Người Thượng Tây Nguyên Việt Nam vẫn tổ chức ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và niềm tin (22/8) ở cả địa phương lẫn hải ngoại, mặc dù vài ngày trước sự kiện, công an, an ninh một số địa phương đến nhà người dân “răn đe” đủ điều.
Vẫn tổ chức mặc dù bị “nhắc nhở”
Ông Y Quynh Buon Dap, từ tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, một tổ chức vận động, đấu tranh và theo dõi nhân quyền, tự do tôn giáo cho các đồng bào sắc tộc bản địa ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam nói với RFA Tiếng Việt hôm 22/8/2023 trên quan điểm riêng từ Thái Lan:
“Về ngày 22/8, bắt đầu từ năm 2019, do quốc tế khởi xướng ngày tưởng niệm cho các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, thì cộng đồng ở Tây Nguyên chúng tôi cũng tuyên truyền cho những Hội thánh ở trong nước để họ tưởng nhớ cũng như tưởng niệm cho những nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, nhưng cũng như mọi năm, có vài điểm nhóm bị cản trở, cũng như bị đe dọa từ chính quyền và có một số Hội thánh thì bị phạt tiền vì tổ chức sự kiện ngày 22/8,”.
Năm nay, vẫn theo ông Buon Dap, nhóm Người Thượng Vì Công Lý cũng có theo dõi tình hình tổ chức sự kiện 22/8 ở trong nước. Theo ông được biết, một số nơi chính quyền cũng đến nhà người dân. Cụ thể, trong ngày 19/8, một số nhân viên an ninh đã đến vài Hội thánh và hỏi là có tổ chức ngày 22/8 hay không? Các Hội thánh trả lời là sẽ tổ chức ngày đó. Công an nói rằng “chúng tôi cho các anh tổ chức, nhưng không được đăng hình và không được gửi hình”. Các Hội thánh trả lời rằng như mọi năm chúng tôi vẫn đăng hình và gửi hình để cho tất cả thế giới đều biết đến những nạn nhân, những người hy sinh vì tôn giáo và những người bị bạo lực vì lý do tôn giáo, là những người theo tôn giáo, chúng tôi vẫn sẽ tưởng niệm và vẫn sẽ cầu nguyện.
Về tình hình tổ chức ngày 22/8 trong các cộng đồng của đồng bào bản địa ở Tây Nguyên ở trong nước và ở nơi tìm kiếm tị nạn tại khu vực Đông Nam Á, ông Y Quynh Buon Dap cho Đài Á Châu Tự Do hay:
“Chúng tôi vẫn tổ chức như mọi năm, người Thượng chúng tôi theo đạo Tin Lành, chúng tôi tổ chức cầu nguyện, và chúng tôi cũng theo nghi phép, nghi lễ của đạo Tin Lành mà tổ chức, chúng tôi cũng hát Thánh ca, cầu nguyện, cũng như vinh danh cho những người hy sinh vì tôn giáo và chúng tôi đã tổ chức (rải rác) với khoảng 500 người tham gia trong sự kiện này (ở tại Việt Nam). Vì số người tham gia ở Hội thánh của họ đông, họ sợ ảnh hưởng tới Hội thánh của họ, cho nên họ không công khai, nên chúng tôi cũng phải giấu kín vấn đề này, vì quyền riêng tư của họ.
Năm ngoái chúng tôi tổ chức ở ngoài trời, ở những khu trại của người tị nạn ở Thái Lan, nhưng năm nay, do tình hình căng thẳng, có vụ xả súng ngày 11/6/2023, cho nên an ninh không được an toàn cho lắm, cho nên chúng tôi phải mượn phòng luật sư của người Thái tổ chức bên đó”.
Chính quyền tăng đàn áp Hội thánh tư gia độc lập
Nhân dịp này, ông Y Quynh Buon Dap chia sẻ đánh giá từ góc nhìn cá nhân của ông về tình hình tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong các cộng đồng bản địa ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ông nói:
“Khu vực Tây Nguyên là điểm nóng về vấn đề đàn áp tôn giáo, mọi người theo dõi các vụ việc xảy ra ở Tây Nguyên qua nhiều clips, cũng như qua các hình ảnh trên các trang mạng truyền thông, các vụ sách nhiễu tôn giáo ở Tây Nguyên rất trầm trọng, nhất là sau vụ xả súng ngày 11/6, chính quyền lợi dụng thời cơ vụ đó đàn áp những Hội thánh tư gia độc lập, cũng như các Hội thánh Tin lành Đấng Christ, hoặc Tin lành Dega, hoặc những Hội thánh Tin lành sinh hoạt tại gia, chính quyền lợi dụng vụ đó, họ đã bắt những thầy truyền đạo và các tín đồ phải từ bỏ Hội thánh của mình để gia nhập vào Hội thánh Tin lành miền nam Việt Nam (được nhà nước thừa nhận).
