Công an tỉnh Gia Lai hôm 10/6 công bố một đoạn phóng sự về việc cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ, một động thái giúp giảm lo ngại của dư luận về sự an nguy của vị tu hành nổi tiếng sau khi được tuyên bố “tự nguyện dừng bộ hành khất thực.”
Theo đó, vào chiều ngày 08/6, Phòng Cảnh sát về quản lý trật tự hành chính của Công an tỉnh Gia Lai đã làm thủ tục tục trao trả căn cước cho ông Minh Tuệ (thế danh: Lê Anh Tú) sau năm ngày làm thủ tục.
Video cho thấy vị hành giả trên người vẫn quấn y phấn tảo, cầm theo nồi cơm điện vào phòng có tấm bảng đề dòng chữ “nơi tiếp nhận và trả thẻ căn cước công dân” và sau đó được một viên công an cầm thẻ căn cước giải thích cho ông nghe về tiện ích của nó như sử dụng để “đi máy bay,” “đi khám bệnh bảo hiểm y tế”…
Tiếp sau đó, video chiếu cảnh ông Thích Minh Tuệ ngồi gần một gốc cây to có quét vôi màu trắng và một người phỏng vấn ông về cảm nghĩ được cấp căn cước. Đáp lại, vị tu hành nói rằng nếu giấy tờ này giúp ích cho việc ông tu tập thì rất tốt.
“Cảm xúc của con cũng như bao công dân khác. Nếu mà có nó (Căn cước- PV) để đảm bảo quyền lợi cho mình học tập tu học được thì rất là tốt đẹp. Dạ, A Di Đà Phật !
Căn cước công dân đối với con nếu mà nó đem lại con đường bảo đảm tu hành cho mình được hay là cái gì, Mình ở đây là cũng đều nói cái này là mình vui vẻ hài lòng hay là không vui vẻ hài lòng đối với con của là nó mà đem đến đảm bảo cho mình tu hành thiền định trí tuệ được thì đều tốt đẹp.”
Cũng trong video này, ông Thích Minh Tuệ khẳng định mình hiện có đủ sức khoẻ “đáp ứng nguyện vọng học tập theo lời Phật dạy.“
Trước đó, hai ngày liên tiếp 08-09/6, Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) trong bản tin thời sự của mình đã đưa phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ thực hiện bởi nữ phóng viên Liên Liên, tuy nhiên, nhiều người trên Facebook đã bày tỏ sự nghi ngờ về độ xác thực của hai cuộc phỏng vấn này.
Ông Nguyễn Viết Dũng người khởi xướng đơn đề nghị chính quyền Việt Nam minh bạch về tung tích của sư Thích Minh Tuệ nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 10/6:
“Hai cái video của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bị cộng đồng mạng đặt nhiều nghi vấn. Tuy nhiên video của Công an tỉnh Gia Lai thì được nhiều người công nhận là xác thực hơn. Mong muốn lớn nhất của mọi người đó là được nhìn thấy người mà họ yêu mến được an toàn. Vậy bây giờ cái mong muốn lớn nhất của mọi người đó đã được phần nào giải đáp.”
Trong cả hai video, ông Thích Minh Tuệ không khi nào khẳng định sẽ dừng bộ hành khất thực, như Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố trong ngày 03/6, ngay sau cuộc bố ráp của hàng trăm cảnh sát cơ động vào khu vực ngủ qua đêm của đoàn khất sĩ trong một khu rừng thuộc thành phố Huế.
Phóng viên Liên Liên của VTV cũng dẫn lời ông Thích Minh Tuệ, là “khi đi hết tất cả các địa phương trên cả nước thì ông sẽ dừng chân ở một khu vực nào đấy. Khi nào thuận lợi vài năm sau mới đi một lần chứ không phải lúc nào cũng bộ hành.”
Nhà hoạt động Thành Nguyễn trên trang Facebook cá nhân nhận định rằng ông Thích Minh Tuệ đang “ẩn tu” dưới sự giám sát của Công an tỉnh Gia Lai, nơi ông có đăng ký thường trú trước khi rời gia đình đi tu.
Phân tích lời nói của vị hành giả qua video, ông khẳng định quan điểm nhất quán của sư Minh Tuệ là việc làm căn cước hay điều gì khác cũng tốt đẹp nếu nó đảm bảo việc tu tập của ông được tiếp tục.
Gia đình yêu cầu bảo vệ hình ảnh của sư Minh Tuệ?
Trong đoạn phóng sự thứ hai của VTV, nữ phóng viên cho rằng gia đình đã yêu cầu bảo vệ hình ảnh của ông Lê Anh Tú “xử lý các trường hợp livestreams lợi dụng hình ảnh” của ông trên các nền tảng mạng xã hội.
