Trình tự Xét xử công minh (2) – Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa – Chương 1: Quyền tự do

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

Mỗi người đều có quyền tự do cá nhân. Quá trình bắt hoặc giam giữ chỉ xảy ra nếu việc này được thực hiện vì những nguyên nhân được quy định bởi pháp luật và không là sự tùy tiện. Bắt và giam giữ phải được thực hiện theo một quy trình được quy định trong luật và bởi những người mà luật cho phép.

Quyền tự do

Khi nào sự bắt giữ, giam giữ là đúng luật pháp?

Khi nào sự bắt giữ, giam giữ là tùy tiện?

Ai là người có quyền tước đoạt sự tự do của một con người?

1.1 Quyền tự do

Mỗi người đều có quyền tự do cá nhân.

Con người chỉ có thể bị tước đoạt quyền tự do một cách hợp pháp chỉ trong một số trường hợp nhất định. Chuẩn mực quyền con người quốc tế đưa ra những biện pháp bảo vệ nhất định để đảm bảo rằng những cá nhân không bị tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện hoặc không đúng luật, và bảo vệ các cá nhân bị giam giữ khỏi các sự lạm dụng theo các phương cách khác. Một số chuẩn mực được áp dụng cho tất cả những người bị tước đoạt tự do, số khác chỉ được áp dụng cho những người bị giam giữ vì có liên quan đến cáo buộc hình sự, và số khác thì được áp dụng cho một nhóm người cụ thể, ví dụ người nước ngoài hoặc trẻ em. Mặc dù Quy trình Xét xử Công minh có đề cập đến nhiều quyền mà chúng được áp dụng cho tất cả mọi người bị tước đoạt tự do, nó tập trung vào những quyền được áp dụng cho những người bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc với những tội danh hình sự.

Nguyên tắc chung là người bị bắt vì bị nghi ngờ thực hiện các tội hình sự không nên bị giam giữ trước phiên tòa. (Xem phần 3 Chương 5: Điều kiện được tự do trước phiên tòa)

1.2 Khi nào sự bắt giữ, giam giữ là đúng luật pháp?

Một cá nhân chỉ có thể bị tước đoạt tự do theo quy định của luật pháp và theo một trình tự được thiết lập bởi luật.

Những luật của một quốc gia cho phép bắt giữ và giam giữ, và những luật quy định quy trình bắt giữ và giam giữ phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

Tuyên bố phổ quát, Chương 3 ”Ai cũng có quyền sống, tự do và sự an toàn của một con người.”

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Điều 9: “Ai cũng có quyền tự do và sự an toàn của một con người. Không một ai có thể là mục tiêu của sự bắt giữ, giam giữ tùy tiện. Không một ai có thể bị tước đoạt quyền tự do ngoại trừ trong những trường hợp được quy định trong luật pháp, và theo trình tự được quy định bởi luật pháp”. (Xem Phần 1 Mục 1 Chương 18: Nguyên tắc của tư pháp, và Chương 11: Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án).

Những ví dụ về sự bắt giữ và giam giữ không tuân thủ luật pháp quốc gia bao gồm việc bắt giữ về những cáo buộc mà luật pháp không cho phép tiến hành bắt giữ, bắt giữ không có lệnh bắt trong những trường hợp lệnh bắt là cần thiết theo luật, và giam giữ cá nhân vượt quá thời gian quy định trong luật của quốc gia.

Việc bắt giữ và giam giữ không được dựa trên những phân biệt. Chính sách và quy trình cho phép bắt giữ dựa trên phân biệt chủng tộc và màu da, và các vấn đề khác, nên bị cấm.

Công ước Châu Âu quy định những trường hợp mà công dân có thể bị tước quyền tự do bởi các nước thành viên của Công ước. Danh sách tại Điều 5 là đầy đủ và được giải thích cặn kẽ để bảo vệ quyền tự do.

Theo Công ước Châu Âu, sự bắt giữ hợp pháp là việc đưa một người đến một cơ quan tư pháp có thẩm quyền dựa trên sự nghi ngờ hợp lý về việc người này đã phạm pháp.

