Từ tháng 5/2024, Thích Minh Tuệ trở thành một hiện tượng xã hội, chính trị, tôn giáo và lịch sử đặc biệt ở Việt Nam. Đó là một sự đảo lộn về nhận thức tôn giáo của cả một xã hội đã lạc hướng về mặt tâm linh trong nhiều thập niên tôn giáo bị tấn công.
Ở Việt Nam lúc này, nếu có một chính trị gia nào đứng ra công khai bảo vệ Thích Minh Tuệ, hẳn sẽ nhận được sự ủng hộ nô nức của công chúng Việt Nam.
Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể có ai đó xuất hiện và thoát khỏi cái bóng nặng nề của Đảng Cộng sản để tạo ra một cách ứng xử văn hóa khác?
Chúng ta hãy điểm lại xem trong lịch sử chính quyền đã có những cách ứng xử nào với những hiện tượng tôn giáo tương tự.
Phật giáo Hòa Hảo: Huỳnh Phú Sổ biến mất sau cuộc họp với Việt Minh
Đối với ông Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo – một phái Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, ra đời từ năm 1939, người cộng sản luôn phải chịu cái tiếng đã “xử lý” ông tàn nhẫn hơn cả thực dân Pháp, dù cho đến nay mọi chuyện còn chưa tỏ tường.
Ông Huỳnh Phú Sổ sinh năm 1920 ở làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (đương thời là quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.) Năm 1939, khi mới 19 tuổi, ông sáng lập đạo, bộ hành khắp miền Nam để truyền bá giáo lý của mình, kèm theo hoạt động chữa bệnh, sáng tác thơ văn.
Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo tiếp nối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời ở miền Nam vào thế kỷ 19, nhấn mạnh vào bốn cái ơn mà Phật tử phải ghi nhớ là nhớ ơn cha mẹ, nhớ ơn đất nước, nhớ ơn tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và nhớ ơn đồng bào, nhân loại. [1]
Người theo đạo của ông rất đông, gọi ông bằng cái tên tôn kính là “Đức Thầy”. Chính quyền thực dân Pháp đang cai quản Việt Nam lúc ấy lo sợ, đã “xử lý” Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bằng biện pháp câu lưu, giam lỏng và thậm chí là đưa vào bệnh viện tâm thần (Chợ Quán). [2]
Đầu năm 1946, Huỳnh Phú Sổ nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh (tên gọi tắt của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo) để đoàn kết nhân dân chống Pháp. [3]
Nhưng các bên hiểu khác nhau về hai chữ “đoàn kết”.
Đối với Huỳnh Phú Sổ, “đoàn kết” là “đạo ai nấy giữ” những vẫn hợp tác vì mục tiêu chung. Còn đối với người cộng sản, “đoàn kết” nghĩa là anh phải theo tôi.
Đến tháng 9/1946, Huỳnh Phú Sổ sáng lập một đảng chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Sang năm sau, cụ thể là ngày 16/4/1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích một cách bí ẩn sau một cuộc họp nhằm dàn xếp xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. [4] Mặc dù chính quyền Việt Nam chưa từng công khai đứng ra nhận trách nhiệm và làm rõ về sự mất tích này, nhưng luôn tồn tại một luồng dư luận cho rằng ông Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh thủ tiêu.
Ném đá giấu tay: Hiện tượng Bát Nhã năm 2008
Năm 2005, Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh được chính quyền cho phép mở một cơ sở trong nước. Cơ sở này đặt tại Tu viện Bát Nhã, một ngôi chùa do ông Thích Đức Nghi thuộc giáo hội nhà nước đứng tên, quản lý. Các tăng sinh Làng Mai do ông Thích Đức Nghi bảo trợ về mặt giấy tờ pháp lý ở Việt Nam.
Chỉ trong vòng ba năm, từ năm 2005 đến 2008, số tu sinh đến Làng Mai tu học đã lên đến hơn 300 người. Tu viện còn lên kế hoạch xây dựng cơ sở mới cho khoảng một ngàn tu sinh. [5] Cùng với đó là một số lượng đông đảo tu sinh là các Phật tử cả nước tấp nập kéo đến tham dự các khóa tu ngắn hạn.