Và nếu họ không chịu từ bỏ hệ phái của mình và không chịu quy về Hội thánh tin lành miền nam Việt Nam, chính quyền nói là sẽ bỏ tù và sẽ cáo buộc họ về ‘vụ khủng bố’. Đó là những vấn đề ảnh hưởng tinh thần của họ và nhiều người phải viết cam kết và từ bỏ đạo. Có một số người bị đánh đập, tra tấn rất dã man, và một số người lo sợ bị trả thù nên họ không dám báo cáo, còn một số người chúng tôi đã thu thập thông tin, cũng như viết báo cáo gửi cho ban thông dịch của chúng tôi, cũng như gửi cho các tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc để báo động cho các tổ chức để họ quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo của người Thượng Đêga tại Tây Nguyên.”
Về mong muốn trong dịp này liên quan hỗ trợ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng đối với đồng bào sắc tộc bản địa ở Cao Nguyên Trung Phần nói riêng và ở Việt Nam nói chung, ông Y Quynh Buon Dap nói với Đài Á Châu Tự Do, vẫn trên quan điểm riêng:
“Chúng tôi mong muốn rằng các tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc biết đến tình hình ở Tây Nguyên, lợi dụng vụ xả súng (hôm 11/6/2023) để đàn áp cũng như xóa bỏ đạo Tin lành ở Tây Nguyên, như là chính quyền Việt Nam đưa ra chính sách này, cho nên chúng tôi gửi những báo cáo của chúng tôi để báo động đến giới chức quốc tế để họ quan sát, cũng như áp đặt những chính sách để quan tâm đặc biệt đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhất là yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn trọng vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.”
…vì sợ hãi sự lớn mạnh của tôn giáo
Đánh giá nguyên nhân vì sao tại Việt Nam, chính quyền và ngành công an, an ninh còn có những hành vi được cho là theo dõi, ngăn cản, sách nhiễu ở các cấp độ khác nhau tại các cộng đồng và địa phương ở nhiều nơi trong nước việc đánh dấu ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của bạo hành vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng (22/8), Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan chia sẻ quan điểm riêng của ông với Đài Á Châu Tự Do cùng ngày thứ Ba:
“Theo tôi, sự sợ hãi trước hết của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đến nhà nước Việt Nam, tôi phân biệt làm hai bởi vì tôi nghĩ rằng ở trong hệ thống hành chính, con người ta có thể có những suy nghĩ thoáng hơn, nhưng đối với Đảng Cộng sản, nó theo một đường lối nhất quán coi tôn giáo là kẻ thù của Chủ nghĩa Cộng sản. Cho nên dù họ ký vào Công ước Quốc tế tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng họ lúc nào cũng luôn luôn sợ hãi sự lớn mạnh của tôn giáo, bởi vì tôn giáo khi lớn mạnh sẽ là nơi giải quyết nhu cầu tâm linh cũng như nhu cầu về đời sống chia sẻ, nâng đỡ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, chí ít rằng công việc kỷ niệm thôi có thể tạo ra một số cơ hội để người ta đến với nhau, để người ta có thể chia sẻ và từ đó tạo nên tiếng nói. Và tiếng nói đó là điều mà các tổ chức ở trên thế giới chú ý đến, cho nên họ (chính quyền, công an) sẽ làm mọi cách để phá những cuộc tưởng niệm như vậy của các tôn giáo, khi mọi người đến và ngồi lại với nhau.”
