Quốc hội Việt Nam gần đây công bố chương trình xây dựng luật giai đoạn 2023-2026. Theo chương trình đó không có hai luật biểu tình và lập hội. Tình trạng trì hoãn hai luật này có khiến các quyền cơ bản của người dân bị suy giảm?
Báo Thanh Niên ngày 06/9 đưa tin tại Hội nghị thứ nhất triển khai luật và nghị quyết của Quốc hội khóa 14 trong cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cho nhiệm kỳ quốc hội 2021-2026 nhưng không có luật về hội và luật biểu tình.
Quyền biểu tình và quyền lập hội là hai trong số các quyền cơ bản của công dân, được ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam 2013. Hai quyền này cũng được quy định trong Điều 19 và Điều 21 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Vai trò của quyền tự do lập hội và biểu tình
Theo một luật gia ở Hà Nội, người không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, luật về hội và luật biểu tình có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Đó là hiện thực hoá các quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp vì Điều 25 của Hiến pháp nói “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Theo người này, việc không xây dựng (chưa ban hành) hai luật trên gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền cơ bản của công dân. Vì chưa có luật biểu tình nên phần lớn công dân không biết thực hiện quyền này của mình như thế nào. Về phía chính quyền cũng gặp khó khăn khi phải đối phó với các vụ việc tập trung đông người hay khiếu kiện tập thể.
Còn về quyền lập hội thực tế đã có luật từ năm 1957 và nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn nhưng các văn bản quy phạm pháp luật này đã cũ và không còn phù hợp với hiện tại, mang nặng tính xin cho nên cũng làm hạn chế rất nhiều đến quyền lợi chính đáng của người dân, vị luật gia bổ sung.
Người này giải thích với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn:
“Việc Quốc hội trì hoãn thông qua các luật trên là do yếu tố ‘nhạy cảm’ của chúng. Nhiều người có vị trí cao trong bộ máy nhà nước lo ngại luật biểu tình nếu được ban hành sẽ kích thích người dân thực hiện quyền này, đặc biệt là về các vấn đề như chủ quyền quốc gia (tranh chấp với Trung Quốc), bảo vệ môi trường, thu hồi đất đai… và chính quyền sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với chúng. Còn luật về hội (mới) nếu được ban hành phù hợp với thực tế hiện nay sẽ tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển, điều mà chính quyền lâu nay vẫn cho là cấm kỵ.”
Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng cũng cho rằng việc Quốc hội tảng lờ về hai luật trên ảnh hưởng đến việc thực thi hai quyền cơ bản đó của người dân trong xã hội, và gây hại cho sự phát triển của đất nước. Ông nói với RFA:
“Trong một cái xã hội hiện đại, quyền lực nhà nước vốn có xu hướng tha hóa và để chống lại sự tha hóa của quyền lực nhà nước thì người dân cần phải có những cái quyền nhất định để giám sát để kiểm soát quyền lực nhà nước và hai trong số các quyền cơ bản đó chính là quyền lập hội và quyền biểu tình. Việc thiếu vắng quyền cơ bản của người dân thì đương nhiên là quyền lực nhà nước sẽ không tránh khỏi sự tha hóa.
Như chúng ta đã biết xã hội Việt Nam tình trạng bộ máy nhà nước ngày càng suy đồi, tiêu cực trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến tràn lan chính là do một thực tế là người dân thiếu các cái công cụ pháp luật, họ không được trao quyền giám sát quyền lực nhà nước.”
Nói với RFA từ nước Đức, nhà văn Võ Thị Hảo nhắc đến quyền biểu tình được quy định bởi Sắc lệnh 31 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và các hiến pháp sau này, kể cả Hiến pháp 2013 hiện nay.
“Khi mà Quốc hội liên tục nợ luật luật tự do biểu tình và luật về lập hội, tôi thấy rằng trong cả một thời gian dài cả gần 100 năm nay là họ liên tục vi phạm những cam kết quốc tế cũng như là những cam kết đối với người dân Việt Nam.”
Tuy nhiên, bà nói rằng việc vi phạm này cũng là dễ hiểu vì ở Việt Nam không có tam quyền phân lập và giai cấp cai trị luôn bảo vệ quyền lợi của mình.
“Quốc hội được quy định là tổ chức đại diện lớn nhất cao nhất cho quyền lợi của cử tri. Thế nhưng mà Quốc hội, Chính phủ và Đảng ở Việt Nam thì nó lại là một và Quốc hội toàn là quan chức. Tất nhiên những ai mà không nói theo quyền lợi cũng như là ý chí của quan chức và của Đảng và của Chính phủ thì đương nhiên họ sẽ bị đẩy ra khỏi Quốc hội.
