Ngày 28/8, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ các phán quyết mang động cơ chính trị đối với hai nhà hoạt động Trần Văn Bang (Trần Bang) và Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi) trong hai phiên toà sơ thẩm, và trả tự do cho họ ngay lập tức.
Lời kêu gọi được HRW đưa ra chỉ một ngày trước phiên phúc thẩm của ông Trần Văn Bang- người bị kết án tám năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/5 vừa qua, và hai ngày trước phiên phúc thẩm của ông Bùi Tuấn Lâm- người bị kết án năm năm và sáu tháng tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 25/5.
Cả hai bị bắt trong năm 2022 và bị kết tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết trên mạng xã hội Facebook và Youtube có nội dung cổ suý dân chủ đa nguyên, quyền con người, và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.
“Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm công khai phê phán cách thức Đảng Cộng sản Việt Nam cai trị đất nước. Hành vi bất đồng chính kiến một cách ôn hòa không phải là tội và các vụ án chống lại hai người cần bị hủy bỏ,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói trong thông cáo.
Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) cho biết trong thập niên vừa qua, hai ông đã tham gia vận động cho các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam. Cả hai đã tham gia nhiều cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông cũng như nhiều cuộc biểu tình về môi trường và nhân quyền. Cả hai đều công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, và tham gia hoạt động trợ giúp tài chính và tinh thần cho người hoạt động gặp hiểm nguy.
HRW nói ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm là hai trong số hơn 180 tù chính trị đang bị giam cầm chỉ vì thực hành các quyền tự do và quyền con người cơ bản của mình. Gần 160 người trong số họ bị xét xử trong các phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng trong khi hơn 20 người khác đang bị tạm giam chờ xét xử với các cáo buộc mang động cơ chính trị.
“Sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của chính quyền Việt Nam còn trở nên nghiêm trọng hơn vì Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,” ông Robertson nói.
Ông kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế gây sức ép để chính quyền độc đảng ở Việt Nam phóng thích tất cả “các nhà bất đồng chính kiến và những người khác đang bị giam giữ vì đã thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.”
Trần Văn Bang là người yêu nước nồng nàn
Kỹ sư Trần Văn Bang, 61 tuổi, là cựu quân nhân từng tham gia Chiến tranh vệ quốc ở biên giới phía Bắc trong thập niên 1980. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền, được nhiều người biết đến với việc tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc trong các vụ xung đột với Việt Nam ở Biển Đông.
Bình luận về ông Trần Văn Bang, Tiến sỹ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, cùng là thành viên Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng với ông Bang, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn trong ngày 28/8:
“Tôi có quen biết anh Trần Bang và hôm anh đi biểu tình (10/6/2018- PV) bị đánh phải nhập viện, tôi có đến bệnh viện thăm anh. Tôi có ấn tượng về một người nồng nàn yêu nước.
Một số hoạt động của anh Trần Bang mà tôi biết được đều để biểu tỏ lòng yêu nước trước họa xâm lăng của Trung Quốc, lòng thiết tha mong muốn một đất nước dân chủ hơn, an toàn hơn, sạch hơn.
Khẳng định ông Trần Văn Bang là một người yêu nước, Tiến sỹ Hoàng Dũng cho rằng “bất kỳ một bản án nào giáng xuống ông cũng đều là bất công.”
Do các hoạt động sôi nổi của mình, ông Trần Văn Bang từng được đề cử là một trong mười ứng viên của giải “Cống hiến.” Giải thưởng nhân quyền này được một nhóm các nhà hoạt động trong nước lập ra năm 2019 nhằm tôn vinh các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền.
Trong thông cáo, HRW cũng báo động về tình trạng sức khoẻ của ông Trần Văn Bang. Tổ chức này nói sức khoẻ của ông vốn đã suy yếu từ nhiều tháng trước khi ông bị bắt, đã trở nên nghiêm trọng trong mấy tháng gần đây do không đủ điều kiện thăm khám và điều trị y tế tại cơ sở tạm giam của công an.
