Một nhà hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường hồi năm 2016 bị cán bộ trại giam kỷ luật không cho thăm gặp gia đình từ tháng 2 đến nay.
Tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Đức Hùng, sinh năm 1991, bị kết án năm năm sáu tháng tù giam (5 năm 6 tháng) trong phiên toà không luật sư vào tháng 7/2022 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.” Sau đó, ông bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ông Nguyễn Đức Hồ, anh ruột của ông Hùng, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình chỉ được thăm gặp một lần duy nhất vào tháng 02/2023, có gửi quà và tiền lưu ký.
Hai tháng sau, gia đình nhận được tin nhắn từ trại giam với nội dung “Người thân của Nguyễn Đức Hùng đến trại giam để giải quyết vấn đề của Hùng.” Bố ông Hùng là Nguyễn Sen trên đường đi ra trại giam nhưng nhận được tin em gái mất nên quay về.
Vào tháng 8, ông Sen quay lại trại giam để thăm gặp nhưng bị từ chối, trại giam nói con trai ông không được gặp gia đình vì đang bị kỷ luật.
Ông Hồ thuật lại với RFA trong ngày 22/12:
“Tháng 8 ra mà bên trại không cho thăm hỏi. Người ta (cán bộ trại giam- PV) nói giờ Hùng bị giam không cho gặp nữa. Từ khi đó đến giờ mất tin tức. Giờ không cho gặp, không cho gọi điện thoại, không cho gửi một cái gì hết.”
Một nữ cán bộ nói với bố ông Hùng rằng trại giam có thể cho thăm gặp lại thân nhân vào tháng 11-12, tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình vẫn chưa quay lại trại giam, cũng một phần lo ngại vì không rõ có được gặp thật không. Ông Hồ nói về lo lắng của gia đình:
“Bây giờ gia đình hoang mang, không biết sống chết hay sức khoẻ (của Hùng- PV) ra sao nữa.”
Phóng viên gọi điện thoại nhiều lần cho Trại giam Nam Hà theo số điện thoại cán bộ trại giam cung cấp cho thân nhân nhưng không có ai nghe máy.
Cựu tù chính trị Nguyễn Viết Dũng, người trải qua hơn năm (05) năm ở Trại giam Nam Hà, cho RFA biết ông có gặp Nguyễn Đức Hùng ở trại giam trên vào tháng 10/2022 nhưng chỉ vài ngày sau đó ông Hùng bị đưa đi kỷ luật chỉ vì nhận thức ăn từ TNLT Lê Đình Lượng- người đang thụ án tù 20 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng phân trại.
Từ đó đến lúc mãn hạn tù vào cuối tháng 9 vừa qua, ông Dũng không gặp lại ông Hùng và theo thông tin ông nắm được thì người bạn tù này vẫn bị kỷ luật và giam riêng.
Trong suốt thời gian gần một năm đó, ông Dũng chỉ nghe được thông tin về ông Hùng hai lần, một lần là thông tin người này được nhận tiền lưu ký, và lần hai là Hùng mua đồ ăn sáng ở căng-tin nhưng thức ăn bị gửi lạc vào phân trại của Dũng, chứ không gửi đến chỗ giam riêng.
Ông Dũng có dò hỏi cán bộ quản giáo thì họ chỉ nói ông Hùng ổn, tuy nhiên theo ông Dũng thông tin này không đáng tin cậy.
Cựu TNLT Lê Anh Hùng, người bị đưa đi thi hành án tù ở Trại giam Nam Hà cuối năm 2022 và mãn án vào đầu tháng 7 vừa qua, cho RFA biết ông và Nguyễn Đức Hùng “Ở cùng phân trại 2, cùng đội, nhưng tôi vào thì cậu ấy đang bị biệt giam, nên không gặp.”
Điều 52 của Luật thi hành án hình sự (2015) quy định tù nhân được gặp thân nhân một lần trong 1 tháng, những người vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ thì hai tháng mới được gặp thân nhân một lần.