Tòa án Châu Âu quy định rằng sự nghi ngờ hợp lý cho phép bắt giữ là những sự kiện hoặc thông tin có thể làm thỏa mãn một người quan sát độc lập rằng đối tượng bị bắt có thể đã thực hiện việc mà người này bị cáo buộc.

Hơn thế nữa, sự nghi ngờ hợp lý phải liên quan đến các hành vi của tội cáo buộc tại thời điểm họ phạm phải. (Xem Chương 18 về cấm áp dụng hồi tố của pháp luật hình sự).

Khi một cá nhân bị giam giữ theo luật cho phép giam giữ, với mục đích ngăn ngừa cá nhân này phạm pháp, nhưng không tiến hành điều tra và anh ta không bị cáo buộc, thì Công ước Châu u kết luận rằng việc giam giữ vi phạm quyền tự do của người bị bắt. (Xem Chương 27 về những quyền bổ sung của trẻ em).

Công ước Châu Âu, Điều 5

“Mọi người có quyền tự do và an toàn của một con người. Không một ai có thể bị tước đoạt quyền tự do trong những trường hợp sau và tuân thủ theo một trình tự được miêu tả bởi pháp luật:

a. sự giam giữ hợp pháp một con người sau khi bị kết tội bởi một tòa án có thẩm quyền,

b. Sự bắt giữ và giam giữ hợp pháp một người vì không tuân thủ lệnh của tòa án hoặc nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật,

c. việc bắt giữ hoặc giam giữ đúng luật một người với mục đích đưa người này đến một cơ quan pháp luật theo một nghi ngờ hợp lý là đã thực hiện một cáo buộc hoặc đó là sự cần thiết nhằm ngăn chặn anh ta phạm tội hoặc chạy trốn sau khi đã phạm tội,

e. việc tạm giữ người chưa thành niên theo lệnh hợp pháp với mục đích giám sát giáo dục hoặc giam giữ hợp pháp anh ta với mục đích đưa anh ta trước cơ quan pháp luật có thẩm quyền,

(e) giam giữ hợp pháp của một người để phòng ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, người tâm thần, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy hoặc lang thang,

(f) việc bắt giữ hợp pháp hoặc giam giữ một người để ngăn chặn nhập cảnh trái phép hoặc một người là đối tượng trục xuất hoặc dẫn độ.

1.3 Khi nào thì việc bắt giữ hoặc giam giữ là tùy tiện?

Quy chuẩn quốc tế cấm bắt, giam giữ hoặc bỏ tù một cách tùy tiện.
Việc cấm này liên quan đến quyền tự do. Nó được áp dụng với việc tước đoạt tự do trong mọi trường hợp, không chỉ liên quan đến cáo buộc hình sự. Nó cũng áp dụng cho mọi hình thức tước đoạt tự do, bao gồm cả giam giữ tại nhà. (Xem tranh luận về sự khác biệt giữa việc tước đoạt tự do và hạn chế tự do đi lại trong Định nghĩa các khái niệm).

Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hợp quốc, là một nhóm các chuyên gia được giao nhiệm vụ điều tra các vụ tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện, đã coi sự tước đoạt tự do một cách tùy tiện trong các trường hợp sau: Sự bắt giữ và giam giữ không dựa trên cơ sở luật pháp là sự tùy tiện. Thêm vào đó, một sự bắt giữ hoặc giam giữ được tiến hành theo luật của một quốc gia không nên là sự tùy tiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Những thí dụ bao gồm khi luật quá mơ hồ, không phù hợp với các quyền con người khác, ví dụ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền tín ngưỡng hoặc quyền được tự do khỏi sự phân biệt. Giam giữ cũng có coi là tùy tiện nếu nó là kết quả của những vi phạm về quyền của người bị giam giữ được xét xử ở một phiên tòa công minh.

