Toà án Hình sự Bangkok, Thái Lan ngày 01/8 bắt đầu phiên xử dẫn độ đối với nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh Bdap trong lúc nhiều tổ chức quốc tế lo ngại về đàn áp mà ông đối mặt nếu bị trục xuất về nước.
Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 về cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau nhiều năm xin tị nạn và chờ được định cư ở một nước thứ ba. Nhà chức trách Thái Lan bắt giữ ông theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
Phiên xử hôm 1/8 là phiên điều trần do hai nhân chứng có mặt trong vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap: một nhân chứng của Bộ Ngoại giao Thái Lan và người kia là cảnh sát tham gia bắt giữ.
Theo phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Bangkok, luật sư bào chữa Nadthasiri Bergman nói các quan chức Việt Nam đã yêu cầu không đưa bị cáo Y Quynh Bdap đến phòng xử án mà tham gia phiên toà qua truyền hình từ Trại giam Remand với lý do lo ngại về an ninh.
Vẫn theo luật sư, phiên xử không công bằng đối với Y Quynh Bdap vì ông không thể gặp trực tiếp người bào chữa cho mình.
“Thật khó để hỏi và phiên dịch qua truyền hình,” luật sư nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về về hình thức xử án sau khi phiên toà kết thúc.
“Việc không thể gặp luật sư tại phòng xử án cũng gây bất lợi cho anh ta.”
Tòa án đã lên lịch lại một phiên điều trần khác vào sáng ngày 02/8 với sự có mặt của bị cáo tại tòa. Một phiên điều trần khác đã được lên lịch vào ngày 19/8, với sự tham gia của bốn nhân chứng mà bị cáo đưa ra.
Ông Y Quynh Bdap đã chạy sang tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018 và được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Ông phủ nhận cáo buộc tham gia vào vụ bạo động ở huyện Cư Kuin vào sáng sớm 11/6/2023.
Luật sư bào chữa cho biết tiếp:
“Chúng tôi lạc quan rằng Luật chống cưỡng bức mất tích (của Thái Lan- PV) sẽ được xem xét, theo đó bị cáo sẽ không bị đưa trở lại con đường nguy hiểm.”
Bình luận với RFA ngay sau phiên xử, bà Pornpen Khongkachonkiet, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Cross Cultural Foundation cho rằng nhà hoạt động nhân quyền người Thượng có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
“Phiên tòa phải minh bạch. Nhưng hôm nay ông ấy không có mặt tại phòng xử án để xem các nhân chứng và bằng chứng,” bà nói với RFA, đồng thời nói thêm rằng ông không nên bị xiềng xích như đã thấy vào phiên toà bị hoãn cuối tháng trước.
Một số nhân viên của Đại Sứ quán Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế đã quan sát phiên điều trần hôm thứ Năm 1/8 với sự hiện diện của các quan chức an ninh và nhân chứng Việt Nam.
Phiên toà hôm nay là phiên đầu tiên trong hai phiên xử về dẫn độ đã được lên lịch, phiên thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 19/8. Luật sư cho biết vẫn chưa rõ khi nào tòa án có thể đưa ra phán quyết, nhưng ông Y Quynh Bdap sẽ đấu tranh thông qua các thủ tục tố tụng của tòa án hai cấp.
Ông cũng sẽ phải ra tòa vào ngày 5/8 vì cáo buộc liên quan đến nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan và lưu trú quá hạn.
Vào tháng 1, Việt Nam đã tuyên án Y Quynh Bdap vắng mặt với mức án 10 năm tù vì tội khủng bố, cáo buộc ông có liên quan đến các cuộc tấn công vào hai trụ sở cơ quan công quyền tại tỉnh Đắk Lắk khiến chín người thiệt mạng trong sáng sớm ngày 11/6/2023.
Thái Lan và Việt Nam không có hiệp ước dẫn độ nhưng có hợp tác qua lại trong việc đàn áp xuyên biên giới những người bất đồng chính kiến, một số tổ chức nhân quyền cho biết.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York đã cáo buộc Thái Lan thực hiện trao đổi những người bất đồng chính kiến tương ứng, bất chấp các chuẩn mực quốc tế.