“Thánh rắc hành” bị Bộ trưởng Công an trả thù
Ông Bùi Tuấn Lâm, một người từng tham gia điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Geneva năm 2014, là chủ một quán bún vỉa hè ở thành phố Đà Nẵng. Ông được nhiều người biết đến với nickname “Thánh rắc hành” trong năm 2021 sau khi bắt chước đầu bếp nổi tiếng Salt Bae, người rắc muối lên miếng bít tết dát vàng đắt đỏ và bón tận miệng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi ông này tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Anh Quốc cùng năm.
Một nhà hoạt động xã hội, người thường xuyên trợ giúp gia đình tù nhân lương tâm, cho biết ông Bùi Tuấn Lâm tham gia Đội bóng No-U Sài Gòn và nhiều hoạt động nhân quyền trong nhiều năm trước. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, ông đã dừng mọi hoạt động và tập trung cho gia đình với ba con gái còn nhỏ tuổi.
“Bùi Tuấn Lâm bị bắt sau khi phát tán clip rắc hành để troll (mỉa mai-PV) Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nên tôi cho rằng Tô Lâm tức giận và bắt giữ Bùi Tuấn Lâm để trả thù. Nếu chỉ vì mấy bài viết trên Facebook và mấy bài hát của nhạc sĩ Việt Khang mà bị kết tội thì hàng nghìn người sẽ bị tù tội giống như Bùi Tuấn Lâm,” nhà hoạt động xã hội nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh.
Trong phiên sơ thẩm của ông Bùi Tuấn Lâm, người nhà không được vào phòng xử án mà phải đứng xa khu vực xử án. Hai em trai ông bị công an đánh đập còn vợ ông bị công an lôi vào đồn và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ. Bên trong phiên toà, luật sư Ngô Anh Tuấn bị đuổi ra khỏi phòng xử án trong quá trình tranh luận với công tố viên.
Cả gia đình ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm cho phóng viên biết trong ngày 28/8 họ chưa nhận được thông báo về việc được tham dự phiên toà hay không, do vậy mọi khả năng đều bỏ ngỏ. (RFA)
August 29, 2023
HRW kêu gọi toà phúc thẩm phóng thích hai nhà hoạt động Trần Bang và Bùi Tuấn Lâm
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Trần Văn Bang
Ngày 28/8, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ các phán quyết mang động cơ chính trị đối với hai nhà hoạt động Trần Văn Bang (Trần Bang) và Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi) trong hai phiên toà sơ thẩm, và trả tự do cho họ ngay lập tức.
Lời kêu gọi được HRW đưa ra chỉ một ngày trước phiên phúc thẩm của ông Trần Văn Bang- người bị kết án tám năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/5 vừa qua, và hai ngày trước phiên phúc thẩm của ông Bùi Tuấn Lâm- người bị kết án năm năm và sáu tháng tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 25/5.
Cả hai bị bắt trong năm 2022 và bị kết tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết trên mạng xã hội Facebook và Youtube có nội dung cổ suý dân chủ đa nguyên, quyền con người, và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.
“Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm công khai phê phán cách thức Đảng Cộng sản Việt Nam cai trị đất nước. Hành vi bất đồng chính kiến một cách ôn hòa không phải là tội và các vụ án chống lại hai người cần bị hủy bỏ,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói trong thông cáo.
Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) cho biết trong thập niên vừa qua, hai ông đã tham gia vận động cho các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam. Cả hai đã tham gia nhiều cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông cũng như nhiều cuộc biểu tình về môi trường và nhân quyền. Cả hai đều công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, và tham gia hoạt động trợ giúp tài chính và tinh thần cho người hoạt động gặp hiểm nguy.
HRW nói ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm là hai trong số hơn 180 tù chính trị đang bị giam cầm chỉ vì thực hành các quyền tự do và quyền con người cơ bản của mình. Gần 160 người trong số họ bị xét xử trong các phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng trong khi hơn 20 người khác đang bị tạm giam chờ xét xử với các cáo buộc mang động cơ chính trị.
“Sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của chính quyền Việt Nam còn trở nên nghiêm trọng hơn vì Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,” ông Robertson nói.
Ông kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế gây sức ép để chính quyền độc đảng ở Việt Nam phóng thích tất cả “các nhà bất đồng chính kiến và những người khác đang bị giam giữ vì đã thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.”
