Ảnh tư liệu: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần biểu tình phản đối đàn áp tự do tôn giáo
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm thứ hai liên tiếp xếp Việt Nam trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt, giới hoạt động cho rằng Mỹ cần có chế tài mạnh hơn chứ không thể nói suông.
Hôm 26/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken công bố Phúc trình về Tự do tôn giáo toàn cầu trong năm 2023, trong đó nêu lên thực trạng đàn áp quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và một số cải thiện.
Trong báo cáo năm nay, Mỹ ghi nhận chính quyền độc đảng đã công nhận hai nhóm tôn giáo mới là Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Hội Thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, sau bốn năm liên tiếp không công nhận nhóm nào.
Cần có chế tài
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài, một tín đồ Tin Lành tị nạn tại Đức từ năm 2017, nói phúc trình năm nay liệt kê tương đối đầy đủ các vụ đàn áp tôn giáo ở trong nước, tuy nhiên, ông cho rằng Mỹ vẫn chưa nhận ra Chính phủ Việt Nam có hai hình thức đàn áp song song đó là đàn áp thô bạo và tìm mọi cách để chia rẽ các tôn giáo với nhau.
Ngoài ra, chính quyền còn tiến hành biện pháp làm tha hóa các tôn giáo để dễ dàng kiểm soát và lũng đoạn. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Phật giáo Việt Nam hiện nay thì đã bị tha hóa gần như toàn bộ rồi, bây giờ họ tiếp tục làm tha hóa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành bằng cách cho những vị chức sắc ở trong một số tôn giáo đó một số quyền lợi rồi từ đó họ làm hỏng tôn giáo của mình.”
Theo ông, việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt không buộc Hà Nội giảm bớt đàn áp tự do tôn giáo, do vậy, Washington cần phải có chế tài cụ thể hơn. Ông đề nghị áp dụng Luật Magnitsky đối với những kẻ vi phạm tự do tôn giáo. Ông khẳng định:
“Cần phải có những biện pháp chế tài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần lập danh sách các quan chức ở địa phương cũng như một số chức sắc của các tôn giáo mà lại cấu kết chính quyền đàn áp những người đồng đạo của mình, vào danh sách cấm xuất cảnh vào Mỹ, cả vợ con của họ.”
Đạo luật Magnitsky được áp dụng trên quy mô toàn cầu hồi năm 2016, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những quan chức vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản và cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Ông Lê Quang Hiển, Phó trưởng ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, và là Tổng Thư ký Hội đồng Liên Tôn Việt Nam khẳng định:
“Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã có những thỉnh nguyện thư gửi cho Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ và kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách những nước quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) tại vì ở Việt Nam này vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề rất xa xỉ.”
Ông Hiển cho rằng việc thực hành tự do tôn giáo đối với các tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý trong năm 2023 khó khăn hơn năm trước đó. Ông dẫn chứng:
Mấy năm trước 2022 và 2021, họ cho chúng tôi dựng lễ đài, an vị chân dung Đức Huỳnh Giáo chủ tại lễ đài nhưng không cho dự. Nhưng cuối năm 2023, họ hoàn toàn cấm không cho dựng lễ đài luôn, phong tỏa trụ sở của Giáo hội Trung ương tại huyện Chợ Mới, không cho trị sự viên đến để dự lễ đài hay là treo băng rôn treo cờ đạo để chào mừng đại lễ.”
Ông cho biết tình trạng đàn áp xảy ra tương tự với các nhóm tôn giáo độc lập khác như Cao Đài Chơn truyền, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và các nhóm Tin Lành độc lập… Đó là những nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận, hay không muốn đăng ký với cơ quan nhà nước, như quy định của Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng.
Tăng cường đàn áp sau vụ 11/6
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc đến sự kiện ngày 11/6/2023 khi một nhóm người Thượng đã tấn công vũ trang vào hai cơ quan chính phủ ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm 9 người thiệt mạng. Nhà chức trách mô tả và điều tra vụ việc như một vụ tấn công khủng bố.
Theo đó, các nhân viên an ninh được cho là đã thẩm vấn và đe dọa các thành viên gia đình của lãnh đạo tổ chức phi chính phủ làm về quyền của người Thượng ở Tây Nguyên, buộc họ thừa nhận các thành viên gia đình có liên quan đến vụ tấn công.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội Thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo độc lập, cho hay sau sự kiện 11/6 chính quyền gia tăng đàn áp đối với các nhóm tôn giáo độc lập ở khu vực Tây Nguyên, đưa người đến ngăn cản các các buổi hành lễ của các tín đồ, và cấm họ đi lại khiến họ không thể cầu nguyện tập thể. Ông nói thêm:
“Việc đàn áp từ chính quyền Việt Nam rất là trầm trọng, chính quyền cấm đoán không cho anh em tụ tập để thờ phượng Chúa, bắt anh em phải từ bỏ niềm tin tôn giáo riêng của mình, bắt anh em phải gia nhập Hội Thánh Tin Lành miền Nam Việt Nam. Ba vấn đề đó liên tục xảy ra trong năm.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Phúc trình tự do tôn giáo năm 2023 của Hoa Kỳ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo và không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Tháng 5/2023, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế 2023 của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và Phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. (RFA)
June 28, 2024
Giới hoạt động: Mỹ cần mạnh tay chế tài quan chức Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ảnh tư liệu: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần biểu tình phản đối đàn áp tự do tôn giáo
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm thứ hai liên tiếp xếp Việt Nam trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt, giới hoạt động cho rằng Mỹ cần có chế tài mạnh hơn chứ không thể nói suông.