Cùng ngày 09/6, mạng xã hội xuất hiện một văn bản được cho là của ông Lê Anh Tuấn, anh ruột của ông Thích Minh Tuệ với nội dung tương tự như phát biểu nêu trên của phóng viên nhà nước.
Trong văn bản thứ hai mang tên Đơn xác nhận gửi Công an xã Ia Tô, ông Tuấn – người khai là giám đốc Công ty cà phê Ia Chăm ở xã Ia Tô, đề nghị xác nhận ông cư trú ở thôn 6 trong xã và là anh em ruột với sư Thích Minh Tuệ. Trong văn bản này, công an địa phương đã xác nhận, có đóng dấu và chữ ký của Trưởng Công an xã Đại uý Ksor Huê.
Tuy nhiên, cả hai văn bản này không đề ngày tháng, phần xác nhận của công an cũng không.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng dù hai văn bản này có đúng là của anh ruột sư Thích Minh Tuệ đi chăng nữa thì cũng không hợp lệ theo luật pháp hiện hành. Ông nói với RFA trong chiều ngày 10/6 về đơn đề nghị bảo vệ quyền hình ảnh:
“Không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự tại vì ông Minh Tuệ (ông Lê Anh Tú) đã trên 18 tuổi rồi, là người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý cho nên việc bảo vệ quyền lợi của ông quyền riêng tư đấy là do ông ấy định đoạt chứ không có thể ai thay ông ấy được.”
Phóng viên không thể gọi điện cho ông Lê Anh Tuấn theo số điện thoại của công ty đăng ký trên mạng Internet để hỏi về hai văn bản nói trên.
Sư Thích Minh Tuệ, 43 tuổi, bắt đầu thực hành khất thực theo 13 hạnh đầu đà từ sáu năm trước. Ông nhiều lần đi bộ từ Nha Trang lên biên giới phía bắc và ngược lại.
Trong các lần trước, ông không được chú ý bởi truyền thông, nhưng lần này, hàng chục Youtuber đã theo sát bước chân của ông trong nhiều tuần vừa qua dẫn đến cuộc bố ráp vào rạng sáng 3/6/2024. (RFA)
June 11, 2024
Người dân bớt lo sau video công an Gia Lai cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Sư Minh Tuệ khi được cấp CCCD ngày 08/6/2024
Công an tỉnh Gia Lai hôm 10/6 công bố một đoạn phóng sự về việc cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ, một động thái giúp giảm lo ngại của dư luận về sự an nguy của vị tu hành nổi tiếng sau khi được tuyên bố “tự nguyện dừng bộ hành khất thực.”
Theo đó, vào chiều ngày 08/6, Phòng Cảnh sát về quản lý trật tự hành chính của Công an tỉnh Gia Lai đã làm thủ tục tục trao trả căn cước cho ông Minh Tuệ (thế danh: Lê Anh Tú) sau năm ngày làm thủ tục.
Video cho thấy vị hành giả trên người vẫn quấn y phấn tảo, cầm theo nồi cơm điện vào phòng có tấm bảng đề dòng chữ “nơi tiếp nhận và trả thẻ căn cước công dân” và sau đó được một viên công an cầm thẻ căn cước giải thích cho ông nghe về tiện ích của nó như sử dụng để “đi máy bay,” “đi khám bệnh bảo hiểm y tế”…
Tiếp sau đó, video chiếu cảnh ông Thích Minh Tuệ ngồi gần một gốc cây to có quét vôi màu trắng và một người phỏng vấn ông về cảm nghĩ được cấp căn cước. Đáp lại, vị tu hành nói rằng nếu giấy tờ này giúp ích cho việc ông tu tập thì rất tốt.
“Cảm xúc của con cũng như bao công dân khác. Nếu mà có nó (Căn cước- PV) để đảm bảo quyền lợi cho mình học tập tu học được thì rất là tốt đẹp. Dạ, A Di Đà Phật !
Căn cước công dân đối với con nếu mà nó đem lại con đường bảo đảm tu hành cho mình được hay là cái gì, Mình ở đây là cũng đều nói cái này là mình vui vẻ hài lòng hay là không vui vẻ hài lòng đối với con của là nó mà đem đến đảm bảo cho mình tu hành thiền định trí tuệ được thì đều tốt đẹp.”
Cũng trong video này, ông Thích Minh Tuệ khẳng định mình hiện có đủ sức khoẻ “đáp ứng nguyện vọng học tập theo lời Phật dạy.“
Trước đó, hai ngày liên tiếp 08-09/6, Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) trong bản tin thời sự của mình đã đưa phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ thực hiện bởi nữ phóng viên Liên Liên, tuy nhiên, nhiều người trên Facebook đã bày tỏ sự nghi ngờ về độ xác thực của hai cuộc phỏng vấn này.