Ngay cả việc bầu cử quốc hội chúng ta cũng thấy là có rất nhiều chứng cứ từ trước đến giờ mang tính không công bằng và giả hiệu. Khi mà Quốc hội lại vẫn chính là những vị bên đảng và hành pháp thì sao họ có thể bảo vệ quyền lợi cho người dân được? Họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp đang nắm quyền lực.”
Công dân Việt Nam có thể thực thi quyền cơ bản mà không cần chờ luật
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa trong nhiều vụ án xử người bất đồng chính kiến, cho rằng “quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình không chỉ là nhu cầu mà còn là những quyền tự do mang tính phổ quát trên thế giới. Hiến pháp Việt Nam quy định chỉ mang tính cách thừa nhận các quyền này của công dân mà thôi, chứ không mang ý nghĩa ban phát các quyền này cho công dân.”
Ông nói với RFA qua tin nhắn:
“Tham chiếu theo Hiến pháp, công dân đã có thể tự do lập hội, tự do biểu tình mà không cần chờ đến khi có các luật lập hội và luật biểu tình. Nếu cho rằng chưa có các đạo luật hướng dẫn thì công dân chưa có quyền thực hiện các quyền này là vô hình trung phủ nhận hiệu lực của Hiến pháp, phủ nhận các quyền tự do căn bản của công dân.”
Theo ông, về phương diện pháp lý, quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân có hiệu lực từ thời điểm Hiến pháp có hiệu lực chứ không phải từ thời điểm luật lập hội hoặc luật biểu tình có hiệu lực.
“Hơn nữa, trách nhiệm ban hành Luật lập hội và Luật biểu tình là của quốc hội chứ không phải của công dân. Sau hàng thập niên, quốc hội đã chứng tỏ sự vô trách nhiệm của mình trong việc không ban hành được Luật lập hội và Luật biểu tình,” vị luật sư này nhấn mạnh.
“Để tham khảo, nhìn sang quốc gia láng giềng Campuchia, họ ban hành Luật biểu tình từ năm 1991. Vị chi nền lập pháp của họ đã thừa bản lĩnh chính trị khi ban hành Luật biểu tình đi trước Việt Nam hơn ba thập kỷ. Thế mà, nền lập pháp Việt Nam vẫn còn sợ sệt như một đứa trẻ con yếu bóng vía là điều rất đáng trách.”
Nhà văn Võ Thị Hảo thì cho rằng cũng như nhiều quyền cơ bản khác như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tự do thông tin, hai quyền lập hội và biểu tình là hai quyền hiến định của công dân và công dân nghiễm nhiên được hưởng các quyền này.
Bà nói:
“Hiến pháp trước đây cũng như là Hiến pháp sửa đổi 2013 thì họ không bao giờ dám bãi bỏ cái quyền biểu tình quyền hội họp quyền tự do ngôn luận và tôi thấy rằng như vậy là đủ là để người dân Việt Nam có thể thực hiện quyền tự do hội họp quyền tự do biểu tình của mình.
Quốc hội chỉ cần quy định trong Bộ luật hình sự tội cản trở tự do biểu tình và ai cản trở tự do biểu tình thì người đó phải bị tù và bị phạt tiền, như là cái quy định của Pháp hoặc là của nhiều nước tiên tiến ở trên thế giới.”
Bộ luật hình sự Pháp quy định rằng người cản trở quyền biểu tình của người khác thì bị phạt ba năm tù và 45.000 euro, bà bổ sung.
Ông Lê Anh Hùng, người từng là blogger chính trị của VOA trước khi bị bắt năm 2018, cho rằng bộ máy nhà nước ở Việt Nam không muốn trao cho người dân những cái quyền để người dân giám sát lại cái quyền lực của chính họ và họ muốn giữ càng nhiều quyền càng tốt vì những lợi ích cá nhân của họ. Vì những lợi ích của đảng cộng sản, họ không đếm xuể đến những quyền lợi chính đáng của người dân.
“Các chính thể độc tài không bao giờ muốn làm tự nguyện trao quyền lực cho người dân. Người dân cần phải tiếp tục lên tiếng cần phải tiếp tục đấu tranh để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Khi nào cán cân quyền lực trong xã hội cân bằng thì xã hội nó sẽ phát triển ổn định và lành mạnh, còn một khi quyền lực của nhà nước ở thế thượng phong chi phối khống chế kiểm soát quyền lực người dân thì lúc đó bộ máy nhà nước sẽ không tránh khỏi bị tha hóa.”
