Một tổ chức nhân quyền ở hải ngoại nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3) ra lời kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả nữ tù nhân lương tâm (TNLT) đang bị giam cầm vì thực hành các quyền tự do một cách ôn hòa.
Trong thông cáo phát hành tại Paris, tổ chức Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights – VCHR) cho biết, tiếng nói của những người phụ nữ kêu gọi thay đổi ở Việt Nam đang bị đàn áp một cách có hệ thống và tùy tiện,trong khi cả thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ và Chính phủ Việt Nam nỗ lực tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028.
“VCHR hôm nay mong muốn tri ân hàng chục phụ nữđang mòn mỏi trong các nhà tù ở Việt Nam vì những hoạt động nhân quyền của họ, cũng như hàng trăm người vợ, người mẹ và con gái của các tù nhân lương tâm, những người phải đối mặt với sự quấy rối vàđe dọa khi họ phải vật lộn để nuôi sống gia đình và chu cấp cho những người thân yêu của mình, phần lớn đang bị giam cầm cách xa nhà hàng trăm kilomet,” thông cáo viết.
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ TNLT Bùi Văn Thuận nói với RFA:
“Ước muốn lớn nhất của tôi trong ngày 08/3 là chồng tôi sẽ được thả tự do và tất cả tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác được tự do, sớm đoàn tụ với gia đình.”
Theo tổ chức có trụ sở ở Pháp, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 200 TNLT, trong đó có hơn 30 người là phụ nữ. Tiêu biểu trong số đó là Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thuý Hạnh, Đinh Thị Thu Thuỷ, Trần Thị Tuyết Diệu, Ngô Thị Tố Nhiên, Hoàng Thị Minh Hồng, và Trần Thị Xuân.
Thông cáo nói rõ, những phụ nữ này bị kết tội vì bị cho rằng “đe dọa an ninh quốc gia” hoặc “gây tổn hại cho quốc gia” nhưng trên thực tế, việc bắt giữ và truy tố họ vi phạm Hiến pháp Việt Nam, luật pháp quốc gia và luật nhân quyền quốc tế, chỉ vì họ đấu tranh ôn hòa cho các quyền cơ bản, công bằng xã hội và môi trường trong sạch và lành mạnh.
VCHR cho rằng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã ký Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam phải tôn trọng các cam kết quốc tế mang tính ràng buộc của mình nhằm tôn trọng quyền con người, bao gồm quyền môi trường và quyền của người lao động, và trả tự do ngay lập tức cho tất cả phụ nữ bị giam giữ tùy tiện tại Việt Nam.
Tổ chức này cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ tham gia Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư của Việt Nam tại Geneva vào ngày 7/5/2024 gây sức ép buộc Hà Nội trả tự do cho tất cả người bảo vệ nhân quyền, blogger và người bảo vệ quyền môi trường bị giam giữ tùy tiện tại Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế cần thúc giục Việt Nam bãi bỏ ngay các điều khoản trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự hiện hành, đặc biệt là các điều 109, 117 và 331 dùng để bắt, giam giữ các cá nhân thực hành các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp và tự do biểu đạt, tôn giáo và niềm tin, tổ chức nhân quyền ở Paris kêu gọi.
VCHR được thành lập năm 1975. Tổ chức này cổ suý nhân quyền và dân chủ, thường chỉ trích Hà Nội vi phạm quyền con người và lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động ở Việt Nam trong năm thập niên qua. (RFA)
March 11, 2024
Kêu gọi chính phủ trả tự do cho nữ tù nhân lương tâm nhân ngày 08/3
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một tổ chức nhân quyền ở hải ngoại nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3) ra lời kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả nữ tù nhân lương tâm (TNLT) đang bị giam cầm vì thực hành các quyền tự do một cách ôn hòa.
Trong thông cáo phát hành tại Paris, tổ chức Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights – VCHR) cho biết, tiếng nói của những người phụ nữ kêu gọi thay đổi ở Việt Nam đang bị đàn áp một cách có hệ thống và tùy tiện,trong khi cả thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ và Chính phủ Việt Nam nỗ lực tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028.
“VCHR hôm nay mong muốn tri ân hàng chục phụ nữ đang mòn mỏi trong các nhà tù ở Việt Nam vì những hoạt động nhân quyền của họ, cũng như hàng trăm người vợ, người mẹ và con gái của các tù nhân lương tâm, những người phải đối mặt với sự quấy rối và đe dọa khi họ phải vật lộn để nuôi sống gia đình và chu cấp cho những người thân yêu của mình, phần lớn đang bị giam cầm cách xa nhà hàng trăm kilomet,” thông cáo viết.
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ TNLT Bùi Văn Thuận nói với RFA:
“Ước muốn lớn nhất của tôi trong ngày 08/3 là chồng tôi sẽ được thả tự do và tất cả tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác được tự do, sớm đoàn tụ với gia đình.”
Theo tổ chức có trụ sở ở Pháp, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 200 TNLT, trong đó có hơn 30 người là phụ nữ. Tiêu biểu trong số đó là Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thuý Hạnh, Đinh Thị Thu Thuỷ, Trần Thị Tuyết Diệu, Ngô Thị Tố Nhiên, Hoàng Thị Minh Hồng, và Trần Thị Xuân.
Thông cáo nói rõ, những phụ nữ này bị kết tội vì bị cho rằng “đe dọa an ninh quốc gia” hoặc “gây tổn hại cho quốc gia” nhưng trên thực tế, việc bắt giữ và truy tố họ vi phạm Hiến pháp Việt Nam, luật pháp quốc gia và luật nhân quyền quốc tế, chỉ vì họ đấu tranh ôn hòa cho các quyền cơ bản, công bằng xã hội và môi trường trong sạch và lành mạnh.
VCHR cho rằng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã ký Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam phải tôn trọng các cam kết quốc tế mang tính ràng buộc của mình nhằm tôn trọng quyền con người, bao gồm quyền môi trường và quyền của người lao động, và trả tự do ngay lập tức cho tất cả phụ nữ bị giam giữ tùy tiện tại Việt Nam.
Tổ chức này cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ tham gia Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư của Việt Nam tại Geneva vào ngày 7/5/2024 gây sức ép buộc Hà Nội trả tự do cho tất cả người bảo vệ nhân quyền, blogger và người bảo vệ quyền môi trường bị giam giữ tùy tiện tại Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế cần thúc giục Việt Nam bãi bỏ ngay các điều khoản trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự hiện hành, đặc biệt là các điều 109, 117 và 331 dùng để bắt, giam giữ các cá nhân thực hành các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp và tự do biểu đạt, tôn giáo và niềm tin, tổ chức nhân quyền ở Paris kêu gọi.
VCHR được thành lập năm 1975. Tổ chức này cổ suý nhân quyền và dân chủ, thường chỉ trích Hà Nội vi phạm quyền con người và lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động ở Việt Nam trong năm thập niên qua. (RFA)