Theo AFP, Phật tử Làng Mai đã chi hơn một triệu USD để xây mới, mở rộng Tu viện Bát Nhã này. [6]
Năm 2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi cho ông Nguyễn Minh Triết, khi đó là chủ tịch nước Việt Nam, một bản kiến nghị gồm mười điểm. Trong đó, có nội dung đề nghị giải thể Ban Tôn giáo Chính phủ và Công an Tôn giáo; xây dựng đài tưởng niệm thuyền nhân trên biển và cho phép thân nhân đến thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa của Việt Nam Cộng hòa. [7]
Những khuyến nghị này của Thích Nhất Hạnh đều đúng đắn. Nếu chính quyền Việt Nam xem xét và thực hiện thì đất nước này sẽ tiến gần các quốc gia văn minh hơn. Nhưng thực tế không phải vậy. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ đã không hình dung nổi chính quyền Việt Nam đã xem những kiến nghị này là thù địch và quyết ra tay diệt trừ.
Theo lời của Sư cô Chân Không trả lời phỏng vấn trên BBC Tiếng Việt năm 2015, ngoài bản kiến nghị này, Làng Mai còn gặp “vấn đề” vì không “lo tiền” cho chính quyền. Giới luật Phật giáo không cho phép hối lộ. [8]
Cùng với đó, theo “Lá Thư Làng Mai số 31” được công bố ngày 4/2/2008, có đoạn kêu gọi đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, bỏ cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trong quốc hiệu Việt Nam. [9]
Đối với những người quen với văn hóa dân chủ và tinh thần văn minh, những kiến nghị như vậy là hoàn toàn bình thường và có thiện ý. Nhưng rất tiếc, chính quyền không nghĩ như vậy.
Kiến nghị gửi ông Nguyễn Minh Triết năm 2007 và “Lá Thư Làng Mai số 31” năm 2008 xuất hiện cùng với sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Làng Mai trong lòng xã hội khiến chính quyền cho rằng họ đang bị đe dọa và họ phải ra tay.
Nhưng năm 2008 không còn giống như năm 1947. Họ không thể “xử lý” Làng Mai năm 2008 như đã từng “xử lý” đạo Hòa Hảo, Cao Đài cuối những năm 1940.
Bài toán họ phải giải phức tạp hơn nhiều. Đó là làm thế nào triệt hạ Làng Mai trong khi vẫn tránh được “tai tiếng” đàn áp tôn giáo?
Chính quyền đã đi bài “ném đá giấu tay”.
Đầu tiên, ông Thích Đức Nghi tuyên bố không còn bảo trợ giấy tờ pháp lý cho các tăng sinh Làng Mai nữa. Các tu sĩ lần lượt phải rời đi. Nhóm còn ở lại đã bị nhiều người “lạ mặt” bao vây, hành hung, chửi rủa, gây sức ép để họ phải ra đi.
Sau nhiều tháng thọ nạn, Làng Mai mất dấu tích ở Việt Nam.
Thích Minh Tuệ – hiện tượng nằm ngoài kinh nghiệm của chính quyền
Thích Minh Tuệ là hiện tượng tôn giáo lớn lần đầu tiên làm cho chính quyền lúng túng.
Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Làng Mai đều là những tổ chức tôn giáo. Chính quyền Việt Nam đã tích lũy một bề dày kinh nghiệm qua bảy tám chục năm đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập.
Nhưng Thích Minh Tuệ chỉ là một cá nhân. Những người đồng hành cùng ông cũng không lập thành tổ chức. Họ tự do đến và đi.
Thích Minh Tuệ không những không nhận mình là thầy hay sư. Ông chỉ khẳng định mình là một công dân Việt Nam đang học tập theo lời dạy của Phật. Những người đồng tu với ông cũng thực hành như ông, tức chỉ coi mình là những cá nhân tu học, không lập thành tổ chức.
Điều này khiến cho chính quyền chưa biết vin vào cơ sở chính thức nào để giải quyết.
