Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương mới đây đã có buổi làm việc với ba cán bộ của cơ quan an ninh trong tại giam An Điềm, theo thông tin từ gia đình thì trong buổi làm việc này, phía an ninh đã thuyết phục ông Phương nhận tội.
Nhà đấu tranh quyền đất đai người làng Dương Nội, Hà Nội, hiện đang thi hành bản án 10 năm tù giam, sau khi ông bị toà án kết tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, hồi tháng 12 năm 2021.
Trao đổi với đài Á châu Tự do vào chiều tối ngày 12/12, bà Đỗ Thị Thu, vợ của ông Trịnh Bá Phương, cho biết thêm thông tin:
“Ngày 11 tháng 12 năm 2023 thì chồng tôi gọi điện về, anh nói rằng vào ngày 29 tháng 11 đã có hai người tên Bách và Vũ, là nhân viên an ninh của cơ quan an ninh thành phố Hà Nội, và một người tên Công là công an của quận Hà Đông, đã vào trại giam An Điềm để gặp chồng tôi với mục đích của cả ba người là thuyết phục anh nhận tội để được giảm án.”
Trước khi tới trại giam để gặp ông Phương, phía an ninh cũng đã tiếp cận gia đình và đề nghị người thân khuyên ông này nhận tội, nhưng theo bà Thu thì gia đình đã từ chối.
Đi thi hành án đến nay đã được hai năm kể từ khi bị toà phúc thẩm tuyên y án hồi tháng 8 năm 2022, và đã chuyển trại giam tới hai lần, nhưng đến bây giờ phía cơ quan an ninh vẫn muốn ông Phương phải nhận tội. Tuy nhiên, nỗ lực thuyết phục trên đã bất thành, theo lời bà Đỗ Thị Thu:
“Họ có hỏi quan điểm của chồng tôi như thế nào thì chồng tôi trả lời với họ rằng quan điểm của anh là không cải tạo, không nhận tội, và khi ra tù vẫn sẽ tiếp tục chống Cộng sản tới cùng. Họ bảo chồng tôi phải cải tạo, thì chồng tôi trả lời lại rằng chính các ông mới là người phải cải tạo để Việt Nam không còn vi phạm nhân quyền và nạn cướp đất đai của nhân dân.”
Ngoài việc hứa hẹn giảm án, phía an ninh còn sử dụng các quyền lợi khác để dẫn dụ ông Trịnh Bá Phương nhận tội, trong đó có việc được phép gặp vợ một cách riêng tư, nhưng ông Phương vẫn cự tuyệt, vẫn theo lời bà Thu.
“Nhận tội” là điều mà phía cơ quan an ninh luôn tìm cách để các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm chấp nhận, dù trong quá trình điều tra trước xét xử, hay ngay cả khi bản án đã được tuyên và người tù đã đi thi hành án.
Trả lời phỏng vấn của đài RFA, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trịnh Bá Phương, cho biết thêm thông tin về thủ thuật này của phía an ninh, cũng như đưa ra quan điểm của ông:
“Những tù nhân lương tâm, sau khi có bả án thì đi thi hành bản án đó, người ta gọi là đi lao động, thì trong suốt quá trình thi hành án tại trại giam, những tù nhân lương tâm này luôn luôn bị quản giáo và an ninh từ bên ngoài vô khuyên nên nhận tội để được giảm án.
Việc này lạ lùng ở chỗ, tất cả những người đi thi hành này đều có một bản án do nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên, mà trại giam coi như lại phủ nhận cái bản án đó. Bởi vì cứ ép người ta phải nhận tội để được giảm án, và được cho về sớm, hoặc được hưởng một số quyền con người đáng lý ra họ được hưởng.”
Vị luật sư có nhiều năm làm việc trong các vụ án chính trị cũng cho biết thêm chính việc phía cơ quan an ninh mong muốn các tù nhân lương tâm nhận tội, cho thấy bản chất bất công ở các bản án. Thế nhưng trên thực tế, rất ít các trương hợp tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm nhận tội.