September 13, 2023
Quốc hội trì hoãn luật biểu tình, lập hội: quyền cơ bản của công dân có suy giảm?
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Quốc hội Việt Nam gần đây công bố chương trình xây dựng luật giai đoạn 2023-2026. Theo chương trình đó không có hai luật biểu tình và lập hội. Tình trạng trì hoãn hai luật này có khiến các quyền cơ bản của người dân bị suy giảm?
Báo Thanh Niên ngày 06/9 đưa tin tại Hội nghị thứ nhất triển khai luật và nghị quyết của Quốc hội khóa 14 trong cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cho nhiệm kỳ quốc hội 2021-2026 nhưng không có luật về hội và luật biểu tình.
Quyền biểu tình và quyền lập hội là hai trong số các quyền cơ bản của công dân, được ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam 2013. Hai quyền này cũng được quy định trong Điều 19 và Điều 21 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Vai trò của quyền tự do lập hội và biểu tình
Theo một luật gia ở Hà Nội, người không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, luật về hội và luật biểu tình có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Đó là hiện thực hoá các quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp vì Điều 25 của Hiến pháp nói “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Theo người này, việc không xây dựng (chưa ban hành) hai luật trên gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền cơ bản của công dân. Vì chưa có luật biểu tình nên phần lớn công dân không biết thực hiện quyền này của mình như thế nào. Về phía chính quyền cũng gặp khó khăn khi phải đối phó với các vụ việc tập trung đông người hay khiếu kiện tập thể.
Còn về quyền lập hội thực tế đã có luật từ năm 1957 và nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn nhưng các văn bản quy phạm pháp luật này đã cũ và không còn phù hợp với hiện tại, mang nặng tính xin cho nên cũng làm hạn chế rất nhiều đến quyền lợi chính đáng của người dân, vị luật gia bổ sung.
Người này giải thích với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn:
“Việc Quốc hội trì hoãn thông qua các luật trên là do yếu tố ‘nhạy cảm’ của chúng. Nhiều người có vị trí cao trong bộ máy nhà nước lo ngại luật biểu tình nếu được ban hành sẽ kích thích người dân thực hiện quyền này, đặc biệt là về các vấn đề như chủ quyền quốc gia (tranh chấp với Trung Quốc), bảo vệ môi trường, thu hồi đất đai… và chính quyền sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với chúng. Còn luật về hội (mới) nếu được ban hành phù hợp với thực tế hiện nay sẽ tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển, điều mà chính quyền lâu nay vẫn cho là cấm kỵ.”
Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng cũng cho rằng việc Quốc hội tảng lờ về hai luật trên ảnh hưởng đến việc thực thi hai quyền cơ bản đó của người dân trong xã hội, và gây hại cho sự phát triển của đất nước. Ông nói với RFA:
“Trong một cái xã hội hiện đại, quyền lực nhà nước vốn có xu hướng tha hóa và để chống lại sự tha hóa của quyền lực nhà nước thì người dân cần phải có những cái quyền nhất định để giám sát để kiểm soát quyền lực nhà nước và hai trong số các quyền cơ bản đó chính là quyền lập hội và quyền biểu tình. Việc thiếu vắng quyền cơ bản của người dân thì đương nhiên là quyền lực nhà nước sẽ không tránh khỏi sự tha hóa.
Như chúng ta đã biết xã hội Việt Nam tình trạng bộ máy nhà nước ngày càng suy đồi, tiêu cực trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến tràn lan chính là do một thực tế là người dân thiếu các cái công cụ pháp luật, họ không được trao quyền giám sát quyền lực nhà nước.”
Nói với RFA từ nước Đức, nhà văn Võ Thị Hảo nhắc đến quyền biểu tình được quy định bởi Sắc lệnh 31 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và các hiến pháp sau này, kể cả Hiến pháp 2013 hiện nay.
“Khi mà Quốc hội liên tục nợ luật luật tự do biểu tình và luật về lập hội, tôi thấy rằng trong cả một thời gian dài cả gần 100 năm nay là họ liên tục vi phạm những cam kết quốc tế cũng như là những cam kết đối với người dân Việt Nam.”
Tuy nhiên, bà nói rằng việc vi phạm này cũng là dễ hiểu vì ở Việt Nam không có tam quyền phân lập và giai cấp cai trị luôn bảo vệ quyền lợi của mình.
“Quốc hội được quy định là tổ chức đại diện lớn nhất cao nhất cho quyền lợi của cử tri. Thế nhưng mà Quốc hội, Chính phủ và Đảng ở Việt Nam thì nó lại là một và Quốc hội toàn là quan chức. Tất nhiên những ai mà không nói theo quyền lợi cũng như là ý chí của quan chức và của Đảng và của Chính phủ thì đương nhiên họ sẽ bị đẩy ra khỏi Quốc hội.
