Người dân Hà Tĩnh bao quanh sư Minh Tuệ vào ngày 17/5/2024, đến đầu tháng 6, đoàn bộ hành của ông bị đàn áp và giải tán ở Huế (AFP)
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định có đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) hay không trong hai tuần nữa, quốc gia nào có trong danh sách này có khả năng bị Mỹ hạn chế thương mại hoặc viện trợ nước ngoài.
Tuần trước, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã chính thức khuyến nghị Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC, sau hai năm liên tiếp bị đưa vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt (Special Watch List- SWL) nhưng không cải thiện việc đàn áp tự do tôn giáo.
Ngày 16/12, tổ chức Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) kêu gọi toàn thể người Mỹ gốc Việt vận động giới chức địa phương và liên bang thúc giục Bộ Ngoại giao đưa ra quyết định đúng đắn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của BPSOS cho biết đây là thời điểm quan trọng để người gốc Việt ở Hoa Kỳ đồng loạt lên tiếng yểm trợ khuyến nghị này. Ông nói với RFA qua điện thoại hôm 19/12:
“Tôi kỳ vọng rất lớn (ở lần này), vì theo luật của Mỹ, một quốc gia mấp mé Các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt phải đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt.
Việt Nam đã vào danh sách Theo dõi Đặc biệt năm ngoái và năm nay (2023 và 2024), và theo luật nếu như một năm ở trong Danh sách Theo dõi đặc biệt mà không cải thiện thì sẽ bị đưa xuống CPC.”
Theo ông Thắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã đặc miễn cho Việt Nam một lần và nếu không có sự quan tâm của Quốc hội Mỹ thì ông Biden có thể tiếp tục tạm tha cho quốc gia độc đảng thêm lần này nữa.
Một quốc gia bị xếp vào danh sách CPC có thể lãnh nhận những hậu quả khác nhau, từ nhẹ như dừng trao đổi văn hóa hay gửi thư lên án, đến nặng hơn như Chính phủ Mỹ không được viện trợ cho nước đó (trừ các viện trợ nhân đạo) hay yêu cầu các định chế tài chính quốc tế không được cho nước trong CPC vay tiền.
Cũng theo Chủ tịch BPSOS, chính các thủ phạm là quan chức vi phạm tự do tôn giáo và gia đình họ cũng có thể bị chế tài, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ.
Ông Y Phic Hdok, đồng sáng lập viên tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) cho biết tổ chức của ông thu thập các vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với các nhóm Tin Lành không đăng ký ở Tây Nguyên và gửi cho nhiều dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, đề nghị họ viết thư cho Ngoại trưởng Antony Bliken.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USCIRF với đề nghị bình luận về lời kêu gọi đưa Việt Nam vào CPC, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Chúng tôi cũng gửi email cho Bộ trưởng Ngoại giao được đề cử Marco Rubio để hỏi quan điểm của ông về vấn đề này tuy nhiên chưa nhận được trả lời. (RFA)
December 24, 2024
Việt Nam trên bờ vực vào Danh sách các Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) của Mỹ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Người dân Hà Tĩnh bao quanh sư Minh Tuệ vào ngày 17/5/2024, đến đầu tháng 6, đoàn bộ hành của ông bị đàn áp và giải tán ở Huế (AFP)
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định có đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) hay không trong hai tuần nữa, quốc gia nào có trong danh sách này có khả năng bị Mỹ hạn chế thương mại hoặc viện trợ nước ngoài.
Tuần trước, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã chính thức khuyến nghị Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC, sau hai năm liên tiếp bị đưa vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt (Special Watch List- SWL) nhưng không cải thiện việc đàn áp tự do tôn giáo.
Ngày 16/12, tổ chức Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) kêu gọi toàn thể người Mỹ gốc Việt vận động giới chức địa phương và liên bang thúc giục Bộ Ngoại giao đưa ra quyết định đúng đắn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của BPSOS cho biết đây là thời điểm quan trọng để người gốc Việt ở Hoa Kỳ đồng loạt lên tiếng yểm trợ khuyến nghị này. Ông nói với RFA qua điện thoại hôm 19/12:
“Tôi kỳ vọng rất lớn (ở lần này), vì theo luật của Mỹ, một quốc gia mấp mé Các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt phải đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt.
Việt Nam đã vào danh sách Theo dõi Đặc biệt năm ngoái và năm nay (2023 và 2024), và theo luật nếu như một năm ở trong Danh sách Theo dõi đặc biệt mà không cải thiện thì sẽ bị đưa xuống CPC.”
Theo ông Thắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã đặc miễn cho Việt Nam một lần và nếu không có sự quan tâm của Quốc hội Mỹ thì ông Biden có thể tiếp tục tạm tha cho quốc gia độc đảng thêm lần này nữa.
Một quốc gia bị xếp vào danh sách CPC có thể lãnh nhận những hậu quả khác nhau, từ nhẹ như dừng trao đổi văn hóa hay gửi thư lên án, đến nặng hơn như Chính phủ Mỹ không được viện trợ cho nước đó (trừ các viện trợ nhân đạo) hay yêu cầu các định chế tài chính quốc tế không được cho nước trong CPC vay tiền.
Cũng theo Chủ tịch BPSOS, chính các thủ phạm là quan chức vi phạm tự do tôn giáo và gia đình họ cũng có thể bị chế tài, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ.
Ông Y Phic Hdok, đồng sáng lập viên tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) cho biết tổ chức của ông thu thập các vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với các nhóm Tin Lành không đăng ký ở Tây Nguyên và gửi cho nhiều dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, đề nghị họ viết thư cho Ngoại trưởng Antony Bliken.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USCIRF với đề nghị bình luận về lời kêu gọi đưa Việt Nam vào CPC, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Chúng tôi cũng gửi email cho Bộ trưởng Ngoại giao được đề cử Marco Rubio để hỏi quan điểm của ông về vấn đề này tuy nhiên chưa nhận được trả lời. (RFA)