Chín nhà sư và phật tử người Khmer Krom vừa bị tòa án ở tỉnh Vĩnh Long vào ngày 26/11 tuyên án tù với các cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, và bắt giữ người trái pháp luật trong một vụ án được các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm và bày tỏ quan ngại vì cho rằng đây là một vụ đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Krom.
Báo Vĩnh Long, cơ quan ngôn luận của chính quyền tỉnh Vĩnh Long, vào cùng ngày cho biết, phiên xử diễn ra trong vòng một ngày và Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tuyên án hai nhà sư Thạch Chanh Đa Ra (34 tuổi) và Dương Khải (30 tuổi) các mức án tù là sáu năm và năm năm chín tháng tù về hai tội bao gồm: lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân; và tội bắt, giữ người trái pháp luật.
Ba nhà sư khác là Thạch Quí Lầy (38 tuổi), Kim Sa Rương (37 tuổi), Thạch Chóp (21 tuổi) cùng ba phật tử là Thạch Nha (27 tuổi), Kim Khu (65 tuổi), Thạch Ve Sanal (37 tuổi) nhận mức án từ hai năm tù đến hai năm sáu tháng tù với tội danh bắt, giữ người trái pháp luật.
Phật tử Kim Khiêm (46 tuổi) bị tuyên án ba năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Truyền thông Nhà nước cho biết những nhà sư và phật tử người Khmer Krom từ năm 2020 đã “tiến hành khởi công, xây dựng công trình trái pháp luật trên phần đất trồng lúa thuộc quyền sử dụng của bà Thạch Thị Ôi (ngụ ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) mà không được sự đồng ý của bà Ôi.”
Vụ việc được TAND huyện Tam Bình xét xử và tòa bắt những người này phải trả lại phần đất trên cho bà Ôi, theo báo Nhà nước.
Những nhà sư và phật tử Khmer Krom cho RFA biết đây là phần đất hiến tặng của bà Thạch Thị Xà Bách để xây giảng đường, tuy nhiên chính quyền địa phương lại xác định đây là đất của bà Thạch Thị Ôi (em gái bà Bách).
Sự việc lên đỉnh điểm vào tháng 10/2022 khi Tòa án Nhân dân huyện Tam Bình đến thi hành bản án tại công trình xây dựng bất chấp phản đối của phật tử Kim Khiêm và những người ở đây. Tranh chấp vẫn tiếp tục trong năm 2023.
Không những thế, chính quyền địa phương còn cáo buộc ông Kim Khiêm “tổ chức và mời Thạch Chanh Đa Ra đến dự với tư cách là Sư cả chùa Đại Thọ, thường xuyên sinh hoạt tôn giáo trái phép tại công trình này”.
Báo Nhà nước dẫn cáo trạng trước tòa nêu vụ việc xảy ra vào ngày 22/11/2023 khi UBND huyện Tam Bình cử tổ công tác đến giải quyết sự việc tại chùa Đại Thọ ở xã Loan Mỹ nhưng bị những người trong chùa khóa cổng. Sư Thạch Chanh Đa Ra bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo khống chế các thành viên trong tổ công tác, hành hung gây thương tích. Đồng thời đưa các thành viên trong tổ công tác vào chánh điện, khóa cửa, canh giữ không cho ra ngoài.
Trong khi đó, các phật tử và sư ở chùa cho RFA biết, đoàn công tác đã tự ý đi vào chùa để “làm việc” mà không xin phép hay thông báo như nội quy chùa đã quy định.
Một đoạn video hơn 10 phút mà người dân địa phương cung cấp quay lại thời điểm xảy ra sự việc cho thấy các sư sãi mặc áo tu theo hệ phái Nam tông cầm gậy gộc bảo vệ phía trong sân chùa, phía bên ngoài khoảng hơn 20 người mặc thường phục đe doạ, chửi bới, đạp cửa chùa.
Cáo trạng cho rằng, sau khi kết thúc sự việc, vào chiều cùng ngày, sư Thạch Chanh Đa Ra đã “quay video clip, phát trực tiếp nói chuyện cùng Kim Khiêm và Dương Khải trên trang Facebook về sự việc này. Trong video clip, Kim Khiêm, Dương Khải đã có những lời nói không đúng sự thật, vu khống cán bộ đánh sư, chính quyền đàn áp tôn giáo.”
Vào tháng 3 năm nay, Công an tỉnh Vĩnh Long đã bắt giữ các nhà sư và phật tử Khmer Krom liên quan vụ việc này.
Ngay trước khi phiên tòa diễn ra, vào ngày 19/11, Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà sư và phật tử Khmer Krom. Thông cáo cho biết những người bị bắt và bị đưa ra xét xử là những nhà hoạt động Khmer Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.
Thông cáo cũng cho biết chín người này đã không được tiếp cận hỗ trợ pháp lý hoặc quyền được bảo vệ đầy đủ trong suốt quá trình tạm giam.
Khoảng 1,3 triệu người Khmer Krom hiện đang sống ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Cộng đồng người Khmer Krom thường lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp họ về quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và các quyền của người bản ngữ. Chính phủ Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này.