Nhân dịp này, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng chia sẻ với RFA Tiếng Việt về những điều mà ông cho là đặc điểm chính của việc ‘đàn áp’ tự do, tín ngưỡng ở Việt Nam, ông nêu tiếp quan điểm riêng của mình:
“Theo tôi nghĩ, đặc điểm chính là sự tính toán trong việc khống chế, là việc coi tôn giáo là một trong những mối nguy hiểm cần phải khống chế, bởi vì tôn giáo khai phóng con người, làm cho con người ta có sự tự do. Thứ hai nữa, họ coi tôn giáo là một trong những mầm mống khiến con người ta không còn tin vào đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam nữa, cho nên họ đi tìm những giá trị khác. Đặc tính thứ ba là họ sợ tôn giáo sẽ tụ tập những con người với số đông lại, để rồi sẽ tạo ra sức mạnh để đặt ra một số vấn đề mà vốn khống chế đời sống của những người có niềm tin tôn giáo.”
Theo Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Hùng có một số ưu tiên trong công việc cần được làm để giúp đỡ cho các nạn nhân bạo hành vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, cũng như giúp cải thiện tình hình tự do nhân quyền trong đó có tự do về tôn giáo, tín ngưỡng và niềm tin ở Việt Nam, Linh mục nói:
“Việc đầu tiên cần làm là các tổ chức bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở trên thế giới cần có sự theo dõi, đôn đốc rồi giúp đỡ. Theo dõi những gì? Theo dõi những hành vi vi phạm tự do tôn giáo và những hành vi khủng bố đến những người vì tự do tôn giáo mà họ bị khủng bố và họ bị bách hại. Đôn đốc nghĩa là phải làm sao làm việc với các định chế quốc tế của Liên Hiệp Quốc và ở các quốc gia có tự do, dân chủ để chế tài chính quyền cộng sản Việt Nam để họ bị ảnh hưởng nếu mà họ khủng bố niềm tin tôn giáo của những người theo đạo.
Và sau khi theo dõi, đôn đốc rồi, thì nâng đỡ, tôi nghĩ các tổ chức quốc tế cần tìm cách này hay cách khác để nâng đỡ và hỗ trợ bằng nhiều cách cho các tôn giáo mà hiện nay đang còn bị nhà nước cộng sản Việt Nam khủng bố và bách hại một cách có hệ thống.” (RFA)
August 28, 2023
Tưởng niệm ngày 22/8 ở Việt Nam: Công an ‘ngăn cản’ người dân ‘đăng tải hình ảnh’ sự kiện ra công chúng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Người Thượng Tây Nguyên Việt Nam vẫn tổ chức ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và niềm tin (22/8) ở cả địa phương lẫn hải ngoại, mặc dù vài ngày trước sự kiện, công an, an ninh một số địa phương đến nhà người dân “răn đe” đủ điều.
Vẫn tổ chức mặc dù bị “nhắc nhở”
Ông Y Quynh Buon Dap, từ tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, một tổ chức vận động, đấu tranh và theo dõi nhân quyền, tự do tôn giáo cho các đồng bào sắc tộc bản địa ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam nói với RFA Tiếng Việt hôm 22/8/2023 trên quan điểm riêng từ Thái Lan:
“Về ngày 22/8, bắt đầu từ năm 2019, do quốc tế khởi xướng ngày tưởng niệm cho các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, thì cộng đồng ở Tây Nguyên chúng tôi cũng tuyên truyền cho những Hội thánh ở trong nước để họ tưởng nhớ cũng như tưởng niệm cho những nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo, nhưng cũng như mọi năm, có vài điểm nhóm bị cản trở, cũng như bị đe dọa từ chính quyền và có một số Hội thánh thì bị phạt tiền vì tổ chức sự kiện ngày 22/8,”.
Năm nay, vẫn theo ông Buon Dap, nhóm Người Thượng Vì Công Lý cũng có theo dõi tình hình tổ chức sự kiện 22/8 ở trong nước. Theo ông được biết, một số nơi chính quyền cũng đến nhà người dân. Cụ thể, trong ngày 19/8, một số nhân viên an ninh đã đến vài Hội thánh và hỏi là có tổ chức ngày 22/8 hay không? Các Hội thánh trả lời là sẽ tổ chức ngày đó. Công an nói rằng “chúng tôi cho các anh tổ chức, nhưng không được đăng hình và không được gửi hình”. Các Hội thánh trả lời rằng như mọi năm chúng tôi vẫn đăng hình và gửi hình để cho tất cả thế giới đều biết đến những nạn nhân, những người hy sinh vì tôn giáo và những người bị bạo lực vì lý do tôn giáo, là những người theo tôn giáo, chúng tôi vẫn sẽ tưởng niệm và vẫn sẽ cầu nguyện.