Thậm chí Thái Lan đã ba lần tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Nỗ lực gần đây nhất là cho nhiệm kỳ 2025-2027, với cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 10 năm nay.
Trong khi đó, tại Việt Nam, hơn 160 người bị giam giữ trong các nhà tù Việt Nam vì chỉ trích chính phủ, nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động vì môi trường và thiếu tự do báo chí, theo HRW.
Sau khi ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, nhiều tổ chức và cá nhân đồng loạt lên tiếng kêu gọi Chính phủ Thái Lan trả tự do cho ông và không trục xuất ông về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, nơi ông sẽ chịu tra tấn và tù đày dài hạn.
Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, HRW, Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS)… đều thúc giục Thái Lan tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền và không gửi trả ông về Việt Nam.
CIVICUS thậm chí còn đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát trong tháng 7 vì các vi phạm nhân quyền, trong đó có việc bắt giữ Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Việt Nam mà tổ chức nhân quyền này cho rằng Thái Lan tham gia đàn áp xuyên biên giới.
Sau khi gửi thư thúc giục Đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok vận động Chính phủ Thái Lan, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Michelle Steel và ba đồng nghiệp khác là Chris Smith, John Moolenaar, và Luis Correa ngày 26/7 đã gửi thư trực tiếp cho Thủ tướng Thái Lan với đề nghị ông trả tự do cho Y Quynh Bdap và cho phép ông cùng gia đình được đi định cư ở nước thứ ba.
Bày tỏ sự quan ngại việc trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam sẽ mở đường cho các vụ dẫn độ người hoạt động khác đang tị nạn tại Thái Lan, bốn dân biểu đề nghị Chính phủ Thái Lan phối hợp với Cao uỷ LHQ về người tị nạn và Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok để bảo đảm rằng không một người tị nạn Việt Nam nào ở Thái Lan bị trả về Việt Nam, nơi họ sẽ đối mặt với sự đàn áp. (RFA)
August 2, 2024
Toà án Bangkok xét xử trực tuyến nhà hoạt động Y Quynh Bdap
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Y Quynh Bdap (Fb)
Toà án Hình sự Bangkok, Thái Lan ngày 01/8 bắt đầu phiên xử dẫn độ đối với nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh Bdap trong lúc nhiều tổ chức quốc tế lo ngại về đàn áp mà ông đối mặt nếu bị trục xuất về nước.
Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 về cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau nhiều năm xin tị nạn và chờ được định cư ở một nước thứ ba. Nhà chức trách Thái Lan bắt giữ ông theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
Phiên xử hôm 1/8 là phiên điều trần do hai nhân chứng có mặt trong vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap: một nhân chứng của Bộ Ngoại giao Thái Lan và người kia là cảnh sát tham gia bắt giữ.
Theo phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Bangkok, luật sư bào chữa Nadthasiri Bergman nói các quan chức Việt Nam đã yêu cầu không đưa bị cáo Y Quynh Bdap đến phòng xử án mà tham gia phiên toà qua truyền hình từ Trại giam Remand với lý do lo ngại về an ninh.
Vẫn theo luật sư, phiên xử không công bằng đối với Y Quynh Bdap vì ông không thể gặp trực tiếp người bào chữa cho mình.
“Thật khó để hỏi và phiên dịch qua truyền hình,” luật sư nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về về hình thức xử án sau khi phiên toà kết thúc.
“Việc không thể gặp luật sư tại phòng xử án cũng gây bất lợi cho anh ta.”
Tòa án đã lên lịch lại một phiên điều trần khác vào sáng ngày 02/8 với sự có mặt của bị cáo tại tòa. Một phiên điều trần khác đã được lên lịch vào ngày 19/8, với sự tham gia của bốn nhân chứng mà bị cáo đưa ra.
Ông Y Quynh Bdap đã chạy sang tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018 và được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Ông phủ nhận cáo buộc tham gia vào vụ bạo động ở huyện Cư Kuin vào sáng sớm 11/6/2023.