Lý giải về hiện tượng này, luật sư Đặng Đình Mạnh, một vị luật sư có thâm niên bảo vệ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam, cũng thể hiện quan điểm của ông như sau:
“Ý thức mình bị xét xử oan sai, bất công. Cho nên, khá dễ hiểu khi các tù nhân chính trị đều bác bỏ các cáo buộc phi lý đối với mình trong quá trình điều tra và xét xử vụ án.
Thế nên, nhà cầm quyền phải thường xuyên đối diện với sự phản ứng, tố cáo của thân nhân tù nhân chính trị, mà kể cả dư luận quốc tế, các định chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đích nhân quyền, bất chấp các sự cáo buộc với tù nhân chính trị đã thành án hay chưa?
Do vậy, nhà cầm quyền cần có chứng cứ để thuyết phục công chúng và cộng đồng quốc tế quan tâm về tính chính đáng, đúng đắn trong các vụ án chính trị ấy. Cách tốt nhất là bằng lời khai, lời nhận tội của chính các tù nhân chính trị thể hiện trên các văn bản.”
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương Được biết đến thông qua các hoạt động đấu tranh chống lại việc thu hồi đất đai được cho là bất công ở quê hương mình, ông sau đó tích cực tham gia lên tiếng trong các vụ việc tranh chấp đất đai nổi tiếng khác, trong đó có vụ Đồng Tâm.
Tháng 6 năm 2020, ông Phương bị bắt cùng với em trai là Trịnh Bá Tư và mẹ là bà Cấn Thị Thêu, cùng với một nhà hoạt động người Dương Nội khác là bà Nguyễn Thị Tâm
Gần đây nhất, hồi tháng 10 năm 2023, ông Phương tố cáo việc bị cán bộ trại giam An Điềm đánh đập và biệt giam sau khi ông phản đối chế độ giam giữ hà khắc, và các vi phạm quyền con người khác. (RFA)
December 13, 2023
Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương từ chối nhận tội để đổi lấy việc giảm án
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương mới đây đã có buổi làm việc với ba cán bộ của cơ quan an ninh trong tại giam An Điềm, theo thông tin từ gia đình thì trong buổi làm việc này, phía an ninh đã thuyết phục ông Phương nhận tội.
Nhà đấu tranh quyền đất đai người làng Dương Nội, Hà Nội, hiện đang thi hành bản án 10 năm tù giam, sau khi ông bị toà án kết tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, hồi tháng 12 năm 2021.
Trao đổi với đài Á châu Tự do vào chiều tối ngày 12/12, bà Đỗ Thị Thu, vợ của ông Trịnh Bá Phương, cho biết thêm thông tin:
“Ngày 11 tháng 12 năm 2023 thì chồng tôi gọi điện về, anh nói rằng vào ngày 29 tháng 11 đã có hai người tên Bách và Vũ, là nhân viên an ninh của cơ quan an ninh thành phố Hà Nội, và một người tên Công là công an của quận Hà Đông, đã vào trại giam An Điềm để gặp chồng tôi với mục đích của cả ba người là thuyết phục anh nhận tội để được giảm án.”
Trước khi tới trại giam để gặp ông Phương, phía an ninh cũng đã tiếp cận gia đình và đề nghị người thân khuyên ông này nhận tội, nhưng theo bà Thu thì gia đình đã từ chối.
Đi thi hành án đến nay đã được hai năm kể từ khi bị toà phúc thẩm tuyên y án hồi tháng 8 năm 2022, và đã chuyển trại giam tới hai lần, nhưng đến bây giờ phía cơ quan an ninh vẫn muốn ông Phương phải nhận tội. Tuy nhiên, nỗ lực thuyết phục trên đã bất thành, theo lời bà Đỗ Thị Thu:
“Họ có hỏi quan điểm của chồng tôi như thế nào thì chồng tôi trả lời với họ rằng quan điểm của anh là không cải tạo, không nhận tội, và khi ra tù vẫn sẽ tiếp tục chống Cộng sản tới cùng. Họ bảo chồng tôi phải cải tạo, thì chồng tôi trả lời lại rằng chính các ông mới là người phải cải tạo để Việt Nam không còn vi phạm nhân quyền và nạn cướp đất đai của nhân dân.”
