Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tổng kết năm 2023 cho biết hiện có đến 36 nhà báo độc lập đang bị giam cầm tại Việt Nam, trong đó có 20 blogger, khiến Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia giam giữ nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
Tổng kết của RSF nói rằng tại Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Belarus có tất cả 264 nhà báo đang bị giam giữ trong tổng số 521 nhà báo bị giam giữ trên toàn thế giới.
Tổ chức này cũng xếp Việt Nam vào tốp 5 quốc gia có rủi ro cao nhất trên thế giới đối với các nhà báo.
RSF nhận định rằng chỉ có thông tin từ cơ quan của Đảng Cộng sản quản lý mới được loan tin tự do ở Việt Nam, trong khi nhà báo độc lập và các blogger thường xuyên bị chính quyền nhắm mục tiêu.
RSF nêu trường hợp của nhà báo Nguyễn Lân Thắng, người vào tháng 4/2023 bị kết án 8 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Thắng là nhà báo bị tuyên án tù cao nhất trong năm nay tại Việt Nam.
“Sự đàn áp của Đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới”, RSF cho biết, đồng thời nêu trường hợp của nhà báo Đường Văn Thái, người bị bắt cóc ở Thái Lan vào tháng 4/2023, rồi sau đó lại xuất hiện ở Việt Nam và hiện đang chờ xét xử về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, với khung hình phạt lên đến 20 năm tù.
“Các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam gần như bị đối xử hèn hạ một cách có hệ thống và bị từ chối tiếp cận việc thăm khám y tế”, RSF nhận định, nêu điển hình hai nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và Lê Trọng Hùng, đã tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ ở trại giam.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về báo cáo tổng kết 2023 của RSF, nhưng chưa được phản hồi.
Trao đổi với VOA, bà Đỗ Lê Na, vợ của nhà báo Lê Trọng Hùng – người đang thụ án 5 năm tù tại trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An- nói về trường hợp của chồng bà tuyệt thực vào tháng 9:
“Vì vừa qua ở trại giam số 6 xảy ra quá nhiều vi phạm đến quyền lợi của tù nhân nên chồng tôi kết hợp trong vụ tuyệt thực yêu cầu họ phải thay đổi thái độ đối với tù nhân”.
Hôm 11/12, RSF lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã kết án 2 năm 6 tháng tù đối với ông Lê Minh Thể, một nhà bình luận chính trị từng đăng tải các bài viết về ô nhiễm và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, cho rằng đây là “một điều luật vô lý được sử dụng rộng rãi để bức hại các nhà báo”.
Tổ chức chuyên cổ vũ cho tự do báo chí có trụ sở ở Paris kêu gọi các nền dân chủ tăng cường áp lực lên chế độ cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Thể cùng với tất cả 36 nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí khác đang bị giam cầm.
Hồi tháng 5, Việt Nam tụt hạng xuống gần chót 178/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2023 do RSF công bố.
Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam khi ấy phản bác việc xếp hạng 2023 của RSF rằng “thiếu khách quan, sai thực tế và quy chụp” về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Trang này viết: “Với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm”. (VOA)
December 26, 2023
RSF: Việt Nam giam cầm 36 nhà báo, nằm trong tốp 10 trên thế giới
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tổng kết năm 2023 cho biết hiện có đến 36 nhà báo độc lập đang bị giam cầm tại Việt Nam, trong đó có 20 blogger, khiến Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia giam giữ nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
Tổng kết của RSF nói rằng tại Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Belarus có tất cả 264 nhà báo đang bị giam giữ trong tổng số 521 nhà báo bị giam giữ trên toàn thế giới.
Tổ chức này cũng xếp Việt Nam vào tốp 5 quốc gia có rủi ro cao nhất trên thế giới đối với các nhà báo.
RSF nhận định rằng chỉ có thông tin từ cơ quan của Đảng Cộng sản quản lý mới được loan tin tự do ở Việt Nam, trong khi nhà báo độc lập và các blogger thường xuyên bị chính quyền nhắm mục tiêu.
RSF nêu trường hợp của nhà báo Nguyễn Lân Thắng, người vào tháng 4/2023 bị kết án 8 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Thắng là nhà báo bị tuyên án tù cao nhất trong năm nay tại Việt Nam.
“Sự đàn áp của Đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới”, RSF cho biết, đồng thời nêu trường hợp của nhà báo Đường Văn Thái, người bị bắt cóc ở Thái Lan vào tháng 4/2023, rồi sau đó lại xuất hiện ở Việt Nam và hiện đang chờ xét xử về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, với khung hình phạt lên đến 20 năm tù.
“Các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam gần như bị đối xử hèn hạ một cách có hệ thống và bị từ chối tiếp cận việc thăm khám y tế”, RSF nhận định, nêu điển hình hai nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và Lê Trọng Hùng, đã tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ ở trại giam.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về báo cáo tổng kết 2023 của RSF, nhưng chưa được phản hồi.
Trao đổi với VOA, bà Đỗ Lê Na, vợ của nhà báo Lê Trọng Hùng – người đang thụ án 5 năm tù tại trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An- nói về trường hợp của chồng bà tuyệt thực vào tháng 9:
“Vì vừa qua ở trại giam số 6 xảy ra quá nhiều vi phạm đến quyền lợi của tù nhân nên chồng tôi kết hợp trong vụ tuyệt thực yêu cầu họ phải thay đổi thái độ đối với tù nhân”.
Hôm 11/12, RSF lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã kết án 2 năm 6 tháng tù đối với ông Lê Minh Thể, một nhà bình luận chính trị từng đăng tải các bài viết về ô nhiễm và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, cho rằng đây là “một điều luật vô lý được sử dụng rộng rãi để bức hại các nhà báo”.
Tổ chức chuyên cổ vũ cho tự do báo chí có trụ sở ở Paris kêu gọi các nền dân chủ tăng cường áp lực lên chế độ cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Thể cùng với tất cả 36 nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí khác đang bị giam cầm.
Hồi tháng 5, Việt Nam tụt hạng xuống gần chót 178/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2023 do RSF công bố.
Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam khi ấy phản bác việc xếp hạng 2023 của RSF rằng “thiếu khách quan, sai thực tế và quy chụp” về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Trang này viết: “Với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm”. (VOA)