November 27, 2024
Tòa Vĩnh Long kết án tù các nhà sư và phật tử người Khmer Krom
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Chín nhà sư và phật tử người Khmer Krom vừa bị tòa án ở tỉnh Vĩnh Long vào ngày 26/11 tuyên án tù với các cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, và bắt giữ người trái pháp luật trong một vụ án được các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm và bày tỏ quan ngại vì cho rằng đây là một vụ đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Krom.
Báo Vĩnh Long, cơ quan ngôn luận của chính quyền tỉnh Vĩnh Long, vào cùng ngày cho biết, phiên xử diễn ra trong vòng một ngày và Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tuyên án hai nhà sư Thạch Chanh Đa Ra (34 tuổi) và Dương Khải (30 tuổi) các mức án tù là sáu năm và năm năm chín tháng tù về hai tội bao gồm: lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân; và tội bắt, giữ người trái pháp luật.
Ba nhà sư khác là Thạch Quí Lầy (38 tuổi), Kim Sa Rương (37 tuổi), Thạch Chóp (21 tuổi) cùng ba phật tử là Thạch Nha (27 tuổi), Kim Khu (65 tuổi), Thạch Ve Sanal (37 tuổi) nhận mức án từ hai năm tù đến hai năm sáu tháng tù với tội danh bắt, giữ người trái pháp luật.
Phật tử Kim Khiêm (46 tuổi) bị tuyên án ba năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Truyền thông Nhà nước cho biết những nhà sư và phật tử người Khmer Krom từ năm 2020 đã “tiến hành khởi công, xây dựng công trình trái pháp luật trên phần đất trồng lúa thuộc quyền sử dụng của bà Thạch Thị Ôi (ngụ ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) mà không được sự đồng ý của bà Ôi.”
Vụ việc được TAND huyện Tam Bình xét xử và tòa bắt những người này phải trả lại phần đất trên cho bà Ôi, theo báo Nhà nước.
Những nhà sư và phật tử Khmer Krom cho RFA biết đây là phần đất hiến tặng của bà Thạch Thị Xà Bách để xây giảng đường, tuy nhiên chính quyền địa phương lại xác định đây là đất của bà Thạch Thị Ôi (em gái bà Bách).
Sự việc lên đỉnh điểm vào tháng 10/2022 khi Tòa án Nhân dân huyện Tam Bình đến thi hành bản án tại công trình xây dựng bất chấp phản đối của phật tử Kim Khiêm và những người ở đây. Tranh chấp vẫn tiếp tục trong năm 2023.
Không những thế, chính quyền địa phương còn cáo buộc ông Kim Khiêm “tổ chức và mời Thạch Chanh Đa Ra đến dự với tư cách là Sư cả chùa Đại Thọ, thường xuyên sinh hoạt tôn giáo trái phép tại công trình này”.
Báo Nhà nước dẫn cáo trạng trước tòa nêu vụ việc xảy ra vào ngày 22/11/2023 khi UBND huyện Tam Bình cử tổ công tác đến giải quyết sự việc tại chùa Đại Thọ ở xã Loan Mỹ nhưng bị những người trong chùa khóa cổng. Sư Thạch Chanh Đa Ra bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo khống chế các thành viên trong tổ công tác, hành hung gây thương tích. Đồng thời đưa các thành viên trong tổ công tác vào chánh điện, khóa cửa, canh giữ không cho ra ngoài.
Trong khi đó, các phật tử và sư ở chùa cho RFA biết, đoàn công tác đã tự ý đi vào chùa để “làm việc” mà không xin phép hay thông báo như nội quy chùa đã quy định.
Một đoạn video hơn 10 phút mà người dân địa phương cung cấp quay lại thời điểm xảy ra sự việc cho thấy các sư sãi mặc áo tu theo hệ phái Nam tông cầm gậy gộc bảo vệ phía trong sân chùa, phía bên ngoài khoảng hơn 20 người mặc thường phục đe doạ, chửi bới, đạp cửa chùa.
Cáo trạng cho rằng, sau khi kết thúc sự việc, vào chiều cùng ngày, sư Thạch Chanh Đa Ra đã “quay video clip, phát trực tiếp nói chuyện cùng Kim Khiêm và Dương Khải trên trang Facebook về sự việc này. Trong video clip, Kim Khiêm, Dương Khải đã có những lời nói không đúng sự thật, vu khống cán bộ đánh sư, chính quyền đàn áp tôn giáo.”
Vào tháng 3 năm nay, Công an tỉnh Vĩnh Long đã bắt giữ các nhà sư và phật tử Khmer Krom liên quan vụ việc này.
Ngay trước khi phiên tòa diễn ra, vào ngày 19/11, Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà sư và phật tử Khmer Krom. Thông cáo cho biết những người bị bắt và bị đưa ra xét xử là những nhà hoạt động Khmer Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.
Thông cáo cũng cho biết chín người này đã không được tiếp cận hỗ trợ pháp lý hoặc quyền được bảo vệ đầy đủ trong suốt quá trình tạm giam.
Khoảng 1,3 triệu người Khmer Krom hiện đang sống ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Cộng đồng người Khmer Krom thường lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp họ về quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và các quyền của người bản ngữ. Chính phủ Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này.