Tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đình Bách ở trong tình trạng thiếu đói trong suốt hai tuần đầu tháng 3 ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), nơi ông đang thi hành án tù năm năm về tội danh “trốn thuế.”
Luật gia Đặng Đình Bách, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), bị bắt giam hôm 24/6/2021 và bị kết tội một năm sau đó.
Trước khi bị bắt, ông là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm 2020 với mục đích phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, và Ban Tư vấn trong nước (DAG).
Bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách, cho biết ông gọi điện thoại về nhà vào ngày 27/2 nói rằng nguồn thức ăn dự trữ do gia đình gửi đã hết, trong khi ông không nhận thức ăn của trại giam từ tháng 9 năm ngoái.
Ngay ngày hôm sau, bà đã gửi bưu kiện chuyển phát bảo đảm 6 kg thực phẩm khô qua đường bưu điện, tuy nhiên, cho đến ngày 12/3 ông Bách khi gặp mặt gia đình khẳng định vẫn chưa nhận được.
Bà Thảo nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 17/3:
“Anh xác nhận là cho đến ngày 12/03, anh vẫn chưa nhận được hàng bưu điện mà gia đình đã gửi.
Trong khi đó, tôi có thông báo chuyển phát của bưu điện Việt Nam thể hiện rằng bưu kiện tôi gửi cho anh Bách đã chuyển phát thành công vào lúc 9 giờ 25 ngày 04/03, có chữ ký của cán bộ Trại giam số 6 tên là San.”
Giám thị Trại giam số 6 sau khi bị thân nhân chất vấn đã thừa nhận cán bộ có nhận được bưu kiện gia đình gửi vào, nhưng chưa biết vì sao lại chưa chuyển cho ông Bách. Họ hứa sẽ xem xét lại việc này, bà Thảo cho hay.
Bà cho biết hệ quả của việc chồng bà không nhận được bưu kiện của gia đình:
“Chồng tôi đã bị thiếu thực phẩm trong suốt hai tuần. Căng-tin thì lúc bán lúc không và có những thời điểm 2-3 ngày anh không mua được gì ở căng tin bởi vì họ nói những đồ mà anh cần thì không có.”
Đầu tháng 2 vừa qua, ông Bách đã tuyệt thực 7 ngày, từ ngày 02/02, để tiếp sức cho bạn tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo bởi giám thị và quản giáo Trại giam số 6.
Tình trạng giam giữ đối với ông Bách vẫn không khá hơn cho dù gia đình đã nhiều lần làm đơn gửi Ban giám thị trại giam yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.
Ông Bách cần nước đun sôi để chế biến thực phẩm khô, tuy nhiên căng-tin của trại giam đến nay vẫn từ chối bán hay cung cấp, ngược lại họ yêu cầu ông đổi mì tôm để lấy nước sôi trong khi đồ ăn của thân nhân gửi chỉ có giới hạn.
Bên cạnh việc sụt cân có lúc chỉ còn 40 kg (so với 75 kg lúc chưa bị bắt), một số răng của ông cũng đã lung lay khi phải ăn đồ khô ngâm nước lạnh vì không có nước sôi.
Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam số 6 theo số điện thoại công bố trên mạng Internet để hỏi về cáo buộc của gia đình.
Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng cho Đặng Đình Bách
Trong một bài đăng trên mạng X (Twitter trước kia) ngày 27/2 vừa qua, Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ viết:
“Luật gia môi trường và người bảo vệ nhân quyền Đặng Đình Bách bị kết án 5 năm tù về tội danh mang động cơ chính trị vì đã cất tiếng nói cho Công lý Khí hậu và Nhân quyền ở Việt Nam.”
Uỷ ban này cũng giới thiệu cuộc đấu tranh dũng cảm của ông Bách nhằm bảo vệ trái đất và thúc đẩy năng lượng sạch ở Việt Nam.
Theo đó, ông bắt đầu với tổ chức Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững để giáo dục và nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ cộng đồng và môi trường. Ông cũng đóng góp ý kiến cho Dự luật Bảo vệ môi trường, một cải cách môi trường quan trọng ở Việt Nam.
Mặc dù cam kết cùng với quốc tế để giảm nhẹ hậu quả của việc thay đổi khí hậu, chính quyền Việt Nam vẫn bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường một cách bất công chỉ vì họ chỉ trích các chính sách môi trường của nhà nước, bản giới thiệu nói.
Ông Bách là một trong sáu nhà hoạt động môi trường bị bỏ tù trong thời gian gần đây. Những người còn lại là nhà báo Mai Phan Lợi và đồng sự Bạch Hồng Dương, anh hùng môi trường Nguỵ Thị Khanh, nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên. (RFA)
March 18, 2024
Trại giam trì hoãn giao thực phẩm của gia đình khiến TNLT Đặng Đình Bách đói ăn trong hai tuần
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đình Bách ở trong tình trạng thiếu đói trong suốt hai tuần đầu tháng 3 ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), nơi ông đang thi hành án tù năm năm về tội danh “trốn thuế.”
