Giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước chụp ảnh trước bàn thờ gia đình (Fb)
Ban giám thị Trại giam Xuân Phước kỷ luật tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đăng Phước sau khi ông nhờ vợ chuyển số điện thoại của bạn tù về cho gia đình.
Ông Phước, 62 tuổi, là cựu giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Ông bị bắt vào ngày 08/9/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà vào tháng 6/2023, ông bị kết án tám năm tù giam và bốn năm quản chế. Sau khi toà phúc thẩm bác kháng cáo, ông bị chuyển đi thi hành án ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).
Bà Lê Thị Hà – vợ ông Phước nhận được thông báo từ phía trại giam vào ngày 19/5 về việc kỷ luật chồng mình. Theo thông báo ký ngày 10/5, ông Phước vi phạm nội quy cơ sở giam giữ (vi phạm các quy định về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân), nhưng không nêu cụ thể hành vi vi phạm.
Thông báo nói ông bị giam tại buồng kỷ luật từ ngày 10/5 đến ngày 20/5. Sau thời gian này, ông bị đưa trở lại phòng giam và chỉ được gặp thân nhân hai tháng một lần thay vì mỗi tháng một lần cho đến khi “được công nhận cải tạo tiến bộ.”
Bày tỏ sự lo lắng về sự ngược đãi của trại giam đối với chồng mình, bà Hà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/5:
“Tôi không biết là trong thời gian kỷ luật thì anh Phước có bị cùm tay cùm chân gì tại vì nội dung mà trại giam Xuân Phước thông báo rất mơ hồ, không rõ ràng cụ thể.”
Theo Luật thi hành án hình sự, trong thời gian giam giữ ở buồng kỷ luật, tù nhân có thể bị cùm chân. Nhiều tù nhân chính trị cho gia đình biết, họ bị cùm chân trong thời gian bị biệt giam và phải ăn uống, vệ sinh tại chỗ… thường là 10 ngày cho một án kỷ luật.
Bà Hà cũng lo ngại về việc trại giam hạn chế thăm gặp thân nhân và gửi đồ tiếp tế trong thời gian không xác định sắp tới, vì chế độ dinh dưỡng trong trại giam không tốt và nguồn thực phẩm bổ sung từ gia đình rất quan trọng đối với tù nhân.
Bà cho biết lý do chồng mình bị kỷ luật có thể là do trong buổi thăm gặp ngày 09/5 vừa qua, ông Phước có đưa cho vợ một mảnh giấy trong đó có một số điện thoại mà một người bạn tù muốn nhờ chuyển cho gia đình, tuy nhiên, cán bộ trại giam đã tịch thu ngay lúc đó.
Bà Hà đề nghị cán bộ trại giam mở mảnh giấy và lập biên bản ngay tại chỗ để bảo đảm khách quan nhưng phía trại giam không đồng ý, họ cưỡng ép ông Phước vào bên trong nên bà không biết chuyện xảy ra sau đó.
Bà Hà cho hay sẽ làm đơn lên Viện kiểm sát tỉnh Phú Yên để khiếu nại về việc chồng mình bị kỷ luật.
Phóng viên gọi điện cho Trại giam Xuân Phước để hỏi về trường hợp của ông Phước, một nữ công an bắt máy từ chối trả lời về hành vi của ông này, nhưng cho biết: “Bị kỷ luật trong buồng 10 ngày thì không được gặp thân nhân và phạm nhân. Bị cách ly trong buồng kỷ luật chứ cùm tay cùm chân có lẽ không có.”
Cựu giảng viên Đặng Đăng Phước là một trong hàng trăm nhà hoạt động đang bị giam cầm vì các hoạt động ôn hoà. Nhiều tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền (HRW), kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ cáo buộc và trả tự do cho ông.
Trước khi bị bắt, ông lên tiếng đòi Việt Nam bảo đảm các quyền dân sự và chính trị, bao gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, lập hội, hội họp và tôn giáo. Ông cũng công khai phản đối luật An ninh mạng năm 2018 mang tính đàn áp của Việt Nam.
Ông còn lên tiếng về môi trường như phản đối Formosa, một công ty thép của Đài Loan đã đổ chất thải độc hại và gây ra thảm họa ô nhiễm biển nghiêm trọng dọc theo bờ biển miền trung Việt Nam năm 2016 bên cạnh việc thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Việt Nam cầm tù. (RFA)
May 21, 2024
TNLT Đặng Đăng Phước bị kỷ luật biệt giam 10 ngày
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước chụp ảnh trước bàn thờ gia đình (Fb)
Ban giám thị Trại giam Xuân Phước kỷ luật tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đăng Phước sau khi ông nhờ vợ chuyển số điện thoại của bạn tù về cho gia đình.