Luật sư bào chữa cho biết tiếp:
“Chúng tôi lạc quan rằng Luật chống cưỡng bức mất tích (của Thái Lan- PV) sẽ được xem xét, theo đó bị cáo sẽ không bị đưa trở lại con đường nguy hiểm.”
Bình luận với RFA ngay sau phiên xử, bà Pornpen Khongkachonkiet, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Cross Cultural Foundation cho rằng nhà hoạt động nhân quyền người Thượng có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
“Phiên tòa phải minh bạch. Nhưng hôm nay ông ấy không có mặt tại phòng xử án để xem các nhân chứng và bằng chứng,” bà nói với RFA, đồng thời nói thêm rằng ông không nên bị xiềng xích như đã thấy vào phiên toà bị hoãn cuối tháng trước.
Một số nhân viên của Đại Sứ quán Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế đã quan sát phiên điều trần hôm thứ Năm 1/8 với sự hiện diện của các quan chức an ninh và nhân chứng Việt Nam.
Phiên toà hôm nay là phiên đầu tiên trong hai phiên xử về dẫn độ đã được lên lịch, phiên thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 19/8. Luật sư cho biết vẫn chưa rõ khi nào tòa án có thể đưa ra phán quyết, nhưng ông Y Quynh Bdap sẽ đấu tranh thông qua các thủ tục tố tụng của tòa án hai cấp.
Ông cũng sẽ phải ra tòa vào ngày 5/8 vì cáo buộc liên quan đến nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan và lưu trú quá hạn.
Vào tháng 1, Việt Nam đã tuyên án Y Quynh Bdap vắng mặt với mức án 10 năm tù vì tội khủng bố, cáo buộc ông có liên quan đến các cuộc tấn công vào hai trụ sở cơ quan công quyền tại tỉnh Đắk Lắk khiến chín người thiệt mạng trong sáng sớm ngày 11/6/2023.
Thái Lan và Việt Nam không có hiệp ước dẫn độ nhưng có hợp tác qua lại trong việc đàn áp xuyên biên giới những người bất đồng chính kiến, một số tổ chức nhân quyền cho biết.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York đã cáo buộc Thái Lan thực hiện trao đổi những người bất đồng chính kiến tương ứng, bất chấp các chuẩn mực quốc tế.
Thậm chí Thái Lan đã ba lần tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Nỗ lực gần đây nhất là cho nhiệm kỳ 2025-2027, với cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 10 năm nay.
Trong khi đó, tại Việt Nam, hơn 160 người bị giam giữ trong các nhà tù Việt Nam vì chỉ trích chính phủ, nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động vì môi trường và thiếu tự do báo chí, theo HRW.
Sau khi ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, nhiều tổ chức và cá nhân đồng loạt lên tiếng kêu gọi Chính phủ Thái Lan trả tự do cho ông và không trục xuất ông về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, nơi ông sẽ chịu tra tấn và tù đày dài hạn.
Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, HRW, Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS)… đều thúc giục Thái Lan tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền và không gửi trả ông về Việt Nam.
CIVICUS thậm chí còn đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát trong tháng 7 vì các vi phạm nhân quyền, trong đó có việc bắt giữ Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Việt Nam mà tổ chức nhân quyền này cho rằng Thái Lan tham gia đàn áp xuyên biên giới.
Sau khi gửi thư thúc giục Đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok vận động Chính phủ Thái Lan, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Michelle Steel và ba đồng nghiệp khác là Chris Smith, John Moolenaar, và Luis Correa ngày 26/7 đã gửi thư trực tiếp cho Thủ tướng Thái Lan với đề nghị ông trả tự do cho Y Quynh Bdap và cho phép ông cùng gia đình được đi định cư ở nước thứ ba.
Bày tỏ sự quan ngại việc trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam sẽ mở đường cho các vụ dẫn độ người hoạt động khác đang tị nạn tại Thái Lan, bốn dân biểu đề nghị Chính phủ Thái Lan phối hợp với Cao uỷ LHQ về người tị nạn và Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok để bảo đảm rằng không một người tị nạn Việt Nam nào ở Thái Lan bị trả về Việt Nam, nơi họ sẽ đối mặt với sự đàn áp. (RFA)