Chùa của Tăng đoàn GHPGVN Thống nhất bị kẻ xấu đổ mắm tôm trong đêm

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước (Fb)

Một ngôi chùa của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) tiếp tục bị kẻ xấu hắt mắm tôm trong đêm, không lâu sau lễ Phật đản bị phá rối ở Huế. 

Đêm 02/6, có người đã đột nhập vào chùa Phước Bửu ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và đổ mắm tôm vào chùa, sau một số hành vi gây hấn của một nhóm người lạ mặt đối với sư trụ trì trong thời gian gần đây.

Trong cuộc gọi điện thoại trưa ngày 03/6, Hoà thượng trụ trì Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) như sau:

Ti qua khong 9 gi30, 10 gichi đó, tôi ngi thy mùi hôi, hôi lm. Tôi ra tôi la lên tm by, tm by nhé. Sáng ra thy h(đã) đổ mm tôm vào phòng ca quý thy.

Theo hình ảnh và video mà vị tu hành cung cấp, mắm tôm có màu nâu bị phun lên hiên nhà và lối đi thuộc dãy nhà của quý thầy trong chùa thuộc Tăng đoàn.

Ông nói rằng kẻ gian đã đột nhập vào chùa một cách bất hợp pháp vì chùa đã khoá cổng từ tối. Tuy nhiên ông cũng cho rằng vì chùa không xây dựng kiên cố nên việc đột nhập vào chùa không khó trong khi hệ thống camera của chùa đã cũ và không hoạt động.

Vị tu hành nói rằng việc ném chất bẩn vào chùa có thể liên quan đến một số sự việc xảy ra gần đây đối với ông và chùa.

Vào ngày mùng 2/4 Giáp Thìn (tức ngày 09/5 dương lịch), khi hoà thượng Thích Vĩnh Phước đang làm cỏ ở vườn thì có một Phật tử gần đó sang thăm chùa, nên ông cùng vị khách này vào phòng khách để tiếp chuyện.

Khi người khách này ra về thì có một phụ nữ còn trẻ bước vào và nói muốn nói chuyện với ông. Hai người nói chuyện được khoảng 15 phút thì có một nhóm 3-4 người xông vào, một người đàn ông chất vấn “tại sao ông lại tiếp vợ tôi trong phòng?” còn mấy người kia thì cầm điện thoại để quay.

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước nhận ra nguy hiểm nên rời phòng khách và đi ra vườn, tại đây hai bên cãi nhau, và người đàn ông xưng là chồng của người phụ nữ đe doạ hành hung vị tu hành, xô người phụ nữ vào sư trụ trì.

Ngày 21/5 dương lịch (tức ngày 14/4 âm lịch), trong lễ Phật đản tổ chức tại chùa, nhóm người này lại quay lại. Khi đó người phụ nữ hôm trước lại đến chùa thắp hương, và “người chồng” cùng một số người khác làm ra vẻ không muốn người phụ nữ đến chùa.

Vị sư trụ trì cho hay, họ chửi bới om sòm trước sự chứng kiến của nhiều Phật tử. Sau đó, ông còn thường xuyên nhận được lời đe doạ “ra đường coi chừng bị tông xe” từ một số điện thoại di động.

Phóng viên gọi vào số điện thoại di động này thì một người đàn ông cầm máy. Khi phóng viên đề nghị người này bình luận về tố cáo của Hoà thượng Thích Vĩnh Phước, thì người này hỏi lại “ông biết gì mà ông nói? Nói thế anh cũng nghe à?” rồi cúp máy.

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước chưa báo chính quyền địa phương về các vụ việc trên, nhưng có nói chuyện với một sỹ quan công an trong ngày 14/4 về sự việc xảy ra ngày hôm đó, viên công an này thường xuyên được cắt cử tới chùa.

Phóng viên gọi điện nhiều lần cho Công an huyện Xuyên Mộc và Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để kiểm chứng thông tin nhưng không có ai nghe máy.

Liên kết các sự việc gần đây, hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho rằng ông và chùa Phước Bửu đang là nạn nhân của một kế hoạch tinh vi nhằm xoá sổ cơ sở tu hành này, hoặc buộc họ phải rời bỏ Tăng đoàn để gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Mình sinh hot trong Tăng đoàn Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht, hay giúp đỡ cho tù nhân lương tâm và dân oan. Vì nhng cái đó cho nên là mình b ‘chiếu tướng’ thôi.”

GHPGVNTN là một tổ chức tôn giáo có từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1981, chính quyền cho thành lập và công nhận duy nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 2014, một số sư thầy thuộc GHPGVNTN đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Trước ngày Tăng đoàn tổ chức diễn ra Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 và lễ Hiệp kỵ (lễ giỗ) ở Tổ đình Quốc Ân – thành phố Huế (vào ngày 15/5), các băng-rôn bị xịt sơn, buổi lễ bị phá sóng không thể phát trực tiếp trên mạng xã hội.

Chùa Phước Bửu được xây dựng từ năm 1989. Vì chùa đã xuống cấp và cần được sửa chữa nhiều hạng mục xây dựng, tuy nhiên, chính quyền địa phương không cho phép.

Giữa tháng 3 vừa qua, khi chùa thuê người đến trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo “chờ xin ý kiến cấp trên.”

Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.

Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.

Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa. (RFA)