Sự mất tích bằng vũ lực và giam giữ bí mật là tùy tiện (Xem Mục 3 Chương 4 về giam giữ biệt lập và các Mục 1 của Chương 3,4,5 và 6, và Mục 2 Chương 10 về các biện pháp bảo vệ).

Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về giam giữ những người là nghi phạm thực hiện các hành vi khủng bố không dựa trên những cơ sở pháp lý và các quy trình. Cơ quan này chống lại việc giam giữ mà người bị giam giữ không được bảo vệ bởi luật pháp.

Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hợp quốc kết luận rằng việc giam giữ những cá nhân bị bắt từ nhiều nước bởi Cục Tình báo Mỹ (CIA) sau vụ khủng bố ngày 11/9/2011 ở nước Mỹ, là tùy tiện. Những cá nhân đó bị giam giữ biệt lập trong những địa điểm bí mật, họ không được xét xử hay tiếp cận với luật sư, không bị cáo buộc và người thân của họ cũng không được thông báo nơi họ bị giam giữ cũng như không được thăm viếng. (Một số họ có bị cáo buộc).

Việc đưa phụ nữ và trẻ em, những người đã trốn thoát những vụ giết người, bạo lực gia đình và các loại bạo lực khác, và buôn bán người, tại những nơi bảo vệ mà không có sự ý thức của họ và không có sự giám sát của các cơ quan pháp luật, là tùy tiện và phân biệt.

Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hợp quốc kết luận rằng việc giam giữ những cá nhân theo những điều luật hình sự hóa hoạt động tình dục đồng tính là sự giam giữ tùy tiện. Những điều luật như thế vi phạm tự do cá nhân và cuộc sống gia đình. (Xem Chương 11- Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án).

Ủy ban Nhân quyền đã làm rõ rằng thuật ngữ “tùy tiện” tại Điều 9 của ICCPR phải được giải thích một cách rộng rãi để bao gồm các yếu tố của sự không phù hợp, bất công và thiếu khả năng dự báo.

Ủy ban Liên Mỹ kết luận rằng việc bắt một viên tướng được cho là liên quan đến kế hoạch đảo chính, với quyết định của tòa án quân sự mà không có sự giải thích rõ ràng về những cáo buộc, là sự lạm dụng quyền lực.

Tòa án Châu Âu kết luận rằng việc bắt giữ và giam giữ với lý do chính trị và thương mại, hoặc gây áp lực lên một cá nhân để rút đơn khởi kiện tới tòa án, là sự giam giữ tùy tiện.

Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện đã làm rõ rằng việc giam giữ hành chính người nước ngoài trên cơ sở không tuân thủ với luật nhập cư và tị nạn không bị cấm trong luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nó có thể coi là giam giữ tùy tiện nếu nó không phải là cần thiết trong các trường hợp riêng lẻ.

Nhóm công tác cho rằng việc hình sự hóa việc nhập cư bất thường vào một quốc gia vượt quá quyền lợi của quốc gia và dẫn đến sự giam giữ không cần thiết.

Việc bắt giữ nhiều người, kể cả trong trường hợp biểu tình ôn hòa, thường là tùy tiện, theo quy chuẩn quốc tế. Giam giữ lâu dài không cáo buộc hoặc xét xử, và giam giữ những người thân của nghi can hình sự nhằm gây áp lực lên nghi can, cũng là tùy tiện.

Việc bắt giữ ban đầu có thể là đúng luật, nhưng sau đó có thể trở thành không đúng luật hoặc tùy tiện. Ví dụ, ban đầu người bị bắt theo đúng trình tự pháp luật, nhưng họ lại bị giam giữ sau khi được trả tự do theo quy định của luật pháp hoặc theo lệnh của tòa án, thì sự giam giữ ấy là tùy tiện.

Ủy ban Châu Phi và các tổ chức nhân quyền khác kết luận rằng việc giam giữ một cá nhân sau khi cá nhân này được tha bổng hay trắng án, hoặc giam giữ khi hết mức án, là sự giam giữ tùy tiện.

