Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) trong một tờ trình gửi Liên hiệp quốc (UN) kêu gọi các quốc gia thành viên tổ chức này nên tận dụng đợt Kiểm định sắp đến về nhân quyền của Việt Nam để áp lực Hà Nội chấm dứt tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến và các quyền căn bản khác.
Thông cáo báo chí phát đi từ Geneva của HRW ngày 22 tháng tư cho biết như vừa nêu. Theo kế hoạch Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư đối với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng năm tới đây.
Theo HRW, kể từ đợt UPR lần thứ ba hồi tháng 1 năm 2019 đến nay, hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam xấu đi rõ rệt.
Vào tháng hai vừa qua, Chính phủ Việt Nam đệ trình bản tự kiểm lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Bản tự kiểm này bị HRW cho là đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam.
Thống kê của HRW cho thấy từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2023, Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất 139 người chỉ vị lên tiếng phê phán chính phủ hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ. Và từ tháng 8 năm 2023 đến nay, có thêm 23 người bị kết án tù do thực hành các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa. Những người này bị tuyên án tù từ 9 tháng đến 13 năm tù giam.
HRW cho biết quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tất cả những tổ chức tôn giáo được phép hoạt động phải được chính phủ công nhận một cách chính thức và đặt dưới sự quản lý của ban trị sự do Nhà nước chuẩn thuận.
Những nhóm tôn giáo độc lập không được công nhận luôn phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi, bị sách nhiễu và đe dọa; tín đồ của những nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đem ra đấu tố, bị buộc phải bỏ đạo, bị giam giữ một cách tùy tiện, bị thẩm vấn một cách thô bạo, bị tra tấn và chịu án tù…
Giám đốc Ban Châu Á của HRW kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ không những cần gây sức ép đối với Việt Nam trong kỳ UPR sắp tới để yêu cầu có những thay đổi thực sự, mà còn cần tiếp tục theo sát để bảo đảm rằng các cải cách được thực hiện trên thực tế.
April 23, 2024
HRW kêu gọi thúc ép Việt Nam cải cách nhân đợt Kiểm định UPR
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) trong một tờ trình gửi Liên hiệp quốc (UN) kêu gọi các quốc gia thành viên tổ chức này nên tận dụng đợt Kiểm định sắp đến về nhân quyền của Việt Nam để áp lực Hà Nội chấm dứt tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến và các quyền căn bản khác.
Thông cáo báo chí phát đi từ Geneva của HRW ngày 22 tháng tư cho biết như vừa nêu. Theo kế hoạch Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư đối với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng năm tới đây.
Theo HRW, kể từ đợt UPR lần thứ ba hồi tháng 1 năm 2019 đến nay, hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam xấu đi rõ rệt.
Vào tháng hai vừa qua, Chính phủ Việt Nam đệ trình bản tự kiểm lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Bản tự kiểm này bị HRW cho là đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam.
Thống kê của HRW cho thấy từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2023, Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất 139 người chỉ vị lên tiếng phê phán chính phủ hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ. Và từ tháng 8 năm 2023 đến nay, có thêm 23 người bị kết án tù do thực hành các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa. Những người này bị tuyên án tù từ 9 tháng đến 13 năm tù giam.
HRW cho biết quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tất cả những tổ chức tôn giáo được phép hoạt động phải được chính phủ công nhận một cách chính thức và đặt dưới sự quản lý của ban trị sự do Nhà nước chuẩn thuận.
Những nhóm tôn giáo độc lập không được công nhận luôn phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi, bị sách nhiễu và đe dọa; tín đồ của những nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đem ra đấu tố, bị buộc phải bỏ đạo, bị giam giữ một cách tùy tiện, bị thẩm vấn một cách thô bạo, bị tra tấn và chịu án tù…
Giám đốc Ban Châu Á của HRW kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ không những cần gây sức ép đối với Việt Nam trong kỳ UPR sắp tới để yêu cầu có những thay đổi thực sự, mà còn cần tiếp tục theo sát để bảo đảm rằng các cải cách được thực hiện trên thực tế.