù.
Quan ngại về quyền tự do tôn giáo của người thiểu số và quyền đất đai của người dân vẫn còn.
Quyền tự do báo chí vẫn bị hạn chế một cách nghiêm ngặt. Tất cả các hình thức truyền thông gồm báo in, truyền thanh- truyền hình, báo mạng, điện tử đều bị kiểm soát dữ dội. Những trang mạng chính trị độc lập đều bị chặn, các công ty mạng xã hội bị buộc phải đóng những tài khoản hay xóa những nội dung mang tính chỉ trích chính phủ.
Báo cáo của EU nhắc lại xếp hạng chỉ số tự do báo chí năm 2022 do tổ chức Phóng viên Không Biên giới thực hiện; theo đó Việt Nam đứng thứ 174 trên 180 quốc gia.
EU cho biết luôn chính thức đưa vào các cuộc thảo luận song phương với phía Việt Nam ở mọi cấp vấn đề nhân quyền. EU hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên và những quốc gia tôn trọng dân chủ- nhân quyền duy trì công tác trao đổi thường xuyên về vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và luôn lặp lại kêu gọi Hà Nội thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế, trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt cả trên mạng và trong đời sống thực. (RFA)