Hôm 26/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken công bố Phúc trình về Tự do tôn giáo toàn cầu trong năm 2023, trong đó nêu lên thực trạng đàn áp quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và một số cải thiện.
Trong báo cáo năm nay, Mỹ ghi nhận chính quyền độc đảng đã công nhận hai nhóm tôn giáo mới là Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Hội Thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, sau bốn năm liên tiếp không công nhận nhóm nào.
Cần có chế tài
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài, một tín đồ Tin Lành tị nạn tại Đức từ năm 2017, nói phúc trình năm nay liệt kê tương đối đầy đủ các vụ đàn áp tôn giáo ở trong nước, tuy nhiên, ông cho rằng Mỹ vẫn chưa nhận ra Chính phủ Việt Nam có hai hình thức đàn áp song song đó là đàn áp thô bạo và tìm mọi cách để chia rẽ các tôn giáo với nhau.
Ngoài ra, chính quyền còn tiến hành biện pháp làm tha hóa các tôn giáo để dễ dàng kiểm soát và lũng đoạn. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Phật giáo Việt Nam hiện nay thì đã bị tha hóa gần như toàn bộ rồi, bây giờ họ tiếp tục làm tha hóa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành bằng cách cho những vị chức sắc ở trong một số tôn giáo đó một số quyền lợi rồi từ đó họ làm hỏng tôn giáo của mình.”
Theo ông, việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt không buộc Hà Nội giảm bớt đàn áp tự do tôn giáo, do vậy, Washington cần phải có chế tài cụ thể hơn. Ông đề nghị áp dụng Luật Magnitsky đối với những kẻ vi phạm tự do tôn giáo. Ông khẳng định:
“Cần phải có những biện pháp chế tài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần lập danh sách các quan chức ở địa phương cũng như một số chức sắc của các tôn giáo mà lại cấu kết chính quyền đàn áp những người đồng đạo của mình, vào danh sách cấm xuất cảnh vào Mỹ, cả vợ con của họ.”
Đạo luật Magnitsky được áp dụng trên quy mô toàn cầu hồi năm 2016, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những quan chức vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản và cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Ông Lê Quang Hiển, Phó trưởng ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, và là Tổng Thư ký Hội đồng Liên Tôn Việt Nam khẳng định:
“Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã có những thỉnh nguyện thư gửi cho Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ và kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách những nước quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) tại vì ở Việt Nam này vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề rất xa xỉ.”
Ông Hiển cho rằng việc thực hành tự do tôn giáo đối với các tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý trong năm 2023 khó khăn hơn năm trước đó. Ông dẫn chứng:
Mấy năm trước 2022 và 2021, họ cho chúng tôi dựng lễ đài, an vị chân dung Đức Huỳnh Giáo chủ tại lễ đài nhưng không cho dự. Nhưng cuối năm 2023, họ hoàn toàn cấm không cho dựng lễ đài luôn, phong tỏa trụ sở của Giáo hội Trung ương tại huyện Chợ Mới, không cho trị sự viên đến để dự lễ đài hay là treo băng rôn treo cờ đạo để chào mừng đại lễ.”
Ông cho biết tình trạng đàn áp xảy ra tương tự với các nhóm tôn giáo độc lập khác như Cao Đài Chơn truyền, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và các nhóm Tin Lành độc lập… Đó là những nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận, hay không muốn đăng ký với cơ quan nhà nước, như quy định của Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng.
Tăng cường đàn áp sau vụ 11/6
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc đến sự kiện ngày 11/6/2023 khi một nhóm người Thượng đã tấn công vũ trang vào hai cơ quan chính phủ ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm 9 người thiệt mạng. Nhà chức trách mô tả và điều tra vụ việc như một vụ tấn công khủng bố.
Theo đó, các nhân viên an ninh được cho là đã thẩm vấn và đe dọa các thành viên gia đình của lãnh đạo tổ chức phi chính phủ làm về quyền của người Thượng ở Tây Nguyên, buộc họ thừa nhận các thành viên gia đình có liên quan đến vụ tấn công.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội Thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo độc lập, cho hay sau sự kiện 11/6 chính quyền gia tăng đàn áp đối với các nhóm tôn giáo độc lập ở khu vực Tây Nguyên, đưa người đến ngăn cản các các buổi hành lễ của các tín đồ, và cấm họ đi lại khiến họ không thể cầu nguyện tập thể. Ông nói thêm:
“Việc đàn áp từ chính quyền Việt Nam rất là trầm trọng, chính quyền cấm đoán không cho anh em tụ tập để thờ phượng Chúa, bắt anh em phải từ bỏ niềm tin tôn giáo riêng của mình, bắt anh em phải gia nhập Hội Thánh Tin Lành miền Nam Việt Nam. Ba vấn đề đó liên tục xảy ra trong năm.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Phúc trình tự do tôn giáo năm 2023 của Hoa Kỳ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo và không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Tháng 5/2023, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế 2023 của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và Phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. (RFA)