Trần Văn Bang là người yêu nước nồng nàn
Kỹ sư Trần Văn Bang, 61 tuổi, là cựu quân nhân từng tham gia Chiến tranh vệ quốc ở biên giới phía Bắc trong thập niên 1980. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền, được nhiều người biết đến với việc tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc trong các vụ xung đột với Việt Nam ở Biển Đông.
Bình luận về ông Trần Văn Bang, Tiến sỹ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, cùng là thành viên Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng với ông Bang, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn trong ngày 28/8:
“Tôi có quen biết anh Trần Bang và hôm anh đi biểu tình (10/6/2018- PV) bị đánh phải nhập viện, tôi có đến bệnh viện thăm anh. Tôi có ấn tượng về một người nồng nàn yêu nước.
Một số hoạt động của anh Trần Bang mà tôi biết được đều để biểu tỏ lòng yêu nước trước họa xâm lăng của Trung Quốc, lòng thiết tha mong muốn một đất nước dân chủ hơn, an toàn hơn, sạch hơn.
Khẳng định ông Trần Văn Bang là một người yêu nước, Tiến sỹ Hoàng Dũng cho rằng “bất kỳ một bản án nào giáng xuống ông cũng đều là bất công.”
Do các hoạt động sôi nổi của mình, ông Trần Văn Bang từng được đề cử là một trong mười ứng viên của giải “Cống hiến.” Giải thưởng nhân quyền này được một nhóm các nhà hoạt động trong nước lập ra năm 2019 nhằm tôn vinh các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền.
Trong thông cáo, HRW cũng báo động về tình trạng sức khoẻ của ông Trần Văn Bang. Tổ chức này nói sức khoẻ của ông vốn đã suy yếu từ nhiều tháng trước khi ông bị bắt, đã trở nên nghiêm trọng trong mấy tháng gần đây do không đủ điều kiện thăm khám và điều trị y tế tại cơ sở tạm giam của công an.
“Thánh rắc hành” bị Bộ trưởng Công an trả thù
Ông Bùi Tuấn Lâm, một người từng tham gia điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Geneva năm 2014, là chủ một quán bún vỉa hè ở thành phố Đà Nẵng. Ông được nhiều người biết đến với nickname “Thánh rắc hành” trong năm 2021 sau khi bắt chước đầu bếp nổi tiếng Salt Bae, người rắc muối lên miếng bít tết dát vàng đắt đỏ và bón tận miệng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi ông này tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Anh Quốc cùng năm.
Một nhà hoạt động xã hội, người thường xuyên trợ giúp gia đình tù nhân lương tâm, cho biết ông Bùi Tuấn Lâm tham gia Đội bóng No-U Sài Gòn và nhiều hoạt động nhân quyền trong nhiều năm trước. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, ông đã dừng mọi hoạt động và tập trung cho gia đình với ba con gái còn nhỏ tuổi.
“Bùi Tuấn Lâm bị bắt sau khi phát tán clip rắc hành để troll (mỉa mai-PV) Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nên tôi cho rằng Tô Lâm tức giận và bắt giữ Bùi Tuấn Lâm để trả thù. Nếu chỉ vì mấy bài viết trên Facebook và mấy bài hát của nhạc sĩ Việt Khang mà bị kết tội thì hàng nghìn người sẽ bị tù tội giống như Bùi Tuấn Lâm,” nhà hoạt động xã hội nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh.
Trong phiên sơ thẩm của ông Bùi Tuấn Lâm, người nhà không được vào phòng xử án mà phải đứng xa khu vực xử án. Hai em trai ông bị công an đánh đập còn vợ ông bị công an lôi vào đồn và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ. Bên trong phiên toà, luật sư Ngô Anh Tuấn bị đuổi ra khỏi phòng xử án trong quá trình tranh luận với công tố viên.
Cả gia đình ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm cho phóng viên biết trong ngày 28/8 họ chưa nhận được thông báo về việc được tham dự phiên toà hay không, do vậy mọi khả năng đều bỏ ngỏ. (RFA)