Ông Phước, 62 tuổi, là cựu giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Ông bị bắt vào ngày 08/9/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà vào tháng 6/2023, ông bị kết án tám năm tù giam và bốn năm quản chế. Sau khi toà phúc thẩm bác kháng cáo, ông bị chuyển đi thi hành án ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).
Bà Lê Thị Hà – vợ ông Phước nhận được thông báo từ phía trại giam vào ngày 19/5 về việc kỷ luật chồng mình. Theo thông báo ký ngày 10/5, ông Phước vi phạm nội quy cơ sở giam giữ (vi phạm các quy định về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân), nhưng không nêu cụ thể hành vi vi phạm.
Thông báo nói ông bị giam tại buồng kỷ luật từ ngày 10/5 đến ngày 20/5. Sau thời gian này, ông bị đưa trở lại phòng giam và chỉ được gặp thân nhân hai tháng một lần thay vì mỗi tháng một lần cho đến khi “được công nhận cải tạo tiến bộ.”
Bày tỏ sự lo lắng về sự ngược đãi của trại giam đối với chồng mình, bà Hà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/5:
“Tôi không biết là trong thời gian kỷ luật thì anh Phước có bị cùm tay cùm chân gì tại vì nội dung mà trại giam Xuân Phước thông báo rất mơ hồ, không rõ ràng cụ thể.”
Theo Luật thi hành án hình sự, trong thời gian giam giữ ở buồng kỷ luật, tù nhân có thể bị cùm chân. Nhiều tù nhân chính trị cho gia đình biết, họ bị cùm chân trong thời gian bị biệt giam và phải ăn uống, vệ sinh tại chỗ… thường là 10 ngày cho một án kỷ luật.
Bà Hà cũng lo ngại về việc trại giam hạn chế thăm gặp thân nhân và gửi đồ tiếp tế trong thời gian không xác định sắp tới, vì chế độ dinh dưỡng trong trại giam không tốt và nguồn thực phẩm bổ sung từ gia đình rất quan trọng đối với tù nhân.
Bà cho biết lý do chồng mình bị kỷ luật có thể là do trong buổi thăm gặp ngày 09/5 vừa qua, ông Phước có đưa cho vợ một mảnh giấy trong đó có một số điện thoại mà một người bạn tù muốn nhờ chuyển cho gia đình, tuy nhiên, cán bộ trại giam đã tịch thu ngay lúc đó.
Bà Hà đề nghị cán bộ trại giam mở mảnh giấy và lập biên bản ngay tại chỗ để bảo đảm khách quan nhưng phía trại giam không đồng ý, họ cưỡng ép ông Phước vào bên trong nên bà không biết chuyện xảy ra sau đó.
Bà Hà cho hay sẽ làm đơn lên Viện kiểm sát tỉnh Phú Yên để khiếu nại về việc chồng mình bị kỷ luật.
Phóng viên gọi điện cho Trại giam Xuân Phước để hỏi về trường hợp của ông Phước, một nữ công an bắt máy từ chối trả lời về hành vi của ông này, nhưng cho biết:
“Bị kỷ luật trong buồng 10 ngày thì không được gặp thân nhân và phạm nhân. Bị cách ly trong buồng kỷ luật chứ cùm tay cùm chân có lẽ không có.”
Cựu giảng viên Đặng Đăng Phước là một trong hàng trăm nhà hoạt động đang bị giam cầm vì các hoạt động ôn hoà. Nhiều tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền (HRW), kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ cáo buộc và trả tự do cho ông.
Trước khi bị bắt, ông lên tiếng đòi Việt Nam bảo đảm các quyền dân sự và chính trị, bao gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, lập hội, hội họp và tôn giáo. Ông cũng công khai phản đối luật An ninh mạng năm 2018 mang tính đàn áp của Việt Nam.
Ông còn lên tiếng về môi trường như phản đối Formosa, một công ty thép của Đài Loan đã đổ chất thải độc hại và gây ra thảm họa ô nhiễm biển nghiêm trọng dọc theo bờ biển miền trung Việt Nam năm 2016 bên cạnh việc thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Việt Nam cầm tù. (RFA)