Tuyên bố của Đại diện Cấp cao Catherine Ashton, thay mặt cho Liên minh châu Âu nhân dịp Ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3 tháng 5 năm 2014

EU

EU kêu gọi tất cả các chính phủ tuân thủ các quy tắc quốc tế và chấm dứt dọa nạt, sách nhiễu, kiểm soát và giam dữ tùy tiện các nhà báo và việc không bị trừng phạt. Các nỗ lực bảo vệ nhà báo không chỉ nên giới hạn đối với những người chính thức được công nhận là như vậy mà còn nên bao gồm nhân viên hỗ trợ và những người khác sử dụng truyền thông để tiếp cận công chúng.

EU | 3/5/2014

Nhân kỉ niệm lần thứ 21 Ngày Tự do Báo chí Thế giới, EU nhắc lại rằng một nền truyền thông tự do, đa dạng và độc lập góp phần xây nên nền tảng của một xã hội dân chủ bằng cách tạo điều kiện cho do dòng chảy tự do của thông tin và ý tưởng và bằng cách đảm bảo minh bạch và trách nhiệm giải trình.

EU kêu gọi tất cả các chính phủ tuân thủ các quy tắc quốc tế và chấm dứt dọa nạt, sách nhiễu, kiểm soát và giam dữ tùy tiện các nhà báo và việc không bị trừng phạt. Các nỗ lực bảo vệ nhà báo không chỉ nên giới hạn đối với những người chính thức được công nhận là như vậy mà còn nên bao gồm nhân viên hỗ trợ và những người khác sử dụng truyền thông để tiếp cận công chúng.

Đổi mới công nghệ trong công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra các phương thức mới để thúc đẩy tự do biểu đạt nhưng cũng mang lại các thách thức mới. EU phản đối mạnh mẽ mọi hạn chế vô lý trên internet và các phương tiện truyền thông mới. Mọi quyền con người tồn tại ngoại tuyến phải được bảo vệ trực tuyến, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và biểu đạt.

EU sẽ sớm thông qua Hướng dẫn của EU về Tự do Biểu đạt Trực tuyến và Ngoại tuyến. Mục đích của hướng dẫn này là giải quyết các hạn chế phi lý về tự do biểu đạt, thúc đẩy tự do truyền thông và cung cấp hướng dẫn quý báu cho các viên chức và nhân viên của EU trên toàn cầu.

Xem toàn bộ văn bản ở đây:
Tuyên bố của Đại diện Cấp cao Catherine Ashton, thay mặt cho Liên minh châu Âu nhân dịp Ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3 tháng 5 năm 2014