Tù nhân cũng được nhận quà và tiền lưu ký của thân nhân không quá hai lần trong một tháng.
Điều 54 của luật này quy định tù nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư về gia đình, và được gọi điện thoại một lần về nhà.
Theo Điều 43, tù nhân bị vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, tù nhân không được gặp thân nhân.
Ông Dũng, người từng bị giam riêng hơn một năm ở Trại giam Nam Hà, cho biết mỗi một án kỷ luật giam riêng có thời hạn ba tháng, tuy nhiên, trại giam có thể áp dụng liên tiếp án kỷ luật lên một người tù.
Trong thời gian bị giam riêng, bên cạnh việc không được gặp thân nhân và không được nhận quà, tù nhân còn bị hạn chế mua đồ ở căng-tin của trại giam.
Ông Dũng nhận xét ông Hùng là một nhà hoạt động âm thầm, tham gia nhiều hoạt động ở khu vực miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là các hoạt động nhằm tố cáo Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016.
Facebook của ông Hùng có hơn chín ngàn người theo dõi với những bài viết có nội dung lên tiếng phản đối bất công xã hội, bảo vệ nhân quyền, và tự do tôn giáo, trong đó có vụ các tu sĩ tại Đan viện Thiên An đòi lại đất đai từ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Tĩnh nói hành vi của ông Hùng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, có nguy cơ gây mất an ninh trật tự đất nước.
Gia đình không được thông báo về phiên xử và họ chỉ được biết thông tin qua báo đài sau khi phiên toà đã kết thúc.
Ngay sau phiên toà, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo phản đối và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong suốt quá trình bị tạm giam ở địa phương, ông Hùng cũng không được gặp thân nhân.
Gia cảnh ông khó khăn, có hai con nhỏ đang học tiểu học và đang sống cùng với ông bà nội, ngoại. (RFA)
December 26, 2023
TNLT Nguyễn Đức Hùng không được gặp gia đình trong 10 tháng vì bị kỷ luật
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một nhà hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường hồi năm 2016 bị cán bộ trại giam kỷ luật không cho thăm gặp gia đình từ tháng 2 đến nay.
Tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Đức Hùng, sinh năm 1991, bị kết án năm năm sáu tháng tù giam (5 năm 6 tháng) trong phiên toà không luật sư vào tháng 7/2022 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.” Sau đó, ông bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ông Nguyễn Đức Hồ, anh ruột của ông Hùng, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình chỉ được thăm gặp một lần duy nhất vào tháng 02/2023, có gửi quà và tiền lưu ký.
Hai tháng sau, gia đình nhận được tin nhắn từ trại giam với nội dung “Người thân của Nguyễn Đức Hùng đến trại giam để giải quyết vấn đề của Hùng.” Bố ông Hùng là Nguyễn Sen trên đường đi ra trại giam nhưng nhận được tin em gái mất nên quay về.
Vào tháng 8, ông Sen quay lại trại giam để thăm gặp nhưng bị từ chối, trại giam nói con trai ông không được gặp gia đình vì đang bị kỷ luật.
Ông Hồ thuật lại với RFA trong ngày 22/12:
“Tháng 8 ra mà bên trại không cho thăm hỏi. Người ta (cán bộ trại giam- PV) nói giờ Hùng bị giam không cho gặp nữa. Từ khi đó đến giờ mất tin tức. Giờ không cho gặp, không cho gọi điện thoại, không cho gửi một cái gì hết.”
Một nữ cán bộ nói với bố ông Hùng rằng trại giam có thể cho thăm gặp lại thân nhân vào tháng 11-12, tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình vẫn chưa quay lại trại giam, cũng một phần lo ngại vì không rõ có được gặp thật không. Ông Hồ nói về lo lắng của gia đình:
“Bây giờ gia đình hoang mang, không biết sống chết hay sức khoẻ (của Hùng- PV) ra sao nữa.”