Ngoài việc hứa hẹn giảm án, phía an ninh còn sử dụng các quyền lợi khác để dẫn dụ ông Trịnh Bá Phương nhận tội, trong đó có việc được phép gặp vợ một cách riêng tư, nhưng ông Phương vẫn cự tuyệt, vẫn theo lời bà Thu.
“Nhận tội” là điều mà phía cơ quan an ninh luôn tìm cách để các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm chấp nhận, dù trong quá trình điều tra trước xét xử, hay ngay cả khi bản án đã được tuyên và người tù đã đi thi hành án.
Trả lời phỏng vấn của đài RFA, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trịnh Bá Phương, cho biết thêm thông tin về thủ thuật này của phía an ninh, cũng như đưa ra quan điểm của ông:
“Những tù nhân lương tâm, sau khi có bả án thì đi thi hành bản án đó, người ta gọi là đi lao động, thì trong suốt quá trình thi hành án tại trại giam, những tù nhân lương tâm này luôn luôn bị quản giáo và an ninh từ bên ngoài vô khuyên nên nhận tội để được giảm án.
Việc này lạ lùng ở chỗ, tất cả những người đi thi hành này đều có một bản án do nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên, mà trại giam coi như lại phủ nhận cái bản án đó. Bởi vì cứ ép người ta phải nhận tội để được giảm án, và được cho về sớm, hoặc được hưởng một số quyền con người đáng lý ra họ được hưởng.”
Vị luật sư có nhiều năm làm việc trong các vụ án chính trị cũng cho biết thêm chính việc phía cơ quan an ninh mong muốn các tù nhân lương tâm nhận tội, cho thấy bản chất bất công ở các bản án. Thế nhưng trên thực tế, rất ít các trương hợp tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm nhận tội.
Lý giải về hiện tượng này, luật sư Đặng Đình Mạnh, một vị luật sư có thâm niên bảo vệ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam, cũng thể hiện quan điểm của ông như sau:
“Ý thức mình bị xét xử oan sai, bất công. Cho nên, khá dễ hiểu khi các tù nhân chính trị đều bác bỏ các cáo buộc phi lý đối với mình trong quá trình điều tra và xét xử vụ án.
Thế nên, nhà cầm quyền phải thường xuyên đối diện với sự phản ứng, tố cáo của thân nhân tù nhân chính trị, mà kể cả dư luận quốc tế, các định chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đích nhân quyền, bất chấp các sự cáo buộc với tù nhân chính trị đã thành án hay chưa?
Do vậy, nhà cầm quyền cần có chứng cứ để thuyết phục công chúng và cộng đồng quốc tế quan tâm về tính chính đáng, đúng đắn trong các vụ án chính trị ấy. Cách tốt nhất là bằng lời khai, lời nhận tội của chính các tù nhân chính trị thể hiện trên các văn bản.”
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương Được biết đến thông qua các hoạt động đấu tranh chống lại việc thu hồi đất đai được cho là bất công ở quê hương mình, ông sau đó tích cực tham gia lên tiếng trong các vụ việc tranh chấp đất đai nổi tiếng khác, trong đó có vụ Đồng Tâm.
Tháng 6 năm 2020, ông Phương bị bắt cùng với em trai là Trịnh Bá Tư và mẹ là bà Cấn Thị Thêu, cùng với một nhà hoạt động người Dương Nội khác là bà Nguyễn Thị Tâm
Gần đây nhất, hồi tháng 10 năm 2023, ông Phương tố cáo việc bị cán bộ trại giam An Điềm đánh đập và biệt giam sau khi ông phản đối chế độ giam giữ hà khắc, và các vi phạm quyền con người khác. (RFA)