Về tình hình tổ chức ngày 22/8 trong các cộng đồng của đồng bào bản địa ở Tây Nguyên ở trong nước và ở nơi tìm kiếm tị nạn tại khu vực Đông Nam Á, ông Y Quynh Buon Dap cho Đài Á Châu Tự Do hay:
“Chúng tôi vẫn tổ chức như mọi năm, người Thượng chúng tôi theo đạo Tin Lành, chúng tôi tổ chức cầu nguyện, và chúng tôi cũng theo nghi phép, nghi lễ của đạo Tin Lành mà tổ chức, chúng tôi cũng hát Thánh ca, cầu nguyện, cũng như vinh danh cho những người hy sinh vì tôn giáo và chúng tôi đã tổ chức (rải rác) với khoảng 500 người tham gia trong sự kiện này (ở tại Việt Nam). Vì số người tham gia ở Hội thánh của họ đông, họ sợ ảnh hưởng tới Hội thánh của họ, cho nên họ không công khai, nên chúng tôi cũng phải giấu kín vấn đề này, vì quyền riêng tư của họ.
Năm ngoái chúng tôi tổ chức ở ngoài trời, ở những khu trại của người tị nạn ở Thái Lan, nhưng năm nay, do tình hình căng thẳng, có vụ xả súng ngày 11/6/2023, cho nên an ninh không được an toàn cho lắm, cho nên chúng tôi phải mượn phòng luật sư của người Thái tổ chức bên đó”.
Chính quyền tăng đàn áp Hội thánh tư gia độc lập
Nhân dịp này, ông Y Quynh Buon Dap chia sẻ đánh giá từ góc nhìn cá nhân của ông về tình hình tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong các cộng đồng bản địa ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ông nói:
“Khu vực Tây Nguyên là điểm nóng về vấn đề đàn áp tôn giáo, mọi người theo dõi các vụ việc xảy ra ở Tây Nguyên qua nhiều clips, cũng như qua các hình ảnh trên các trang mạng truyền thông, các vụ sách nhiễu tôn giáo ở Tây Nguyên rất trầm trọng, nhất là sau vụ xả súng ngày 11/6, chính quyền lợi dụng thời cơ vụ đó đàn áp những Hội thánh tư gia độc lập, cũng như các Hội thánh Tin lành Đấng Christ, hoặc Tin lành Dega, hoặc những Hội thánh Tin lành sinh hoạt tại gia, chính quyền lợi dụng vụ đó, họ đã bắt những thầy truyền đạo và các tín đồ phải từ bỏ Hội thánh của mình để gia nhập vào Hội thánh Tin lành miền nam Việt Nam (được nhà nước thừa nhận).
Và nếu họ không chịu từ bỏ hệ phái của mình và không chịu quy về Hội thánh tin lành miền nam Việt Nam, chính quyền nói là sẽ bỏ tù và sẽ cáo buộc họ về ‘vụ khủng bố’. Đó là những vấn đề ảnh hưởng tinh thần của họ và nhiều người phải viết cam kết và từ bỏ đạo. Có một số người bị đánh đập, tra tấn rất dã man, và một số người lo sợ bị trả thù nên họ không dám báo cáo, còn một số người chúng tôi đã thu thập thông tin, cũng như viết báo cáo gửi cho ban thông dịch của chúng tôi, cũng như gửi cho các tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc để báo động cho các tổ chức để họ quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo của người Thượng Đêga tại Tây Nguyên.”
Về mong muốn trong dịp này liên quan hỗ trợ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng đối với đồng bào sắc tộc bản địa ở Cao Nguyên Trung Phần nói riêng và ở Việt Nam nói chung, ông Y Quynh Buon Dap nói với Đài Á Châu Tự Do, vẫn trên quan điểm riêng:
“Chúng tôi mong muốn rằng các tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc biết đến tình hình ở Tây Nguyên, lợi dụng vụ xả súng (hôm 11/6/2023) để đàn áp cũng như xóa bỏ đạo Tin lành ở Tây Nguyên, như là chính quyền Việt Nam đưa ra chính sách này, cho nên chúng tôi gửi những báo cáo của chúng tôi để báo động đến giới chức quốc tế để họ quan sát, cũng như áp đặt những chính sách để quan tâm đặc biệt đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhất là yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn trọng vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.”