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 tập trung các chế tài dành cho tổ chức tôn giáo. Trong văn bản luật này, từ “tổ chức” xuất hiện 425 lần, trong khi đó từ “cá nhân” xuất hiện 24 lần và không liên quan đến các nội dung chế tài. [10]
Thời kỳ cộng sản “cổ điển”, tức giai đoạn 1954-1975, chính quyền Hà Nội từng thực thi chính sách kiểm soát đến tận niềm tin trong tâm trí.
“Có vấn đề về tư tưởng” là một lời kết án đáng sợ với bất kỳ ai ở miền Bắc sau giai đoạn Nhân văn – Giai phẩm. Thậm chí hiện nay, cụm từ “có vấn đề về tư tưởng” vẫn còn được dùng khá phổ biến trong các văn bản tuyên truyền.
Đặc biệt, để hội nhập với thế giới, Việt Nam cũng đã tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về các quyền Dân sự và Chính trị. [11] Điều 18 của công ước này yêu cầu mọi niềm tin tôn giáo của mỗi cá nhân phải được tôn trọng, dù họ bày tỏ niềm tin đó ở hình thức và phạm vi nào.
Luật không thể áp đặt chế tài lên niềm tin trong tâm trí của từng cá nhân.
Ông Thích Minh Tuệ loại trừ tất cả các yếu tố liên quan đến tổ chức ra khỏi con đường tu học của mình. Với ông, học và thực hành lời Phật dạy hoàn toàn là vấn đề cá nhân.
Chính quyền không thể áp dụng luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để áp dụng chế tài với ông được. Thêm nữa, văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, do đó họ cũng không có quyền hành gì để gây sức ép cho ông.
Như vậy, chính quyền Việt Nam hiện nay đang loay hoay trước một hiện tượng cá nhân. Họ đã sử dụng bài “an ninh trật tự và an toàn giao thông” để đưa Thích Minh Tuệ và các vị đồng tu lên xe và xé lẻ nhóm huynh đệ.
Nhà Phật có câu “quay đầu là bờ”. Liệu chính quyền có dám từ bỏ sách cũ để ứng xử một cách văn minh với một nhân vật đang được triệu người dân kính trọng hay không? (Luật Khoa tạp chí)
June 20, 2024
Thích Minh Tuệ – hiện tượng nằm ngoài sách vở quản lý tôn giáo của chính quyền
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Từ tháng 5/2024, Thích Minh Tuệ trở thành một hiện tượng xã hội, chính trị, tôn giáo và lịch sử đặc biệt ở Việt Nam. Đó là một sự đảo lộn về nhận thức tôn giáo của cả một xã hội đã lạc hướng về mặt tâm linh trong nhiều thập niên tôn giáo bị tấn công.
Ở Việt Nam lúc này, nếu có một chính trị gia nào đứng ra công khai bảo vệ Thích Minh Tuệ, hẳn sẽ nhận được sự ủng hộ nô nức của công chúng Việt Nam.
Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể có ai đó xuất hiện và thoát khỏi cái bóng nặng nề của Đảng Cộng sản để tạo ra một cách ứng xử văn hóa khác?
Chúng ta hãy điểm lại xem trong lịch sử chính quyền đã có những cách ứng xử nào với những hiện tượng tôn giáo tương tự.
Phật giáo Hòa Hảo: Huỳnh Phú Sổ biến mất sau cuộc họp với Việt Minh
Đối với ông Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo – một phái Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, ra đời từ năm 1939, người cộng sản luôn phải chịu cái tiếng đã “xử lý” ông tàn nhẫn hơn cả thực dân Pháp, dù cho đến nay mọi chuyện còn chưa tỏ tường.
Ông Huỳnh Phú Sổ sinh năm 1920 ở làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (đương thời là quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.) Năm 1939, khi mới 19 tuổi, ông sáng lập đạo, bộ hành khắp miền Nam để truyền bá giáo lý của mình, kèm theo hoạt động chữa bệnh, sáng tác thơ văn.
Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo tiếp nối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời ở miền Nam vào thế kỷ 19, nhấn mạnh vào bốn cái ơn mà Phật tử phải ghi nhớ là nhớ ơn cha mẹ, nhớ ơn đất nước, nhớ ơn tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và nhớ ơn đồng bào, nhân loại. [1]
Người theo đạo của ông rất đông, gọi ông bằng cái tên tôn kính là “Đức Thầy”. Chính quyền thực dân Pháp đang cai quản Việt Nam lúc ấy lo sợ, đã “xử lý” Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bằng biện pháp câu lưu, giam lỏng và thậm chí là đưa vào bệnh viện tâm thần (Chợ Quán). [2]
Đầu năm 1946, Huỳnh Phú Sổ nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh (tên gọi tắt của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo) để đoàn kết nhân dân chống Pháp. [3]
Nhưng các bên hiểu khác nhau về hai chữ “đoàn kết”.
Đối với Huỳnh Phú Sổ, “đoàn kết” là “đạo ai nấy giữ” những vẫn hợp tác vì mục tiêu chung. Còn đối với người cộng sản, “đoàn kết” nghĩa là anh phải theo tôi.
Đến tháng 9/1946, Huỳnh Phú Sổ sáng lập một đảng chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Sang năm sau, cụ thể là ngày 16/4/1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích một cách bí ẩn sau một cuộc họp nhằm dàn xếp xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. [4] Mặc dù chính quyền Việt Nam chưa từng công khai đứng ra nhận trách nhiệm và làm rõ về sự mất tích này, nhưng luôn tồn tại một luồng dư luận cho rằng ông Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh thủ tiêu.
Ném đá giấu tay: Hiện tượng Bát Nhã năm 2008
Năm 2005, Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh được chính quyền cho phép mở một cơ sở trong nước. Cơ sở này đặt tại Tu viện Bát Nhã, một ngôi chùa do ông Thích Đức Nghi thuộc giáo hội nhà nước đứng tên, quản lý. Các tăng sinh Làng Mai do ông Thích Đức Nghi bảo trợ về mặt giấy tờ pháp lý ở Việt Nam.
Chỉ trong vòng ba năm, từ năm 2005 đến 2008, số tu sinh đến Làng Mai tu học đã lên đến hơn 300 người. Tu viện còn lên kế hoạch xây dựng cơ sở mới cho khoảng một ngàn tu sinh. [5] Cùng với đó là một số lượng đông đảo tu sinh là các Phật tử cả nước tấp nập kéo đến tham dự các khóa tu ngắn hạn.
Theo AFP, Phật tử Làng Mai đã chi hơn một triệu USD để xây mới, mở rộng Tu viện Bát Nhã này. [6]
Năm 2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi cho ông Nguyễn Minh Triết, khi đó là chủ tịch nước Việt Nam, một bản kiến nghị gồm mười điểm. Trong đó, có nội dung đề nghị giải thể Ban Tôn giáo Chính phủ và Công an Tôn giáo; xây dựng đài tưởng niệm thuyền nhân trên biển và cho phép thân nhân đến thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa của Việt Nam Cộng hòa. [7]
Những khuyến nghị này của Thích Nhất Hạnh đều đúng đắn. Nếu chính quyền Việt Nam xem xét và thực hiện thì đất nước này sẽ tiến gần các quốc gia văn minh hơn. Nhưng thực tế không phải vậy. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ đã không hình dung nổi chính quyền Việt Nam đã xem những kiến nghị này là thù địch và quyết ra tay diệt trừ.
Theo lời của Sư cô Chân Không trả lời phỏng vấn trên BBC Tiếng Việt năm 2015, ngoài bản kiến nghị này, Làng Mai còn gặp “vấn đề” vì không “lo tiền” cho chính quyền. Giới luật Phật giáo không cho phép hối lộ. [8]
Cùng với đó, theo “Lá Thư Làng Mai số 31” được công bố ngày 4/2/2008, có đoạn kêu gọi đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, bỏ cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trong quốc hiệu Việt Nam. [9]
Đối với những người quen với văn hóa dân chủ và tinh thần văn minh, những kiến nghị như vậy là hoàn toàn bình thường và có thiện ý. Nhưng rất tiếc, chính quyền không nghĩ như vậy.
Kiến nghị gửi ông Nguyễn Minh Triết năm 2007 và “Lá Thư Làng Mai số 31” năm 2008 xuất hiện cùng với sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Làng Mai trong lòng xã hội khiến chính quyền cho rằng họ đang bị đe dọa và họ phải ra tay.
