Một cơ sở tôn giáo thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây từ năm 1989 đã xuống cấp, cần phải sửa chữa nhưng chính quyền địa phương không cho phép.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hôm 18/3 trong lúc công nhân trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo “chờ xin ý kiến cấp trên.”
Đoàn bảy người dẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận Đinh Văn Tám, Phó Công an xã Phạm Văn Dũng và một đại diện Ban Chỉ huy quân sự xã.
Theo biên bản lập tại chùa, đoàn cán bộ phát hiện có chín công nhân đang tiến hành sửa chữa. Phía chính quyền yêu cầu nhà chùa dừng thi công và làm tờ trình về nội dung công việc gửi Uỷ ban Nhân dân xã.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 19/3:
“Họ nói luật tôn giáo phải xin phép, sau nói là thầy phải làm tờ trình. Tôi nói sai gì mà trình, nhà dột thì sơn sửa, trình cái gì?!”
Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.
Đây là lần thứ hai chính quyền địa phương buộc nhà chùa dừng việc sơn sửa chỉ trong tháng 03/2024. Trước đó sáu ngày, khi thượng toạ trụ trì đi vắng, cán bộ địa phương đã đến buộc các công nhân ngừng sửa chữa.
Theo Luật Tôn giáo 2016 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các cơ sở tôn giáo chỉ phải xin giấy phép xây dựng trong trường hợp xây mới các công trình tôn giáo.
Theo Điều 16 của Nghị định 162 năm 2017 của Chính phủ, khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước khẳng định việc làm của chính quyền xã Phước Thuận là một trong những hành động sách nhiễu cơ sở tôn giáo này.
Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.
“Luật tôn giáo đặt ra họ không thực hiện luật đó, luôn luôn sách nhiễu và để ý một cách rất khắt khe công việc tại chùa Phước Bửu,” vị thượng toạ nói.
Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa.
Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để hỏi về các cáo buộc của chùa Phước Bửu nhưng không có ai nghe máy.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước lý giải thái độ của nhà chức trách địa phương đối với nhà chùa:
“Nguyên nhân là chúng tôi là thuộc về Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và hay lên tiếng ủng hộ dân quyền dân chủ, và tự do tôn giáo.”
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức tôn giáo có từ trước năm 1975, độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền thành lập năm 1981.
Nhiều tăng lữ và cơ sở tôn giáo của tổ chức này thường xuyên bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương.
Năm 2014, một số sư thầy thuộc giáo hội đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. (RFA)
March 21, 2024
Chính quyền cấm sửa chữa chùa Phước Bửu của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một cơ sở tôn giáo thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây từ năm 1989 đã xuống cấp, cần phải sửa chữa nhưng chính quyền địa phương không cho phép.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hôm 18/3 trong lúc công nhân trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo “chờ xin ý kiến cấp trên.”
Đoàn bảy người dẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận Đinh Văn Tám, Phó Công an xã Phạm Văn Dũng và một đại diện Ban Chỉ huy quân sự xã.
Theo biên bản lập tại chùa, đoàn cán bộ phát hiện có chín công nhân đang tiến hành sửa chữa. Phía chính quyền yêu cầu nhà chùa dừng thi công và làm tờ trình về nội dung công việc gửi Uỷ ban Nhân dân xã.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 19/3:
“Họ nói luật tôn giáo phải xin phép, sau nói là thầy phải làm tờ trình. Tôi nói sai gì mà trình, nhà dột thì sơn sửa, trình cái gì?!”
Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.
Đây là lần thứ hai chính quyền địa phương buộc nhà chùa dừng việc sơn sửa chỉ trong tháng 03/2024. Trước đó sáu ngày, khi thượng toạ trụ trì đi vắng, cán bộ địa phương đã đến buộc các công nhân ngừng sửa chữa.
Theo Luật Tôn giáo 2016 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các cơ sở tôn giáo chỉ phải xin giấy phép xây dựng trong trường hợp xây mới các công trình tôn giáo.
Theo Điều 16 của Nghị định 162 năm 2017 của Chính phủ, khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước khẳng định việc làm của chính quyền xã Phước Thuận là một trong những hành động sách nhiễu cơ sở tôn giáo này.
Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.
“Luật tôn giáo đặt ra họ không thực hiện luật đó, luôn luôn sách nhiễu và để ý một cách rất khắt khe công việc tại chùa Phước Bửu,” vị thượng toạ nói.
Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa.
Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để hỏi về các cáo buộc của chùa Phước Bửu nhưng không có ai nghe máy.
Thượng toạ Thích Vĩnh Phước lý giải thái độ của nhà chức trách địa phương đối với nhà chùa:
“Nguyên nhân là chúng tôi là thuộc về Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và hay lên tiếng ủng hộ dân quyền dân chủ, và tự do tôn giáo.”
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức tôn giáo có từ trước năm 1975, độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền thành lập năm 1981.
Nhiều tăng lữ và cơ sở tôn giáo của tổ chức này thường xuyên bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương.
Năm 2014, một số sư thầy thuộc giáo hội đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. (RFA)