…vì sợ hãi sự lớn mạnh của tôn giáo
Đánh giá nguyên nhân vì sao tại Việt Nam, chính quyền và ngành công an, an ninh còn có những hành vi được cho là theo dõi, ngăn cản, sách nhiễu ở các cấp độ khác nhau tại các cộng đồng và địa phương ở nhiều nơi trong nước việc đánh dấu ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của bạo hành vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng (22/8), Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan chia sẻ quan điểm riêng của ông với Đài Á Châu Tự Do cùng ngày thứ Ba:
“Theo tôi, sự sợ hãi trước hết của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đến nhà nước Việt Nam, tôi phân biệt làm hai bởi vì tôi nghĩ rằng ở trong hệ thống hành chính, con người ta có thể có những suy nghĩ thoáng hơn, nhưng đối với Đảng Cộng sản, nó theo một đường lối nhất quán coi tôn giáo là kẻ thù của Chủ nghĩa Cộng sản. Cho nên dù họ ký vào Công ước Quốc tế tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng họ lúc nào cũng luôn luôn sợ hãi sự lớn mạnh của tôn giáo, bởi vì tôn giáo khi lớn mạnh sẽ là nơi giải quyết nhu cầu tâm linh cũng như nhu cầu về đời sống chia sẻ, nâng đỡ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, chí ít rằng công việc kỷ niệm thôi có thể tạo ra một số cơ hội để người ta đến với nhau, để người ta có thể chia sẻ và từ đó tạo nên tiếng nói. Và tiếng nói đó là điều mà các tổ chức ở trên thế giới chú ý đến, cho nên họ (chính quyền, công an) sẽ làm mọi cách để phá những cuộc tưởng niệm như vậy của các tôn giáo, khi mọi người đến và ngồi lại với nhau.”
Nhân dịp này, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng chia sẻ với RFA Tiếng Việt về những điều mà ông cho là đặc điểm chính của việc ‘đàn áp’ tự do, tín ngưỡng ở Việt Nam, ông nêu tiếp quan điểm riêng của mình:
“Theo tôi nghĩ, đặc điểm chính là sự tính toán trong việc khống chế, là việc coi tôn giáo là một trong những mối nguy hiểm cần phải khống chế, bởi vì tôn giáo khai phóng con người, làm cho con người ta có sự tự do. Thứ hai nữa, họ coi tôn giáo là một trong những mầm mống khiến con người ta không còn tin vào đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam nữa, cho nên họ đi tìm những giá trị khác. Đặc tính thứ ba là họ sợ tôn giáo sẽ tụ tập những con người với số đông lại, để rồi sẽ tạo ra sức mạnh để đặt ra một số vấn đề mà vốn khống chế đời sống của những người có niềm tin tôn giáo.”
Theo Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Hùng có một số ưu tiên trong công việc cần được làm để giúp đỡ cho các nạn nhân bạo hành vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, cũng như giúp cải thiện tình hình tự do nhân quyền trong đó có tự do về tôn giáo, tín ngưỡng và niềm tin ở Việt Nam, Linh mục nói:
“Việc đầu tiên cần làm là các tổ chức bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở trên thế giới cần có sự theo dõi, đôn đốc rồi giúp đỡ. Theo dõi những gì? Theo dõi những hành vi vi phạm tự do tôn giáo và những hành vi khủng bố đến những người vì tự do tôn giáo mà họ bị khủng bố và họ bị bách hại. Đôn đốc nghĩa là phải làm sao làm việc với các định chế quốc tế của Liên Hiệp Quốc và ở các quốc gia có tự do, dân chủ để chế tài chính quyền cộng sản Việt Nam để họ bị ảnh hưởng nếu mà họ khủng bố niềm tin tôn giáo của những người theo đạo.
Và sau khi theo dõi, đôn đốc rồi, thì nâng đỡ, tôi nghĩ các tổ chức quốc tế cần tìm cách này hay cách khác để nâng đỡ và hỗ trợ bằng nhiều cách cho các tôn giáo mà hiện nay đang còn bị nhà nước cộng sản Việt Nam khủng bố và bách hại một cách có hệ thống.” (RFA)