Trong khi đánh giá một vụ bắt giữ hay giam giữ có là tùy tiện hay ko, Tòa án Châu u, hay Tòa án Liên châu Mỹ và Ủy ban Châu Phi đã kiểm tra, sự cần thiết và sự cân xứng, cùng với những điều khác.

Một người đấu tranh nhân quyền đi tới khu vực tranh cử của phe đối lập, anh ta bị bắt giữ trong thời gian 45 phút vì bị nghi ngờ có mang theo tài liệu cổ vũ cực đoan mặc dù anh này không mang túi xách theo người. Tòa án Châu u cho rằng việc bắt giữ người này là tùy tiện.

Việc cấm bắt giữ tùy tiện là một quy phạm của luật pháp quốc tế. Nó không thể là đối tượng của các đàm phán hiệp định, và cần được tôn trọng trong mọi thời gian, kể cả thời chiến và các tình trạng khẩn cấp khác. Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện khẳng định rằng việc nghiêm cấm bắt giữ tùy tiện là một quy chuẩn đầu tiên của luật quốc tế. (Xem Định nghĩa các khái niệm, và Chương 31 về tình trạng khẩn cấp).

1.4 Ai là người được luật pháp cho phép tước đoạt sự tự do của một người?

Bắt giữ, giam giữ và cầm tù chỉ được thực thi bởi những cá nhân mà luật pháp cho phép.

Điều quy định này cấm việc thực hành ở một số nước nơi mà các cơ quan an ninh và tình báo thực hiện việc bắt giữ và giam giữ mặc dù những đơn vị này không được luật pháp cho phép.

Điều quy định này cũng có ý nghĩa là luật cần phải quy định rõ quyền mà nhà nước cho phép cá nhân và những công ty an ninh tư nhân trong việc tước đoạt sự tự do của người khác.

Khi mà nhà nước trao quyền thực thi pháp luật cho một công ty an ninh tư nhân, cả nhà nước và công ty này chịu trách nhiệm về những hành vi của các nhân viên trong công ty đó.

Điều này cũng áp dụng khi công ty an ninh tư nhân hoạt động vượt quá thẩm quyền mà nhà nước cho phép, hoặc ngược lại với quy định của nhà nước.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bắt giữ, giam giữ người hoặc tiến hành điều tra vụ việc chỉ được sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Việc sử dụng quyền này phải được giám sát bởi tòa án hoặc cơ quan chức năng khác. (Xem Chương 5 và 6).

Báo cáo viên đặc biệt về quyền con người và chống khủng bố quan ngại rằng những luật cho phép cơ quan tình báo bắt và giam giữ cá nhân cần phải được giới hạn trong những vụ việc trong đó có sự nghi ngờ hợp lý về việc cá nhân đó đã phạm pháp hoặc sẽ phạm pháp. Luật không nên cho phép cơ quan tình báo giam giữ người chỉ để khai thác thông tin. Người bị cơ quan phản gián bắt nên có quyền được xem xét việc giam giữ ấy có đúng luật pháp không.

Những người thực hiện việc bắt và các hình thức tước đoạt tự do của người khác cần phải rõ danh tính, ví dụ, phải xưng tên và số hiệu.

Công ước về thủ tiêu, Điều 17:

Những người thực hiện việc bắt giữ hoặc tước quyền tự do của người khác, cần phải được xác định rõ, thí dụ phải có biển hiệu và số hiệu rõ ràng.

Công ước về thủ tiêu – Điều 17: Không ảnh hưởng đến cam kết quốc tế của quốc gia thành viên về việc tước đoạt tự do, mỗi một quốc gia phải:

a. Thiết lập các điều kiện ban hành quyết định tước đoạt tự do,

b. Nêu rõ cơ quan nào được quyền ra quyết định tước đoạt tự do.

Cơ quan đươc trao quyền bắt giữ, giam giữ hoặc tiến hành điều tra vụ việc chỉ được thực thi những quyền mà pháp luật cho phép, và việc thực thi những quyền này phải được giám sát bởi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

(hết Chương 1)