Luật gia Đặng Đình Bách, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), bị bắt giam hôm 24/6/2021 và bị kết tội một năm sau đó.
Trước khi bị bắt, ông là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm 2020 với mục đích phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, và Ban Tư vấn trong nước (DAG).
Bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách, cho biết ông gọi điện thoại về nhà vào ngày 27/2 nói rằng nguồn thức ăn dự trữ do gia đình gửi đã hết, trong khi ông không nhận thức ăn của trại giam từ tháng 9 năm ngoái.
Ngay ngày hôm sau, bà đã gửi bưu kiện chuyển phát bảo đảm 6 kg thực phẩm khô qua đường bưu điện, tuy nhiên, cho đến ngày 12/3 ông Bách khi gặp mặt gia đình khẳng định vẫn chưa nhận được.
Bà Thảo nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 17/3:
“Anh xác nhận là cho đến ngày 12/03, anh vẫn chưa nhận được hàng bưu điện mà gia đình đã gửi.
Trong khi đó, tôi có thông báo chuyển phát của bưu điện Việt Nam thể hiện rằng bưu kiện tôi gửi cho anh Bách đã chuyển phát thành công vào lúc 9 giờ 25 ngày 04/03, có chữ ký của cán bộ Trại giam số 6 tên là San.”
Giám thị Trại giam số 6 sau khi bị thân nhân chất vấn đã thừa nhận cán bộ có nhận được bưu kiện gia đình gửi vào, nhưng chưa biết vì sao lại chưa chuyển cho ông Bách. Họ hứa sẽ xem xét lại việc này, bà Thảo cho hay.
Bà cho biết hệ quả của việc chồng bà không nhận được bưu kiện của gia đình:
“Chồng tôi đã bị thiếu thực phẩm trong suốt hai tuần. Căng-tin thì lúc bán lúc không và có những thời điểm 2-3 ngày anh không mua được gì ở căng tin bởi vì họ nói những đồ mà anh cần thì không có.”
Đầu tháng 2 vừa qua, ông Bách đã tuyệt thực 7 ngày, từ ngày 02/02, để tiếp sức cho bạn tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo bởi giám thị và quản giáo Trại giam số 6.
Tình trạng giam giữ đối với ông Bách vẫn không khá hơn cho dù gia đình đã nhiều lần làm đơn gửi Ban giám thị trại giam yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.
Ông Bách cần nước đun sôi để chế biến thực phẩm khô, tuy nhiên căng-tin của trại giam đến nay vẫn từ chối bán hay cung cấp, ngược lại họ yêu cầu ông đổi mì tôm để lấy nước sôi trong khi đồ ăn của thân nhân gửi chỉ có giới hạn.
Bên cạnh việc sụt cân có lúc chỉ còn 40 kg (so với 75 kg lúc chưa bị bắt), một số răng của ông cũng đã lung lay khi phải ăn đồ khô ngâm nước lạnh vì không có nước sôi.
Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam số 6 theo số điện thoại công bố trên mạng Internet để hỏi về cáo buộc của gia đình.
Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng cho Đặng Đình Bách
Trong một bài đăng trên mạng X (Twitter trước kia) ngày 27/2 vừa qua, Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ viết:
“Luật gia môi trường và người bảo vệ nhân quyền Đặng Đình Bách bị kết án 5 năm tù về tội danh mang động cơ chính trị vì đã cất tiếng nói cho Công lý Khí hậu và Nhân quyền ở Việt Nam.”
Uỷ ban này cũng giới thiệu cuộc đấu tranh dũng cảm của ông Bách nhằm bảo vệ trái đất và thúc đẩy năng lượng sạch ở Việt Nam.
Theo đó, ông bắt đầu với tổ chức Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững để giáo dục và nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ cộng đồng và môi trường. Ông cũng đóng góp ý kiến cho Dự luật Bảo vệ môi trường, một cải cách môi trường quan trọng ở Việt Nam.
Mặc dù cam kết cùng với quốc tế để giảm nhẹ hậu quả của việc thay đổi khí hậu, chính quyền Việt Nam vẫn bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường một cách bất công chỉ vì họ chỉ trích các chính sách môi trường của nhà nước, bản giới thiệu nói.
Ông Bách là một trong sáu nhà hoạt động môi trường bị bỏ tù trong thời gian gần đây. Những người còn lại là nhà báo Mai Phan Lợi và đồng sự Bạch Hồng Dương, anh hùng môi trường Nguỵ Thị Khanh, nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên. (RFA)