Bệnh viện Đống Đa vấp phải sự phản đối khi lên kế hoạch xây dựng một toà nhà mới bao gồm hai tầng hầm và sáu tầng nổi trong khuôn viên vốn trước đây thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Kế hoạch này nằm trong dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa” và toà nhà mới có diện tích mặt sàn mỗi tầng là 1.220 mét vuông, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 264 tỷ đồng. Vị trí tòa nhà này sẽ nằm ở khu vực giáp công viên, phía sau Tu viện của Nhà Dòng mà hiện nay đang được dùng làm Bệnh viện Đống Đa.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Phụ trách truyền thông của Tu viện DCCT Hà Nội, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết bệnh viện và ban quản lý dự án tổ chức một buổi lấy ý kiến nhân dân vào sáng ngày 25/4 tại trụ sở UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa.
Ông thay mặt nhà thờ cùng ba giáo dân đến tham dự buổi họp này, một số tổ trưởng tổ dân phố và đại diện các tổ chức chính trị xã hội địa phương cũng được lựa chọn tham dự.
Trả lời phỏng vấn RFA trong ngày 30/4, linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản nói:
“Dự án không chỉ thay đổi cảnh quan và môi trường mà nó còn đang đi ngược lại những cái mà Nhà nước nói là tôn trọng các tôn giáo, các tôn giáo được luật pháp luật bảo vệ và Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo đáp ứng nhu cầu của người dân.”
Ông nói rằng, đây là khu vực nhà nước đã mượn của Nhà Thờ Thái Hà, nên khi có bất kỳ dự án nào, chính quyền thành phố Hà Nội và Bệnh viện Đống Đa cần gặp gỡ với đại diện của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Nhà thờ Thái Hà để đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Công giáo.
Ông cho biết DCCT và Nhà thờ Thái Hà đang soạn thảo nhiều văn bản để gửi các cơ quan hữu trách với đề nghị dừng thực hiện dự án, giữ nguyên hiện trạng để các bên có thể gặp gỡ và đưa ra những giải pháp đồng thuận.
Trong buổi họp, Bệnh viện Đống Đa cho biết họ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016, tuy nhiên, theo linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản thì việc cấp sổ đỏ này không hợp pháp và không minh bạch, vì phần đất này thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế.
Hai ngày sau cuộc họp này, Linh mục Bề trên Chính xứ Giuse Nguyễn Văn Hội của Giáo xứ Thái Hà ra thông báo khẳng định:
“Từ khi nhà nước mượn, bằng văn bản và qua các lần gặp gỡ, chúng tôi luôn yêu cầu nhà nước trả lại Tu viện này, bởi vì chưa bao giờ chúng tôi hiến cho Nhà nước hay Nhà nước có văn bản thu hồi. Vậy mà hiện nay Nhà nước lại có dự án xây dựng toà nhà mới trong khu vực Tu viện này.”
Thông báo được các linh mục đọc sau các thánh lễ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4 khẳng định, “thật không hợp lý khi một bệnh viện có các khoa truyền nhiễm lại được xây dựng trong khu vực dân cư đông đúc và bên cạnh cơ sở tôn giáo hàng ngày có rất đông người đến tham dự Thánh lễ và cầu nguyện.”
Đồng thời, đề nghị nếu Nhà nước có dự án xây dựng thì “xin hãy chuyển Bệnh viện Đống Đa ra khu vực khác, theo đúng chủ trương của UBND thành phố Hà Nội, đó là di dời ra ngoại thành các bệnh viện truyền nhiễm…”
Phóng viên gọi điện cho UBND thành phố Hà Nội, quận Đống Đa, và Bệnh viện Đống Đa để hỏi thêm thông tin về dự án xây khu nhà nói trên nhưng không có ai nghe máy. Phóng viên cũng gửi email tới hai cơ quan chính quyền địa phương nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Theo các tu sỹ của Nhà thờ Thái Hà, Bệnh viện Đống Đa hiện nay vốn là Tu viện DCCT Hà Nội được xây dựng trong thời gian 1930-1939. Năm 1959, UBND quận Đống Đa lấy một phần tu viện làm trường học cho dù không có sự đồng ý của linh mục và giáo dân của giáo xứ cũng như bề trên của họ.
Đến năm 1972, chính quyền tiếp tục lấy phần còn lại của tu viện để “chăm sóc y tế cho các nạn nhân của trận Điện Biên Phủ trên không.” Ngoài hai tòa nhà chính, nhà nước còn mượn một số cơ sở khác (nhà nguyện, nhà ăn…) cho các hợp tác xã sử dụng sản xuất trên diện tích hơn 6 hecta đất ban đầu của Tu viện.
Từ năm 1990 đến nay, nhiều lần Tu viện DCCT Hà Nội đã gửi đơn yêu cầu UBND thành phố Hà Nội trao trả lại cơ sở của Nhà Dòng mà nhà nước đã mượn. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của cơ sở tôn giáo này không được đáp ứng.
Có những lúc Bệnh viện Đống Đa hỏi ý kiến Nhà thờ Thái Hà trước khi định tiến hành sửa chữa tu viện, nhưng cũng có khi họ tảng lờ, ví dụ như lần sửa chữa tu viện vào tháng 11/2023.