Nhưng năm 2008 không còn giống như năm 1947. Họ không thể “xử lý” Làng Mai năm 2008 như đã từng “xử lý” đạo Hòa Hảo, Cao Đài cuối những năm 1940.
Bài toán họ phải giải phức tạp hơn nhiều. Đó là làm thế nào triệt hạ Làng Mai trong khi vẫn tránh được “tai tiếng” đàn áp tôn giáo?
Chính quyền đã đi bài “ném đá giấu tay”.
Đầu tiên, ông Thích Đức Nghi tuyên bố không còn bảo trợ giấy tờ pháp lý cho các tăng sinh Làng Mai nữa. Các tu sĩ lần lượt phải rời đi. Nhóm còn ở lại đã bị nhiều người “lạ mặt” bao vây, hành hung, chửi rủa, gây sức ép để họ phải ra đi.
Sau nhiều tháng thọ nạn, Làng Mai mất dấu tích ở Việt Nam.
Thích Minh Tuệ – hiện tượng nằm ngoài kinh nghiệm của chính quyền
Thích Minh Tuệ là hiện tượng tôn giáo lớn lần đầu tiên làm cho chính quyền lúng túng.
Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Làng Mai đều là những tổ chức tôn giáo. Chính quyền Việt Nam đã tích lũy một bề dày kinh nghiệm qua bảy tám chục năm đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập.
Nhưng Thích Minh Tuệ chỉ là một cá nhân. Những người đồng hành cùng ông cũng không lập thành tổ chức. Họ tự do đến và đi.
Thích Minh Tuệ không những không nhận mình là thầy hay sư. Ông chỉ khẳng định mình là một công dân Việt Nam đang học tập theo lời dạy của Phật. Những người đồng tu với ông cũng thực hành như ông, tức chỉ coi mình là những cá nhân tu học, không lập thành tổ chức.
Điều này khiến cho chính quyền chưa biết vin vào cơ sở chính thức nào để giải quyết.
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 tập trung các chế tài dành cho tổ chức tôn giáo. Trong văn bản luật này, từ “tổ chức” xuất hiện 425 lần, trong khi đó từ “cá nhân” xuất hiện 24 lần và không liên quan đến các nội dung chế tài. [10]
Thời kỳ cộng sản “cổ điển”, tức giai đoạn 1954-1975, chính quyền Hà Nội từng thực thi chính sách kiểm soát đến tận niềm tin trong tâm trí.
“Có vấn đề về tư tưởng” là một lời kết án đáng sợ với bất kỳ ai ở miền Bắc sau giai đoạn Nhân văn – Giai phẩm. Thậm chí hiện nay, cụm từ “có vấn đề về tư tưởng” vẫn còn được dùng khá phổ biến trong các văn bản tuyên truyền.
Đặc biệt, để hội nhập với thế giới, Việt Nam cũng đã tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về các quyền Dân sự và Chính trị. [11] Điều 18 của công ước này yêu cầu mọi niềm tin tôn giáo của mỗi cá nhân phải được tôn trọng, dù họ bày tỏ niềm tin đó ở hình thức và phạm vi nào.
Luật không thể áp đặt chế tài lên niềm tin trong tâm trí của từng cá nhân.
Ông Thích Minh Tuệ loại trừ tất cả các yếu tố liên quan đến tổ chức ra khỏi con đường tu học của mình. Với ông, học và thực hành lời Phật dạy hoàn toàn là vấn đề cá nhân.
Chính quyền không thể áp dụng luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để áp dụng chế tài với ông được. Thêm nữa, văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, do đó họ cũng không có quyền hành gì để gây sức ép cho ông.
Như vậy, chính quyền Việt Nam hiện nay đang loay hoay trước một hiện tượng cá nhân. Họ đã sử dụng bài “an ninh trật tự và an toàn giao thông” để đưa Thích Minh Tuệ và các vị đồng tu lên xe và xé lẻ nhóm huynh đệ.
Nhà Phật có câu “quay đầu là bờ”. Liệu chính quyền có dám từ bỏ sách cũ để ứng xử một cách văn minh với một nhân vật đang được triệu người dân kính trọng hay không? (Luật Khoa tạp chí)