Ngay cả việc bầu cử quốc hội chúng ta cũng thấy là có rất nhiều chứng cứ từ trước đến giờ mang tính không công bằng và giả hiệu. Khi mà Quốc hội lại vẫn chính là những vị bên đảng và hành pháp thì sao họ có thể bảo vệ quyền lợi cho người dân được? Họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp đang nắm quyền lực.”
Công dân Việt Nam có thể thực thi quyền cơ bản mà không cần chờ luật
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa trong nhiều vụ án xử người bất đồng chính kiến, cho rằng “quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình không chỉ là nhu cầu mà còn là những quyền tự do mang tính phổ quát trên thế giới. Hiến pháp Việt Nam quy định chỉ mang tính cách thừa nhận các quyền này của công dân mà thôi, chứ không mang ý nghĩa ban phát các quyền này cho công dân.”
Ông nói với RFA qua tin nhắn:
“Tham chiếu theo Hiến pháp, công dân đã có thể tự do lập hội, tự do biểu tình mà không cần chờ đến khi có các luật lập hội và luật biểu tình. Nếu cho rằng chưa có các đạo luật hướng dẫn thì công dân chưa có quyền thực hiện các quyền này là vô hình trung phủ nhận hiệu lực của Hiến pháp, phủ nhận các quyền tự do căn bản của công dân.”
Theo ông, về phương diện pháp lý, quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân có hiệu lực từ thời điểm Hiến pháp có hiệu lực chứ không phải từ thời điểm luật lập hội hoặc luật biểu tình có hiệu lực.
“Hơn nữa, trách nhiệm ban hành Luật lập hội và Luật biểu tình là của quốc hội chứ không phải của công dân. Sau hàng thập niên, quốc hội đã chứng tỏ sự vô trách nhiệm của mình trong việc không ban hành được Luật lập hội và Luật biểu tình,” vị luật sư này nhấn mạnh.
“Để tham khảo, nhìn sang quốc gia láng giềng Campuchia, họ ban hành Luật biểu tình từ năm 1991. Vị chi nền lập pháp của họ đã thừa bản lĩnh chính trị khi ban hành Luật biểu tình đi trước Việt Nam hơn ba thập kỷ. Thế mà, nền lập pháp Việt Nam vẫn còn sợ sệt như một đứa trẻ con yếu bóng vía là điều rất đáng trách.”
Nhà văn Võ Thị Hảo thì cho rằng cũng như nhiều quyền cơ bản khác như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tự do thông tin, hai quyền lập hội và biểu tình là hai quyền hiến định của công dân và công dân nghiễm nhiên được hưởng các quyền này.
Bà nói:
“Hiến pháp trước đây cũng như là Hiến pháp sửa đổi 2013 thì họ không bao giờ dám bãi bỏ cái quyền biểu tình quyền hội họp quyền tự do ngôn luận và tôi thấy rằng như vậy là đủ là để người dân Việt Nam có thể thực hiện quyền tự do hội họp quyền tự do biểu tình của mình.
Quốc hội chỉ cần quy định trong Bộ luật hình sự tội cản trở tự do biểu tình và ai cản trở tự do biểu tình thì người đó phải bị tù và bị phạt tiền, như là cái quy định của Pháp hoặc là của nhiều nước tiên tiến ở trên thế giới.”
Bộ luật hình sự Pháp quy định rằng người cản trở quyền biểu tình của người khác thì bị phạt ba năm tù và 45.000 euro, bà bổ sung.
Ông Lê Anh Hùng, người từng là blogger chính trị của VOA trước khi bị bắt năm 2018, cho rằng bộ máy nhà nước ở Việt Nam không muốn trao cho người dân những cái quyền để người dân giám sát lại cái quyền lực của chính họ và họ muốn giữ càng nhiều quyền càng tốt vì những lợi ích cá nhân của họ. Vì những lợi ích của đảng cộng sản, họ không đếm xuể đến những quyền lợi chính đáng của người dân.
“Các chính thể độc tài không bao giờ muốn làm tự nguyện trao quyền lực cho người dân. Người dân cần phải tiếp tục lên tiếng cần phải tiếp tục đấu tranh để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Khi nào cán cân quyền lực trong xã hội cân bằng thì xã hội nó sẽ phát triển ổn định và lành mạnh, còn một khi quyền lực của nhà nước ở thế thượng phong chi phối khống chế kiểm soát quyền lực người dân thì lúc đó bộ máy nhà nước sẽ không tránh khỏi bị tha hóa.”