Ông Nguyễn Viết Dũng người khởi xướng đơn đề nghị chính quyền Việt Nam minh bạch về tung tích của sư Thích Minh Tuệ nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 10/6:
“Hai cái video của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bị cộng đồng mạng đặt nhiều nghi vấn. Tuy nhiên video của Công an tỉnh Gia Lai thì được nhiều người công nhận là xác thực hơn. Mong muốn lớn nhất của mọi người đó là được nhìn thấy người mà họ yêu mến được an toàn. Vậy bây giờ cái mong muốn lớn nhất của mọi người đó đã được phần nào giải đáp.”
Trong cả hai video, ông Thích Minh Tuệ không khi nào khẳng định sẽ dừng bộ hành khất thực, như Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố trong ngày 03/6, ngay sau cuộc bố ráp của hàng trăm cảnh sát cơ động vào khu vực ngủ qua đêm của đoàn khất sĩ trong một khu rừng thuộc thành phố Huế.
Phóng viên Liên Liên của VTV cũng dẫn lời ông Thích Minh Tuệ, là “khi đi hết tất cả các địa phương trên cả nước thì ông sẽ dừng chân ở một khu vực nào đấy. Khi nào thuận lợi vài năm sau mới đi một lần chứ không phải lúc nào cũng bộ hành.”
Nhà hoạt động Thành Nguyễn trên trang Facebook cá nhân nhận định rằng ông Thích Minh Tuệ đang “ẩn tu” dưới sự giám sát của Công an tỉnh Gia Lai, nơi ông có đăng ký thường trú trước khi rời gia đình đi tu.
Phân tích lời nói của vị hành giả qua video, ông khẳng định quan điểm nhất quán của sư Minh Tuệ là việc làm căn cước hay điều gì khác cũng tốt đẹp nếu nó đảm bảo việc tu tập của ông được tiếp tục.
Gia đình yêu cầu bảo vệ hình ảnh của sư Minh Tuệ?
Trong đoạn phóng sự thứ hai của VTV, nữ phóng viên cho rằng gia đình đã yêu cầu bảo vệ hình ảnh của ông Lê Anh Tú “xử lý các trường hợp livestreams lợi dụng hình ảnh” của ông trên các nền tảng mạng xã hội.
Cùng ngày 09/6, mạng xã hội xuất hiện một văn bản được cho là của ông Lê Anh Tuấn, anh ruột của ông Thích Minh Tuệ với nội dung tương tự như phát biểu nêu trên của phóng viên nhà nước.
Trong văn bản thứ hai mang tên Đơn xác nhận gửi Công an xã Ia Tô, ông Tuấn – người khai là giám đốc Công ty cà phê Ia Chăm ở xã Ia Tô, đề nghị xác nhận ông cư trú ở thôn 6 trong xã và là anh em ruột với sư Thích Minh Tuệ. Trong văn bản này, công an địa phương đã xác nhận, có đóng dấu và chữ ký của Trưởng Công an xã Đại uý Ksor Huê.
Tuy nhiên, cả hai văn bản này không đề ngày tháng, phần xác nhận của công an cũng không.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng dù hai văn bản này có đúng là của anh ruột sư Thích Minh Tuệ đi chăng nữa thì cũng không hợp lệ theo luật pháp hiện hành. Ông nói với RFA trong chiều ngày 10/6 về đơn đề nghị bảo vệ quyền hình ảnh:
“Không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự tại vì ông Minh Tuệ (ông Lê Anh Tú) đã trên 18 tuổi rồi, là người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý cho nên việc bảo vệ quyền lợi của ông quyền riêng tư đấy là do ông ấy định đoạt chứ không có thể ai thay ông ấy được.”
Phóng viên không thể gọi điện cho ông Lê Anh Tuấn theo số điện thoại của công ty đăng ký trên mạng Internet để hỏi về hai văn bản nói trên.
Sư Thích Minh Tuệ, 43 tuổi, bắt đầu thực hành khất thực theo 13 hạnh đầu đà từ sáu năm trước. Ông nhiều lần đi bộ từ Nha Trang lên biên giới phía bắc và ngược lại.
Trong các lần trước, ông không được chú ý bởi truyền thông, nhưng lần này, hàng chục Youtuber đã theo sát bước chân của ông trong nhiều tuần vừa qua dẫn đến cuộc bố ráp vào rạng sáng 3/6/2024. (RFA)