Phóng viên gọi điện thoại nhiều lần cho Trại giam Nam Hà theo số điện thoại cán bộ trại giam cung cấp cho thân nhân nhưng không có ai nghe máy.
Cựu tù chính trị Nguyễn Viết Dũng, người trải qua hơn năm (05) năm ở Trại giam Nam Hà, cho RFA biết ông có gặp Nguyễn Đức Hùng ở trại giam trên vào tháng 10/2022 nhưng chỉ vài ngày sau đó ông Hùng bị đưa đi kỷ luật chỉ vì nhận thức ăn từ TNLT Lê Đình Lượng- người đang thụ án tù 20 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng phân trại.
Từ đó đến lúc mãn hạn tù vào cuối tháng 9 vừa qua, ông Dũng không gặp lại ông Hùng và theo thông tin ông nắm được thì người bạn tù này vẫn bị kỷ luật và giam riêng.
Trong suốt thời gian gần một năm đó, ông Dũng chỉ nghe được thông tin về ông Hùng hai lần, một lần là thông tin người này được nhận tiền lưu ký, và lần hai là Hùng mua đồ ăn sáng ở căng-tin nhưng thức ăn bị gửi lạc vào phân trại của Dũng, chứ không gửi đến chỗ giam riêng.
Ông Dũng có dò hỏi cán bộ quản giáo thì họ chỉ nói ông Hùng ổn, tuy nhiên theo ông Dũng thông tin này không đáng tin cậy.
Cựu TNLT Lê Anh Hùng, người bị đưa đi thi hành án tù ở Trại giam Nam Hà cuối năm 2022 và mãn án vào đầu tháng 7 vừa qua, cho RFA biết ông và Nguyễn Đức Hùng “Ở cùng phân trại 2, cùng đội, nhưng tôi vào thì cậu ấy đang bị biệt giam, nên không gặp.”
Điều 52 của Luật thi hành án hình sự (2015) quy định tù nhân được gặp thân nhân một lần trong 1 tháng, những người vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ thì hai tháng mới được gặp thân nhân một lần.
Tù nhân cũng được nhận quà và tiền lưu ký của thân nhân không quá hai lần trong một tháng.
Điều 54 của luật này quy định tù nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư về gia đình, và được gọi điện thoại một lần về nhà.
Theo Điều 43, tù nhân bị vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, tù nhân không được gặp thân nhân.
Ông Dũng, người từng bị giam riêng hơn một năm ở Trại giam Nam Hà, cho biết mỗi một án kỷ luật giam riêng có thời hạn ba tháng, tuy nhiên, trại giam có thể áp dụng liên tiếp án kỷ luật lên một người tù.
Trong thời gian bị giam riêng, bên cạnh việc không được gặp thân nhân và không được nhận quà, tù nhân còn bị hạn chế mua đồ ở căng-tin của trại giam.
Ông Dũng nhận xét ông Hùng là một nhà hoạt động âm thầm, tham gia nhiều hoạt động ở khu vực miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là các hoạt động nhằm tố cáo Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016.
Facebook của ông Hùng có hơn chín ngàn người theo dõi với những bài viết có nội dung lên tiếng phản đối bất công xã hội, bảo vệ nhân quyền, và tự do tôn giáo, trong đó có vụ các tu sĩ tại Đan viện Thiên An đòi lại đất đai từ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Tĩnh nói hành vi của ông Hùng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, có nguy cơ gây mất an ninh trật tự đất nước.
Gia đình không được thông báo về phiên xử và họ chỉ được biết thông tin qua báo đài sau khi phiên toà đã kết thúc.
Ngay sau phiên toà, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo phản đối và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong suốt quá trình bị tạm giam ở địa phương, ông Hùng cũng không được gặp thân nhân.
Gia cảnh ông khó khăn, có hai con nhỏ đang học tiểu học và đang sống cùng với ông bà nội, ngoại. (RFA)