Theo báo mạng Tri thức và Cuộc sống, dự án Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa với tổng kinh phí 314,9 tỷ đồng là một trong sáu dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố làm chủ đầu tư theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố trong cuộc họp vào giữa tháng 3/2023. (RFA)
May 3, 2024
Hà Nội: Giáo xứ Thái Hà phản đối Bệnh viện Đống Đa xây mới toà nhà 8 tầng trên đất nhà thờ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Bệnh viện Đống Đa vấp phải sự phản đối khi lên kế hoạch xây dựng một toà nhà mới bao gồm hai tầng hầm và sáu tầng nổi trong khuôn viên vốn trước đây thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Kế hoạch này nằm trong dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa” và toà nhà mới có diện tích mặt sàn mỗi tầng là 1.220 mét vuông, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 264 tỷ đồng. Vị trí tòa nhà này sẽ nằm ở khu vực giáp công viên, phía sau Tu viện của Nhà Dòng mà hiện nay đang được dùng làm Bệnh viện Đống Đa.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Phụ trách truyền thông của Tu viện DCCT Hà Nội, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết bệnh viện và ban quản lý dự án tổ chức một buổi lấy ý kiến nhân dân vào sáng ngày 25/4 tại trụ sở UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa.
Ông thay mặt nhà thờ cùng ba giáo dân đến tham dự buổi họp này, một số tổ trưởng tổ dân phố và đại diện các tổ chức chính trị xã hội địa phương cũng được lựa chọn tham dự.
Trả lời phỏng vấn RFA trong ngày 30/4, linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản nói:
“Dự án không chỉ thay đổi cảnh quan và môi trường mà nó còn đang đi ngược lại những cái mà Nhà nước nói là tôn trọng các tôn giáo, các tôn giáo được luật pháp luật bảo vệ và Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo đáp ứng nhu cầu của người dân.”
Ông nói rằng, đây là khu vực nhà nước đã mượn của Nhà Thờ Thái Hà, nên khi có bất kỳ dự án nào, chính quyền thành phố Hà Nội và Bệnh viện Đống Đa cần gặp gỡ với đại diện của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Nhà thờ Thái Hà để đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Công giáo.
Ông cho biết DCCT và Nhà thờ Thái Hà đang soạn thảo nhiều văn bản để gửi các cơ quan hữu trách với đề nghị dừng thực hiện dự án, giữ nguyên hiện trạng để các bên có thể gặp gỡ và đưa ra những giải pháp đồng thuận.
Trong buổi họp, Bệnh viện Đống Đa cho biết họ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016, tuy nhiên, theo linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản thì việc cấp sổ đỏ này không hợp pháp và không minh bạch, vì phần đất này thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế.
Hai ngày sau cuộc họp này, Linh mục Bề trên Chính xứ Giuse Nguyễn Văn Hội của Giáo xứ Thái Hà ra thông báo khẳng định:
“Từ khi nhà nước mượn, bằng văn bản và qua các lần gặp gỡ, chúng tôi luôn yêu cầu nhà nước trả lại Tu viện này, bởi vì chưa bao giờ chúng tôi hiến cho Nhà nước hay Nhà nước có văn bản thu hồi. Vậy mà hiện nay Nhà nước lại có dự án xây dựng toà nhà mới trong khu vực Tu viện này.”
Thông báo được các linh mục đọc sau các thánh lễ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4 khẳng định, “thật không hợp lý khi một bệnh viện có các khoa truyền nhiễm lại được xây dựng trong khu vực dân cư đông đúc và bên cạnh cơ sở tôn giáo hàng ngày có rất đông người đến tham dự Thánh lễ và cầu nguyện.”
Đồng thời, đề nghị nếu Nhà nước có dự án xây dựng thì “xin hãy chuyển Bệnh viện Đống Đa ra khu vực khác, theo đúng chủ trương của UBND thành phố Hà Nội, đó là di dời ra ngoại thành các bệnh viện truyền nhiễm…”
Phóng viên gọi điện cho UBND thành phố Hà Nội, quận Đống Đa, và Bệnh viện Đống Đa để hỏi thêm thông tin về dự án xây khu nhà nói trên nhưng không có ai nghe máy. Phóng viên cũng gửi email tới hai cơ quan chính quyền địa phương nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Theo các tu sỹ của Nhà thờ Thái Hà, Bệnh viện Đống Đa hiện nay vốn là Tu viện DCCT Hà Nội được xây dựng trong thời gian 1930-1939. Năm 1959, UBND quận Đống Đa lấy một phần tu viện làm trường học cho dù không có sự đồng ý của linh mục và giáo dân của giáo xứ cũng như bề trên của họ.
Đến năm 1972, chính quyền tiếp tục lấy phần còn lại của tu viện để “chăm sóc y tế cho các nạn nhân của trận Điện Biên Phủ trên không.” Ngoài hai tòa nhà chính, nhà nước còn mượn một số cơ sở khác (nhà nguyện, nhà ăn…) cho các hợp tác xã sử dụng sản xuất trên diện tích hơn 6 hecta đất ban đầu của Tu viện.
Từ năm 1990 đến nay, nhiều lần Tu viện DCCT Hà Nội đã gửi đơn yêu cầu UBND thành phố Hà Nội trao trả lại cơ sở của Nhà Dòng mà nhà nước đã mượn. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của cơ sở tôn giáo này không được đáp ứng.
Có những lúc Bệnh viện Đống Đa hỏi ý kiến Nhà thờ Thái Hà trước khi định tiến hành sửa chữa tu viện, nhưng cũng có khi họ tảng lờ, ví dụ như lần sửa chữa tu viện vào tháng 11/2023.
Theo báo mạng Tri thức và Cuộc sống, dự án Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa với tổng kinh phí 314,9 tỷ đồng là một trong sáu dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố làm chủ đầu tư theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố trong cuộc họp vào giữa tháng 3/2023. (RFA)